A. KIỂM TRA ĐỌC:
1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm)
- Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời câu hỏi nội dung kèm theo.
Đề 1: Bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn – Đoạn 2 (TV 2-Tập 2, trang 31).
Câu hỏi: Gà Rừng nghĩ ra mẹo gì để cả hai thoát nạn?
Đề 2: Bài Ai ngoan sẽ được thưởng - đoạn 1 (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 34)
Câu hỏi: Bác Hồ đi thăm những nơi nào trong trại nhi đồng?
Đề 3: Bài Quả tim khỉ - đoạn 1 (Tiếng Việt 2 Tập 2,trang 57)
Câu hỏi: Khỉ đối xử với Cá Sấu như thế nào?
Đề 4: Bài Chiếc rễ đa tròn - đoạn 1 (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 107)
Câu hỏi: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?
Đề 5: Bài Kho Báu - đoạn 2 (Tiếng Việt 2 Tập 2, trang 83)
Câu hỏi: Hai con trai người nông dân có chăm làm ruộng như cha mẹ họ không?
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu: (6 điểm)
Cây đa quê hương
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 đ – M1)
Bài văn tả cái gì?
A. Tuổi thơ của tác giả. B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.
C. Tả cây đa. D. Tả quê hương của tác giả.
Câu 2. Đúng ghi Đ, Sai ghi S (0,5 đ - M1)
Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa?
Lững thững - nặng nề □ Yên lặng - ồn ào □
Câu 3. Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5đ– M1)
Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?
Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về □ Đàn bò vàng đang gặm cỏ □
Bầu trời xanh biếc □ Muôn hoa đang đua nở □
Câu 4. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0, 5 đ–M2)
Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?
A. Cây đa gắn liền với thời thơ ấu; Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây
B. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình; Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
C. Cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây; Cành cây lớn hơn cột đình.
D. Ngọn chót vót giữa trời xanh; Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ.
Câu 5. Nối với đáp án đúng (0,5đ – M2)
Hãy tìm câu hỏi cho những từ gạch chân trong 2 câu bên dưới.
Câu 6: Đánh dấu x vào ô trống của câu trả lời đúng (0,5 đ – M2)
Câu nào nói lên sự to lớn của thân cây đa?
A. Cành cây lớn hơn cột đình. □
B. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài. □
C. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. □
D. Đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. □
Câu 7. "Ngọn chót vót giữa trời xanh" thuộc kiểu câu nào? (0,5 đ– M2)
Câu 8. Em thích câu văn nào nhất trong bài đọc trên? Vì sao? (1 đ -M3)
Câu 9. Điền dấu câu thích hợp và mỗi ô trống (0,5 đ - M3)
Một hôm □ Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ □
Câu 10. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với quê hương? (1 đ -M4)
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
1/ Chính tả nghe - viết (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết (15 phút)
Giúp bà
Hôm nay bà đau lưng, không dậy được như mọi ngày. Em trở dậy mới hiểu mọi việc còn nguyên. Em làm dần từng việc: quét nhà, cho gà, lợn ăn. Mặt trời vừa lên cao, nắng bắt đầu chói chang, em phơi quần áo, rải rơm ra sân phơi. Xong việc ngoài sân, em vào nhóm bếp, nấu cháo cho bà. Mùi rơm cháy thơm thơm. Em thấy trong lòng rộn ràng một niềm vui.
2/ Tập làm văn (6 điểm) (25 phút)
Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một người thân của em (bố, mẹ, chú hoặc dì,….) dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:
Câu hỏi gợi ý:
a) Bố (mẹ, chú, dì …..) của em tên là gì? làm nghề gì?
b) Hàng ngày, bố (mẹ, chú, dì…..) làm những việc gì?
c) Những việc ấy có ích như thế nào?
d) Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì…..) như thế nào?
Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2
A- KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm)
+ Đọc to, rõ, tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
+ Đọc ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rỏ nghĩa; đúng tiếng, từ (đọc sai không quá 5 tiếng): 1 điểm.
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
Bài 1: Gà Rừng giả chết rồi cùng chạy đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ cho Chồn vọt ra khỏi hang.
Bài 2: Bác đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa.
Bài 3: Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn. Khỉ mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó, ngày nào Khỉ cũng hái quả cho Cá Sấu ăn.
Bài 4: Bác bảo chú cần vụ cuộn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.
Bài 5: Họ ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
2- Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm)
Câu 1: C: (0,5 điểm)
Câu 2: S - Đ (0,5 điểm)
Câu 3: Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về (0,5 điểm)
Câu 4: B: (0,5 điểm)
Câu 5: a – Như thế nào? b - Để làm gì? (0,5 điểm)
Câu 6: C: (0,5 điểm)
Câu 7: Như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 8: Học sinh trả lời theo ý kiến cá nhân (1 điểm)
VD: Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Vì câu văn này làm cho em hình dung trong đầu 1 hình ảnh đẹp của những chiếc lá đa, tiếng gió vi vu, rồi còn ánh nắng xuyên qua những chiếc lá nữa.
Câu 9: Một hôm, Trâu đi ăn về thì nghe phía trước có tiếng cười đùa ầm ĩ.(0,5 điểm)
Câu 10: Bài văn nói lên sự yêu mến những nét đặc trưng của quê hương tác giả, một vùng quê yên bình, đơn sơ thông qua hình ảnh của cây đa. Một hình ảnh đặc trưng của miền quê Việt Nam (1 điểm)
B- KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1- Chính tả: (4 điểm)
+ Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điềm.
+ Viết đúng chính tả: 1 điểm. Cụ thể, nếu sai từ 1 đến 5 lỗi cho 1 điểm, nếu sai từ 6 lỗi trở lên không cho điểm.
2- Tập làm văn: (6 điểm)
+ Mở bài: 1 điểm.
+ Thân bài: 4 điểm. Trong đó
- Nội dung: 1,5 điểm.
- Kĩ năng: 1 điểm.
- Cảm xúc: 1 điểm.
+ Kết bài: 1 điểm.
+ Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm. Cụ thể, nếu sai từ 1 đến 5 lỗi cho 0,5 điểm, nếu sai từ 6 lỗi trở lên không cho điểm.
+ Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm.
+ Sáng tạo: 0,5 điểm.