Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích

Thứ bảy - 27/02/2021 09:11
Hướng dẫn lập dàn bài chi tiết và làm bài văn mẫu, đề bài: Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích
Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích

I. Dàn ý

1. Mở bài
– Đoạn trích nằm ở  phần Gia biến và lưu lạc. Sau khi biết  bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều ra giam ở lầu Ngưng Bích, đợi thực hiện âm mưu mới.
– Đây là đoạn trích miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều.
2. Thân bài
– Đoạn trích có thể chia thành 3 phần. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều được miêu tả sinh động qua từng phần của đoạn trích.
a. Nỗi buồn bã, cô đơn giữa bức tranh cảnh vật lầu Ngưng Bích
– Nỗi buồn thể hiện qua cái nhìn tâm trạng: xa trông là nhìn xa xăm, ngóng đợi một điều gì đó với ánh mắt mòn mỏi, tuyệt vọng. Ngồi trên lầu cao, nhìn xa xăm chỉ thấy vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát toàn cát vàng, bụi hồng, không có ai bầu bạn tâm sự, Kiều chỉ biết làm bạn với vầng trăng.
– Nỗi cô đơn, lẻ loi thể hiện qua hình ảnh bẽ bàng mây sớm đèn khuya: thui thủi lầm lũi một mình, ngày ngày đếm thời gian trôi đi trong vô vọng chán chường. Bẽ bàng diễn tả tâm trạng xấu hổ, tủi thẹn cho thân phận của mình.
b. Nỗi nhớ người yêu và cha mẹ
– Nỗi nhớ người yêu
+ Kiều đã nhớ Kim Trọng trước khi nhớ về cha mẹ bởi chữ hiếu nàng đã vẹn tròn nhưng chữ tình nàng vẫn còn vương nợ, nàng luôn mang nỗi mặc cám vì mình đã phụ tình Kim Trọng.
+  Nỗi nhớ người yêu được thể hiện tinh tế qua từ tưởng. Tưởng vừa là nhớ, vừa là hình dung ra dáng hình, điệu cười, giọng nói của người yêu, Kiều đã tưởng tượng ra hình ảnh của người yêu.
Kiều nhớ nhất giây phút thề nguyện dưới nguyệt chén đồng bởi đó là giây phút hạnh phúc nhất trong cuộc đời của nàng.
+  Không chỉ nhớ, Kiều còn lo lắng cho người yêu, nàng còn xót cho tình yêu lỡ dở.
+ Nhớ về người yêu, Kiều lại nghĩ đến thân phận bơ vơ lạc loài của mình, lại dằn vặt chà xát nỗi đau của chính mình. Câu Tấm son gột rửa bao giờ cho phai vừa nói lên ý thức sâu sắc của Thúy Kiều về sự mất mát đau đớn của đời người con gái, vừa khẳng định tình cảm sâu sắc dành cho Kim Trọng không bao giờ quên.
– Tấm lòng với cha mẹ
+ Kiều xót thương cha mẹ phải suy nghĩ buồn khổ vì lo cho mình, vì ngóng chờ thương nhớ mình.
+  Kiều mặc cảm tội lỗi vì làm con mà chưa tròn chữ hiếu, không chăm sóc được cha mẹ, không ở gần bên mà phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, sức yếu.
c. Dòng độc thoại nội tâm (8 câu cuối)
– Buồn trông cửa bể… xa xa: Hình ảnh cánh buồm nơi cửa bề là hiện thân của hi vọng, của ước muốn giải thoát, nhưng nó chỉ thấp thoáng, xa xa, ở ngoài tầm với, nó là niềm hi vong mong manh của Thúy Kiều để rồi nàng lại rơi vào tuyệt vọng.
– Buồn trồng ngọn nước… về đâu: Hình ảnh ngọn nước là ẩn dụ cho dòng đời chảy trôi, vô định; hình ảnh hoa trôi là ẩn dụ cho thân phận bèo bọt, lênh đênh chìm nổi của Kiều.
– Buồn trông nội cỏ… xanh xanh: Hình ảnh nội cỏ rầu rầu gợi lên sự ủ rũ, tàn tạ, héo úa.
– Buồn trông gió cuốn… ghế ngồi: Gió cuốn mặt duềnh hay chính là bão tố đang trào dâng trong lòng Kiều, tiếng sóng ầm ầm hay chính là tiếng lòng của Kiều.
3. Kết bài
– Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện được tài năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy của Nguyễn Du.
– Đoạn trích cũng thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du: đồng cảm, chia sẻ với số phận bất hạnh của những con người tài hoa, bạc mệnh..

II. Bài làm

Bài làm 1:
Nguyễn Du là một bậc thầy về tả cảnh. Nhiều câu thơ tả cảnh của ông có thể được coi là chuẩn mực cho vẻ đẹp của thơ ca cổ điển Phương Đông. Nhưng Nguyễn Du không chỉ giỏi về tả cảnh mà còn giỏi về tả tình cảm, tả tâm trạng. Trong quan niệm của ông, hai yếu tố tình và cảnh không tách rời nhau mà luôn đi liền với nhau, bổ sung cho nhau. Điều này được thể hiện rõ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là sự kết hợp, giao hoà của hai yếu tố cảnh vật và tâm trạng. Về cảnh vật có lầu cao, có non xanh nước biếc, sơn thuỷ hữu tình. Nếu Thuý Kiều ở vào một hoàn cảnh khác, trong tâm trạng khác thì hẳn cảnh đó sẽ rất đẹp. Tuy nhiên, tâm trạng Kiều lại đang rất u ám, sầu não: bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều da diết nhớ cha mẹ, nhớ người yêu, đồng thời lại rất đau xót cho thân phận mình. Cảnh vật, do đó, nhuốm màu tâm trạng:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung.

Sau khi biết mình bị bán vào lầu xanh, Kiều đã tự tử nhưng không chết. Biết Kiều tính khảng khái, cứng rắn nên Tú Bà đã cho Kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích để thực hiện những âm mưu khác. Ở trong hoàn cảnh bị giam lỏng này, có thể nói, Kiều không thể nào vui thú thưởng ngoạn thiên nhiên được. Đối với nàng lúc bấy giờ, non xa với trăng gần – hai hình ảnh thiên nhiên có tươi đẹp đến đâu đi chăng nữa thì cũng như nhau mà thôi. Lầu Ngưng Bích cao quá, trơ trọi quá làm cho không gian bao la, xa vời khiến cho nàng Kiều có cảm giác trơ trọi, rợn ngợp, lơ lửng. Nhìn ra xa chỉ thấy cát vàng, cồn nọ, bụi hồng, dặm kia:

Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia.

Nàng Kiều dường như phóng tầm mắt ra xa, rồi lại quan sát mọi vật ở gần mình hơn. Nhưng tất cả đều mờ mịt, đều xa vắng, không có lấy một bóng cây, một bóng người, không có lấy một hoạt động của sự sống. Tất cả khiến cho nàng trở nên buồn bã, cô đơn biết bao ! Cảnh làm cho nàng buồn, nhưng nàng buồn chủ yếu vì tình. Vì hoàn cảnh éo le của bản thân lúc bấy giờ.

Sau khi miêu tả nỗi buồn của Kiều, Nguyễn Du cực tả nỗi lòng thương nhớ người thân của nàng:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Người đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của nàng Kiều là Kim Trọng. Vậy tại sao chúng ta tự hỏi Kiều không nhớ cha mẹ – người có công ơn sinh thành, dưỡng dục nàng trước mà lại nhớ đến chàng Kim. Có lẽ sau những biến cố dồn dập, những cố gắng, nỗ lực hết mình để cứu gia đình, người thân thoát khỏi cơn hoạn nạn, giờ đây nàng Kiều mới có thời gian nghĩ đến chàng Kim, nghĩ đến nỗi đau của chính bản thân mình. Nàng tưởng tượng ra cảnh thề nguyền giữa chàng và nàng, nàng còn thương Kim Trọng vì nghĩ chàng chưa biết việc Kiều đã thuộc về người khác, vẫn hằng đêm thương nhớ nàng uổng công.

Tiếp đến, nàng thương nhớ cha mẹ già đang ngày đêm tựa cửa ngóng trông mình:

Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Nhà thơ đã sử dụng nhiều thành ngữ, điển tích, điển cố như tựa cửa hôm mai, quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gốc tử để thể hiện nỗi lòng của một người con đối với cha mẹ già. Kiều đã thực hiện tròn chữ hiếu, bán mình chuộc cha. Nhưng giờ đây, ở nơi xa xôi, nàng vẫn không thôi lo lắng cho cha mẹ. Ai sẽ là người quan tâm, chăm sóc cha mẹ khi đã ở tuổi xế chiều? Kiều quả thực là một người con có hiếu !

Những câu thơ cuối cùng của đoạn thơ, tâm trạng nhân vật trữ tình được bộc lộ rõ nhất qua bút pháp "tả cảnh ngụ tình" của Nguyễn Du:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dàu dàu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh…
Buồn trông sóng cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Đây là 8 câu thơ miêu tả trực tiếp tâm trạng của Kiều, được xây dựng trên cấu trúc lặp "buồn trông" đặt ở đầu mỗi câu lục. "Buồn" là nét chủ đạo chi phối cảm xúc của Kiều. Buồn được gửi vào trong từng cảnh vật: con thuyền, cánh buồm, ngọn nước, bông hoa, nôi cỏ, gió sóng… Biến điệu qua từng cảnh vật. Có khi là man mác một nỗi buồn cô đơn nơi đất khách quê người khi nhìn thấy cánh buồm xa xa, có khi lại ngậm ngùi cho kiếp lạc loài trước muôn ngả đường đời vô định như cánh hoa đang trôi nổi giữa dòng kia không biết đi đâu về đâu. Hay có lúc hoang mang trước một khung trời bao la miên viễn, một tương lai mờ mịt "Chân mây mặt đất một màu xanh xanh". Có khi hãi hùng, hoảng sợ trước những tai ương, cạm bẫy đang bủa vây rình rập đâu đây: "Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi". Những hình ảnh mà Nguyễn Du sử dụng đã khiến người đọc cảm nhận rõ tâm trạng của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.

Với Nguyễn Du, việc khắc họa tính cách nhân vật, miêu tả nội tâm nhân vật là rất quan trọng. Ông thương để nhân vật tự bộc lộ trực tiếp nội tâm của mình. Ông để cảnh thiên nhiên nói hộ nỗi lòng nhân vật. Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã được nhà văn thể hiện thật chân thực, đặc sắc. Qua đây, nguuời đọc vô cùng cảm thương cho thân phận một nàng Kiều tài hoa nhưng bạc mệnh. Nguyễn Du đã thật thành công trong việc khắc họa diễn biến tâm trạng ấy.
           
Bài làm 2:
“Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ hay, đặc sắc và thành công nhất trong Truyện Kiều về nghệ thuật miêu tả, khắc họa thế giới nội tâm nhân vật và nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình". Qua đoạn thơ chúng ta thấy được tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn, đáng thương, tội nghiệp và tấm lòng thủy chung son sắt với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ của nàng Kiều, một con người tài hoa mà bạc mệnh!

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du được xem là một kiệt tác tiêu biểu và nổi bật. Giá trị vững bền của tác phẩm được tạo nên không chỉ ở mặt nội dung cốt truyện hấp dẫn mà còn thể hiện qua những bút pháp nghệ thuật đặc sắc và nổi bật là nghệ thuật miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật. "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những trích đoạn thể hiện rõ biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả Nguyễn Du. Trong đoạn trích này, chúng ta có thể thấy được tâm trạng buồn tủi, nỗi nhớ thương cùng dự cảm của Thúy Kiều trong hoàn cảnh bơ vơ, lạc lõng tại lầu Ngưng Bích.

Trong sáu câu thơ đầu tiên, tâm trạng của Thúy Kiều được làm nổi bật với sự chán ngán, bơ vơ, lạc lõng và buồn tủi qua khung cảnh lầu Ngưng Bích. Đó là không gian chơi vơi giữa trời nước, núi non: "Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung" và Kiều chỉ nhìn thấy được "Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia" với những "cồn cát vàng" như đang chuyển động lượn sóng và bụi hồng vướng trải trên hàng dặm xa xăm. Tất cả đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên được phóng chiếu ở cả chiều cao và chiều rộng, gợi ra sự mênh mang, hoang vắng và đầy rợn ngợp nhưng lại bị bó gọn trong khoảng thời gian "mây sớm, đèn khuya" tuần hoàn, khép kín; làm nổi bật hơn nữa tâm trạng "bẽ bàng" của nhân vật trữ tình khi bị giam lỏng trong vòng luẩn quẩn đầy tù túng. Khung cảnh đó như chia cắt và xoáy sâu hơn nữa vào bi kịch của Thúy Kiều: "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" và khơi gợi nỗi nhớ về những ngày đã qua.

Ngòi bút tinh tế của tác giả Nguyễn Du tiếp tục lách sâu vào dòng tâm trạng của nhân vật khi miêu tả nỗi nhớ của Thúy Kiều. Trước hết, nàng nhớ về hình bóng chàng Kim và đêm thề nguyền nguyện ước giữa hai người:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ"

Tình yêu đối với chàng Kim trở thành nỗi day dứt mạnh mẽ nhất trong tâm trạng của Thúy Kiều, bởi "Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai", và nàng đã chọn cách đoạn tình để làm trọn đạo hiếu. Sau đó nàng nhớ về cha mẹ mình:

"Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm."

Là một người con có hiếu, dù đã bán mình chuộc cha nhưng trong lòng Kiều vẫn trĩu nặng nỗi nhớ thương về cha mẹ. Tác giả đã sử dụng điển cố điển tích- một biện pháp nghệ thuật điển hình trong thi pháp của nền văn học trung đại để nói lên tấm lòng hiếu thảo của nàng Kiều. Nhưng điểm đặc sắc là tác giả đã đặt nỗi nhớ của chàng Kim lên trước nỗi nhớ về cha mẹ, thể hiện rõ nét sự tinh tế trong việc miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả Nguyễn Du. Bởi lẽ với cha mẹ, nàng đã bán mình, hi sinh bản thân; còn đối với chàng Kim, nàng vẫn còn mang nợ một lời thề cùng một tình yêu son sắt thủy chung và nàng tự cho mình là người phụ bạc.

Sau khi nhớ về quá khứ, về tình yêu, về gia đình thì tâm trạng của nàng Kiều chìm trong nỗi buồn đau, cô đơn và lo sợ về thực tại và tương lai. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã được tác giả vận dụng một cách điêu luyện để miêu tả những con sóng trong tâm lí nhân vật:

"Buồn trông cửa bề chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới ra
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi".

Đây là tám câu thơ hay nhất trong trích đoạn này khi miêu tả tâm trạng của nàng Kiều. Cảm xúc sầu buồn đã được miêu tả thông qua bức tranh thiên nhiên từ xa đến gần với gam màu ảm đạm trong không gian u tối, và mỗi cặp câu bắt đầu bằng cụm từ "Buồn trông" lại mang những ý nghĩa ẩn dụ vô cùng ý nghĩa. Trước hết, tác giả đã khắc họa nỗi buồn tha hương cũng như khao khát đoàn tụ qua hình ảnh cửa bể- con thuyền. Hơn ai hết, nàng hiểu rõ rằng chút hi vọng nhỏ nhoi thoát khỏi sự giam cầm vẫn là vô vọng. Bởi vậy nàng đã buồn cho số phận trôi dạt mong manh đầy bi kịch của mình thông qua hình ảnh "hoa trôi man mác". Câu thơ kết thúc bằng từ nghi vấn "biết là về đâu" đã tạo nên một câu hỏi tu từ gợi nên sự mơ hồ, hoài nghi về hiện tại và tương lai. Dự cảm đó tiếp tục được lặp lại và nhấn mạnh hơn nữa trong hai câu thơ cuối cùng:

"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi".

Âm thanh của tiếng sóng đã được tác giả nhấn mạnh thông qua việc sử dụng từ láy tượng thanh "ầm ầm" kết hợp với biện pháp đảo ngữ, gợi tả thành công sự dữ dội như đang gào thét nơi biển xa. Trước không gian rộng lớn ầm ầm sóng vỗ, Thúy Kiều đã có những dự cảm và nỗi lo sợ đầy bất an về những bất trắc đang ập đến và vùi dập cuộc đời. Như vậy, với tám câu thơ được kiến tạo theo câu trúc lặp lại của cụm từ "Buồn trông", tác giả Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mênh mông, rộng lớn, vừa vắng vẻ vừa dữ dội để nhấn mạnh những cung bậc cảm xúc của nỗi buồn trong tâm trạng của Thúy Kiều.

Thông qua diễn biến dòng tâm lí của nhân vật Thúy Kiều, chúng ta càng hiểu rõ hơn nữa về cuộc đời của Thúy Kiều - "tấm gương oan khổ" thể hiện rõ số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh và trải qua vô vàn bi kịch về gia đình, về tình duyên, về nhân phẩm. Đồng thời, thấy được tài năng của đại thi hào Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật thông qua bút pháp "tả cảnh ngụ tình" và sử dụng những biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc.

Bài làm 3:
Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ Nguyễn Du. Ông đã góp vào văn học Việt Nam và thế giới một thi phẩm bất hủ. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã thể hiện bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình của ông. Qua những dòng thơ, người đọc cảm thấu được sâu sắc nỗi cô đơn, khắc khoải, tuyệt vọng của Thúy Kiều.

Thúy Kiều sau khi bán mình chuộc cha, bị Mã Giám Sinh hạ nhục, rồi bán vào lầu xanh. Kiều định tự kết liễu đời mình, nhưng không thành công. Tú Bà giam lỏng nàng ở lầu Ngưng Bích và hứa sau khi nàng khỏi bệnh sẽ gả nàng vào một gia đình tốt. Kiều ở lầu Ngưng Bích sống trong nỗi cô đơn, buồn bã, nhớ thương quá khứ và lo lắng, sợ hãi cho tương lai chính mình. Bức tranh tâm trạng nàng được miêu tả vô cùng rõ nét.

Trước hết, ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều mang trong mình nỗi cô đơn, chán nản, đau xót cho số phận chính mình: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/ Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung/ Bốn bề bát ngát xa trông/ Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”. Hai chữ “khóa xuân” nghe sao thật chua xót, tàn nhẫn. Nàng – một người con gái đang ở độ tuổi đẹp nhất, lại bị giam hãm, cầm tù, cảnh ngộ của nàng thật cô đơn tội nghiệp. Sự cô đơn đó còn được tuyệt đối hóa qua các hình ảnh chỉ không gian, thời gian, các sự vật tồn tại xung quanh: “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” “bát ngát” “non xa” “trăng gần” “mây sớm đèn khuya”. Hàng loạt các hình ảnh, từ ngữ chỉ không gian cô quạnh đã một lần nữa tô đậm, làm nổi bật sự cô đơn tuyệt đối của Thúy Kiều. Không chỉ vậy cụm từ “mây sớm đèn khuya” còn gợi nên thời gian tuần hoàn, khép kín giam hãm cuộc đời nàng, đẩy Kiều vào nỗi cô đơn, tuyệt vọng, không có lối ra.

Tâm trạng ngổn ngang “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”, Kiều nhớ về Kim Trọng – người nàng yêu thương, nhưng lại phải phụ bạc, nhớ về song thân ở nhà mong ngóng tin con. Nguyễn Du đã thật tinh tế khi để nàng nhớ về Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ. Trật tự nỗi nhớ vừa thể hiện đúng quy luật tâm lí, vừa hợp tình vừa hợp lí. Kiều nhớ về đêm thề nguyền với Kim Trọng: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng/ Tin sương luống những dày trông mai chờ”. Câu thơ vang lên như tiếng lòng tổn thức, như tiếng khóc nấc lên theo nhịp của Thúy Kiều khi mường tượng lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Nhớ về người thương, nàng lại càng đau đớn, xót xa hơn khi nghĩ đến cảnh Kim Trọng ngày ngày mong tin mình trong vô vọng, giờ đây mỗi người đôi ngả, biết ngày nào mới có thể gặp lại. Nhưng đau xót nhất có lẽ là hai câu thơ sau: “Chân trời góc bể bơ vơ/ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Nói lên thân phận, hoàn cảnh “bơ vơ”, trơ trọi nơi đất khách quê người. Hình ảnh ẩn dụ “tấm son” cho thấy tấm lòng thủy chung son sắt, tình yêu sâu đậm Thúy Kiều dành cho Kim Trọng.

Về phía cha mẹ, nỗi nhớ của nàng với song thân cho thấy nàng là một người con hết sức hiếu thảo, luôn yêu thương và nghĩ về cha mẹ. Nàng thương cha mẹ đã lớn tuổi lại không có ai ở bên chăm sóc, nàng day dứt trong những ngày hè nóng bức, ngày đông giá lạnh ai sẽ là người lo lắng cho cha mẹ. Nguyễn Du đã sử dụng linh hoạt thành ngữ và điển cố để nói về tấm lòng hiếu thảo của nàng: “Sân Lai cách mấy nắng mưa/ Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.

Trong hoàn cảnh phải bán mình chuộc cha, lại bị lừa gạt, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng đã vượt lên những đau thương của mình nhớ về cha mẹ, người yêu. Điều đó cho thấy nàng là một người thủy chung, sống có tình nghĩa, mang trong mình tấm lòng vị tha, nhân hậu, bao dung.

Tám câu thơ cuối cùng không chỉ cho thấy tâm trạng cô đơn, buồn rầu của Thúy Kiều mà còn cho thấy những dự cảm về tương lai đầy tai ương, sóng gió, câu thơ bật lên nỗi kinh hoàng, lo sợ. Kiều nhớ về cha mẹ, gia đình, quê hương nên nàng thấm thía sâu sắc tình cảm cô đơn, trống vắng của mình: “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”. Cánh buồm thấp thoáng trong không gian chiều ảm đạm thể hiện khao khát được đoàn tụ, được trở về với gia đình của nàng. Không gian dịch chuyển gần hơn về phía nàng, hình ảnh những cánh hoa trôi man mác, vô định khiến Kiều nghĩ về số phận chìm nổi, mỏng manh của chính mình. Bản thân Kiều từ lúc bị bán đi, đã là bắt đầu những chuỗi ngày nổi nênh vô định, tương lai mù mịt đang đổ ập xuống trước mắt Kiều. Câu hỏi tu từ như một lời tự hỏi về tương lai mù mịt của chính bản thân mình. Cặp lục bát tiếp theo, không gian lại được mở rộng: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu,/Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. Sắc xanh trong câu thơ này không còn là màu cỏ non như trong cảnh ngày xuân mà là sắc xanh tàn tạ, héo úa, lụi tàn. Màu xanh ấy còn gợi lên sự nhạt nhòa, đơn điệu như chính cuộc sống tẻ nhạt, hiu quạnh, đầy ngao ngán của Thúy Kiều. Câu thơ cuối cùng là lo âu, dự cảm về những tai ương, hiểm nguy đang đón đợi nàng, cảnh hiện ra vô cùng hãi hùng: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Ngọn gió cuốn mặt duềnh cùng với tiếng sóng ầm ầm hung dữ như báo trước, chỉ ngày sau đây thôi, bao nhiêu giông bão trong cuộc đời sẽ nổi lên xô đẩy, vùi đập đời nàng.

Với bút pháp tả cảnh ngụ tình tài ba, cảnh trong tác phẩm của Nguyễn Du vừa thể hiện ngoại cảnh vừa thể hiện tâm cảnh. Đoạn trích đã khắc họa thành công bức tranh tâm trạng Thúy Kiều trong những ngày nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Qua đó còn thể hiện sự cảm thương của Nguyễn Du cho số phận, cho cuộc đời đầy bất hạnh của nàng.
​​​​

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ ABC8
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ i9bet
xs66 ⇔ Jun88 ⇔ kuwin ⇔ SHBET
kuwin ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
8KBET ⇔ New88 ⇔ ok365 ⇔ df999
18win ⇔ 789BET ⇔ Kubet ⇔ 79king
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88 ⇔ 23win
33win ⇔ hq88 ⇔ BJ88 ⇔ LINK SHBET
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ https://98win.care/ ⇔ 88clb
77win ⇔ 789bet ⇔ Nhà cái 789bet
bet88 ⇔ F168 ⇔ Nhà cái MB66
WW88 ⇔ J88 ⇔ BJ88 ⇔ KUBET
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
78WIN ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ May88 ⇔ 789club ⇔ ABC8
Kubet ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
https://23win.school/ ⇔ hi88 ⇔ 33win
QQ88 ⇔ https://69vncom.pro/ ⇔ Bet88
HCM66 ⇔ https://88clb.promo/ ⇔ i9bet
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc ⇔ 33WIN
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
kubet.li ⇔ BJ88 ⇔ https://hello8880.net/
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
Shbet ⇔ hitclub ⇔ https://ww88.cruises/
F168 ⇔ v9bet ⇔ https://u8888.mobi/
Go88 ⇔ http://sunwinvn.live/ ⇔ Sunwin
RR88 ⇔ iWin ⇔ https://kuwin.education/
http://sunwinvn.me/ ⇔ https://geteconow.com/
https://springdalefurnishings.com/ ⇔ 789WIN
trang chủ 789bet ⇔ 79king ⇔ 188bet
https://abc8.education/ ⇔ 789BET
https://188bethn.com/ ⇔ https://33win.community/
https://thuocvienquany.com/ ⇔ https://shbet.pw/
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://33winco.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
88NN ⇔ U888 ⇔ http://sunwinvn.shop/
https://iwin.locker/ ⇔ https://wreachavoconline.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://789club60.com/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
23win ⇔ https://789club24.com/ ⇔ good88
SHBETSHBET ⇔ qh 88 ⇔ 8xbet
sunwin ⇔ 789win ⇔ https://69vnn.com/
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88 ⇔ SHBET
https://tp88.finance/ ⇔ https://hi88.gives/
33win ⇔ https://181bet.group/ ⇔ win55
https://juice-headquarters.com ⇔ w88
f8bet f8bet004.com ⇔ https://23win.build/
88clbz.store ⇔ https://shbet.wedding/
http://sunwinvn.site/ ⇔ New88 com ⇔ 79king
https://ww88.supply/ ⇔ https://fb88.voyage/
Link vào NEW88 ⇔ http://oole777.org/
https://sosliberty.com/ ⇔ 789club ⇔ 789Bet
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://bj88.gen.in/
https://museovirtual.info/ ⇔ https://nnohu90.online/
http://iwinn.co/ ⇔ https://789beta2.com/
789bet ⇔ https://bj88.community/
https://88clb.lawyer/ ⇔ QQ88 ⇔ i9bet
Kubet ⇔ kubet ⇔ j88 ⇔ abc8
Nhà cái SHBET ⇔ https://shbet.law/
https://polodemocratico.info/ ⇔ https://ok365.tours/
https://j88.photography/ ⇔ f168
https://23win.cruises/ ⇔ https://kuwin.support/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây