Bài thơ chẳng những truyền vào tâm hồn người đọc một tấm lòng yêu thiên nhiên vô bờ mà còn gợi niềm cảm phục, trân trọng tấm lòng hết mình vì dân vì nước của Bác Hồ.
"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền".
Bài thơ ra (lời năm 1947 được viết bằng chừ Hán có tên là "Nguyên Tiêu", trên đây là bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy.
Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng Giêng là một không gian rộng lớn của trời mây sông nước: “Răm xuân lồng lộng trăng soi”. Hai từ “lồng lộng” được đảo lên trước để nhận mạnh cái rộng lớn, trong lành của ánh sáng đêm rằm. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thơ thứ hai, trong nguyên văn chữ Hán Bác viết: “Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”. Câu thơ khá dặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.
Câu thơ thứ ba vô tình nói đến hoàn cảnh ngắm trăng và vị trí ngắm trăng của Bác: “Giữa dòng bàn bạc việc quân”. Vậy ra, Bác đang chơi vơi giữa dòng sông để bàn việc quân cơ mật. Nhắc đến đây, ta lại trào lên niềm cảm phục về tấm lòng luôn đau đáu vì dân vì nước của Bác. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật?
Câu thơ cuối bài lại gợi thêm một hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng về đêm trăng: “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Con thuyền cách mạng đã trở thành con thuyền chở trăng, con thuyền chở ánh sáng. Và như thế cùng có nghĩa con thuyền ấy đang đi về miền sáng, miền của thành công. Câu thơ thể hiện một cảm quan cách mạng tươi sáng và lạc quan vô cùng.
Câu thơ thứ tư cũng gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.
“Rằm tháng Giêng” được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Thế nhưng, ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.
Khép lại trang thơ “Rằm tháng Giêng”, một lần nữa ta thêm bội phần xúc động và cảm phục về tâm hồn vĩ đại Hồ Chí Minh.