Nêu suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân

Thứ tư - 09/03/2016 10:07
Kim Lân là một nhà văn hiện đại Việt Nam. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn Làng cũng là một tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân được viết trong thời là đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Truyện ngắn thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động lòng yêu làng quê, đất nước và tinh thần kháng chiến của những người nông- dân, cụ thể ở đây là nhân vật ông Hai.
Ông Hai là người nông dân "chân lấm tay bùn", quạnh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", lao động cần cù, không phút nào ngơi nghỉ. Từng mảnh đất, con trâu, thửa ruộng, nếp nhà., từ lâu đã trở thành máu thịt trong ông, không thể dứt ra được. Thế mà, vì vợ con, vì gia đình, ông đành phải đi tản cư, đành phải xa cái làng Chợ Dầu thân yêu của mình, nhưng lòng thì vẫn đau đáu khôn nguôi nhớ về nó. ông nhớ những ngày tham gia kháng chiến, cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Chỉ cần nghĩ đến vậy là ông đã sướng rơn lên "Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông lão thấy mình như trẻ ra! Chao ôi! Ông lão, nhớ làng, nhớ cái làng quá!".

Những ngày nơi tản cư, ông nhớ làng da diết. Những lúc rảnh rỗi, ông lại đi khắp làng và "bô bô" khoe với mọi người về cái nơi "chôn rau cắt rốn” của mình. Ông tự hào về nó lắm. Bởi đó là làng kháng chiến, làng anh hùng kiên cường chống giặc. Ông khoe làng ông những ngày tập quân sự, đến cả các cụ già cũng đến. Làng ông có ,cái phòng thông tin rộng rãi, sáng sủa, rồi cả cái loa phát thanh chiều chiều cả làng đều nghe… Ông yêu làng bởi tinh thần kháng chiến của nó chứ không phải nó lắm của, giàu sang.
Ông cũng thường xuyên đi đọc báo để nghe tin về làng Chợ Dầu của mình. Những chiến công nho nhỏ của các anh chiến sĩ hay của các em nhỏ cũng đủ làm ông sướng rơn, cứ như thể làng mình vừa lập công vậy. Ông mong đát nước mau đến ngày thống nhất cùng như mong chóng được trở về làng.

Mọi việc làm, hành động của ông Hai đều hướng về làng. Tình yêu làng trong ông có lẽ chẳng bao giờ vơi cạn. Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, nó càng được bộc lộ rõ hơn.

Nếu chẳng yêu làng đến mức da diết, cháy bỏng thì ông đâu có đau khổ đến tột cùng như bây giờ. Cái tin cả làng Chợ Dầu lập tề theo giặc làm Việt gian đến với ông quá bất ngờ và quá nhanh. Chẳng ai có thể ngờ được một làng Chợ Dầu tinh thần khi xưa giờ lại hèn nhát, nhục nhã đến như vậy. Cái tin đó làm ông choáng váng và đau đớn: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng người đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è như nuốt phải cái gì vướng ở cổ […] giọng lạc hẳn đi”. Một cú sốc lớn đối với ông Hai, nó khiến ông biến đổi hẳn từ vui sang buồn, từ rạng rỡ thành sầu não. Có ai đó bất ngờ xiết chặt lấy trái tim ông, bóp méo hơi thở của ông, khiến ông bất ngờ và đau đớn đến tột độ. Ông gắng gượng hỏi lại, chỉ mong mình đã nghe lầm. Nhưng câu trả lời "vừa ở đấy lên" khiến ông không còn cách nào khác nữa. Ông phải tin vào những điều mình không, thể tin. Ông đành phải chấp nhận một sự thật đau đớn là làng Chợ Dầu theo Việt gian".

Ông lảng đi chỗ khác, lẳng lặng ra về. Nỗi nhục nhã ê chề khiến ông phải cúi gằm mặt xuống mà đi". Đâu còn cái hớn hở, “cái đầu cung cúc lao về phía trước" như hôm nào, ông không dám nhìn vào mọi người vì sợ bị dè bỉu, chê cười. Trong ông văng vẳng ám ảnh câu nói của người đàn bà chua ngoa: "Cái giống Việt gian thì cứ cho mỗi đứa một nhát!". "Mỗi đứa" ấy chính là bạn bè, anh em, người thân của ông Hai nơi làng Chợ Dầu. Họ đang bị thiên hạ xỉ vả, coi khinh.

Về đến nhà, ông nằm vật ra giường như một người bị ốm nặng, nước mắt ông giàn ra. Ông cảm thấy mình vừa bị mất đi một thứ thật quan trọng và thiêng liêng trong đời. Đó là danh dự. Ông trao trọn danh dự của mình vào danh dự của làng Chợ Dầu. Giờ làng bị xỉ vả, mất di danh dự, ông cũng thấy mình thật nhục nhã. Ông mắng cả con, mắng cả những người dân làng Chợ Dầu “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà nhục nhã thế này”, rồi ông rít lên chua xót. Nhưng rồi ông dừng lại, ngờ ngợ như lời mình nói không được đúng lắm. Ông tự hỏi; "Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được?". Ông vẫn còn niềm tin vào làng Chợ Dầu, tin vào anh em làng xóm.

Nhưng sau đó, ông lại băn khoăn "Không có lửa làm sao có khói, mà người ta hơi đâu bịa tạo ra những chuyện ấy làm gì?" ông băn khoăn, day dứt. Có nên tin hay không? Hàng loạt câu hỏi cứ xoắn xít lấy ông. Nhục nhã, xót xa, ông thốt lên: "Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!". Tình cảnh ông Hai lúc này thật đáng thương!

Kể từ đó, ông luôn bị ám ảnh bởi lời đồn và tai mắt mọi người. Suốt ngày ông chỉ thui thủi trong căn nhà ọp ẹp, nghe ngóng xem "tình hình ra sao". Ông sợ. Một đám đông túm lại ông cũng sợ, dăm bảy tiếng nói cười xa xa cũng khiến ông chột dạ, nơm nớp như người ta đang để ý. Chính vì lòng tự trọng mà ông mới sợ như vậy, lo lắng và bồn chồn đến vậy! Đến mức đường cùng, không còn nơi ăn chốn ở, ông cũng nhất quyết không trở về làng. Mặc dù, có lúc trong ông thoáng có ý nghĩ: "Hay là quay về làng?" nhưng ý nghĩ ấy biến mất ngay trong ông. Vì về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ… Lòng trung thành với kháng chiến đã xua đi ý nghĩ sai lầm trong ông. Ông lại khóc! "Nước mắt ông giàn ra". Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tôi, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông". Ông không muốn về làng để rồi lại phải làm nô lệ cho thằng Tây.

Xung đột nội tâm giữa lòng yêu làng và yêu nước xảy ra gay gắt trong ông. Biết chọn con đường nào khi một bên là tình còn một bên là nghĩa. Làng Chợ Dầu là nơi "chôn rau cắt rốn", là nơi sinh thành, nơi ông từng yêu quý và tự hào. Giờ bảo ông dứt bỏ, ông nào nỡ. Còn kháng chiến, Cụ Hồ lại là cứu cánh của gia đình ông, giúp ông, bà Hai và bọn trẻ thoát khỏi cuộc đời nô lệ tối tăm xưa kia. Biết làm sao bây giờ? Ông Hai băn khoăn, day dứt, lòng đầy đau khổ.

Nhưng tình yêu nước đã chiến thắng. Không thể vì một cái nhỏ hơn mà bỏ đi những gì lớn lao. Ông quyết định: "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!". Tình yêu làng giờ trở thành lòng căm giận. Ông thù làng vì ông theo kháng chiến, theo tất cả những con người trung thành với cách mạng. Tình yêu nước giờ đã hòa quyện và bao trùm lên tình yêu làng trong ông Hai.
Rồi một hôm, cái khuôn mặt rũ rượi của ông Hai bỗng trở nên rạng rỡ và hạnh phúc trở lại. Đó là khi cái tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính. Làng Chợ Dầu đâu có theo Tây, vẫn "lại chỉ là…" Ông hoa chân múa tay, mua cả quà bánh cho con. Lại chạy sang nhà bác Thứ khoe khoang. Ông lại còn hào hứng khoe nhà mình bị đốt nhẵn, điều đó thật lạ lùng! Nhưng trạng thái tâm lí đó hoàn toàn phù hợp với một người như ông Hai: Danh dự của ông và làng Chợ Dầu được lấy lại mà mất đi ngôi nhà thì có đáng gì đâu. Vì cách mạng, kháng chiến, ông nguyện hi sinh cả hạnh phục riêng tư, cả của cải, vật chất. Với ông, kháng chiến, cụ Hồ là tất cả.

Tình yêu làng trong ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước. Hạnh phúc và đau khổ của ông gắn liền với làng quê, đất nước Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật ông Hai, của người nông, dân nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, vẻ đẹp ấy đã được kế thừa và phát huy, vẻ đẹp ấy đã được Đảng, Bác Hồ giác ngộ đưa lên một tầm cao mới giá trị mới.
Với một tài năng xuất sắc, một ngòi bút rất chuyên nghiệp, nhà văn Kim Lân đã xây dựng nên hình tượng đẹp về người nông dân Việt Nam. Ông Hai cũng như bao người nông dân khác, với một tâm hồn đẹp tuyệt vời đã để lại trong lòng ta niềm kính yêu trân trọng tha thiết.

Lê Thị Thuỷ

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwin
https://iwin33.com/ ⇔ Jun88
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ https://nhatvip.rocks ⇔ ok365
ABC8 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ https://789clubor.com/ ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
https://j88cem.com/ ⇔ https://iwin20.com/
iwin ⇔  ⇔ https://iwin683.com/ ⇔ ko66
bet88 ⇔ https://iwin89.com/ ⇔ 23win
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
BJ88 ⇔ Kuwin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ j88
99OK ⇔ 789win ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔  ⇔ 33WIN
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://choangclub.bar
https://vinbet.fun ⇔ https://uk88.rocks
Hay88 ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://33win103.com/ ⇔ SV66 ⇔
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BET
https://188bethnv.com/ ⇔ nhà cái win79
Cakhiatv ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://timnhaonline.net/ ⇔ https://vididong.com/
https://obrigadoportugal.org/ ⇔ 
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
go 88 ⇔ https://sunwin214.com/
789winmb.black ⇔ 789win ⇔ https://iwin886.com/
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://gettysburgghostgals.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://actioncac.org/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔
https://69vncom.pro/ ⇔ https://mendusa.org/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
https://wellensteyn.com.co/ ⇔ https://classictvhits.com/
https://bet88.football/ ⇔
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây