1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi:
“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy”.
(“Thánh Gióng” - Ngữ văn 6 - tập I)
Câu 1: Truyện “Thánh Gióng” thuộc loại truyện nào?
A. Truyền thuyết
B. Cổ tích
C. Truyện ngụ ngôn
D. Truyện cười
Câu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
C. Ngôi thứ nhất số ít
Câu 3: Đoạn văn trên được kể với mục đích gì?
A. Kể về một sự kiện lạ ở đời Hùng Vương thứ sáu.
B. Kể sự vui mừng của vợ chồng ông lão.
C. Giới thiệu sự ra đời hết sức kì lạ của Thánh Gióng.
D. Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 4: Từ nào sau đây không phải là từ láy?
A. Chăm chỉ
B. Thụ thai
C. Mặt mũi
D. Cả B và C đều đúng
Câu 5: Từ nào sau đây là từ mượn?
A. Đứa trẻ
B. Thụ thai
C. Thua kém
D. Mặt mũi
Câu 6: “Phúc đức” là hiền lành, tốt bụng. Đây là sự giải thích bằng cách:
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
B. Miêu tả sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị.
C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 7: Đoạn văn trên có bao nhiêu chỉ từ?
A. 3 chỉ từ
B. 2 chỉ từ
C. 1 chỉ từ
D. không có chỉ từ nào.
Câu 8: Câu “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức” mắc lỗi gì?
A. Lăn lộn giữa các từ gần âm
B. Lặp từ
C. Dùng từ không đúng nghĩa
D. Không mắc lỗi gì.
Câu 9: Câu “Hai vợ chồng mừng lắm” có:
A. Một cụm danh từ, một cụm tính từ
B. Một cụm tính từ, một cụm động từ
C. Một cụm danh từ, một cụm động từ
Câu 10: Trong câu thơ sau, từ “xuân” nào được dùng với nghĩa chuyển?
“Mùa xuân(1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)”
(Hồ Chí Minh)
A. Xuân (1)
B. Xuân (2)
2. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Vai trò của yếu tố hoang đường trong truyện cổ.
Câu 2: Trình bày ý nghĩa của chi tiết “niêu cơm Thạch Sanh” trong truyện cổ tích Thạch Sanh?
---------------------------------
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Mỗi câu đúng được 0.5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | D | C | D | B | A | C | D | A | B |
2. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. Vai trò của yếu tố hoang đường trong truyện cổ: (3 diêm)
- Yếu tố hoang đường trong truyện cổ là những yếu tố không có trong hiện thực, chỉ có trong tưởng tượng. Tác giả dân gian đã hư cấu, sáng tạo nên với mục đích:
+ Tạo nên tính chất li kì hấp dẫn cho câu chuyện.
+ Phản ánh nhận thức thô sơ của người thời xưa về cách giải thích thế giới.
+ Những thế lực siêu nhiên, thần bí luôn đại diện cho cái thiện, chống lại cái ác, thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống: bình yên, hạnh phúc.
- Yếu tố hoang đường thể hiện được đời sống tâm tư, tình cảm phong phú, đa dạng, trí tưởng tượng, tâm hồn lãng mạn của người bình dân.
Câu 2. Ý nghĩa của chi tiết “niêu cơm Thạch Sanh”: (2 điểm)
- Tư tưởng yêu chuộng hòa bình, đoàn kết với các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Chi tiết ấy khẳng định tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc.