Trong lịch sử văn học dân tộc, hình tượng người nông dân đã được nhắc đến rất nhiều, nhưng chỉ đợi đến khi bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu ra đời thì hình tượng đó mới được khắc họa một cách đầy đủ và chân thực nhất. Dường như hoàn cảnh lịch sử đã giao phó cho họ những trọng trách cao cả. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, sự kiện đã gây nỗi căm phẫn tột cùng trong lòng những người nông dân lao động. Từ sự căm phẫn đã biến thành hành động, họ tạm gác cuốc, cày để cầm giáo mác xông lên đánh giặc. Nhiều người trong số đó đã anh dũng hi sinh để lại nỗi xót thương vô hạn cho hàng triệu người dân yêu nước. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã nhỏ những giọt nước mắt khóc thương nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng án văn chứa đựng chất bi tráng, qua đó một tượng cài về những nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc được dựng lên sừng sững, đầy hào hùng.
Tác phẩm mở đầu với những âm thanh rùng rợn, chưa từng thấy ở những chốn quê thanh bình, và lời than xót xa, ai oán:
Hỡi ôi, súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ.
Tiếng súng xâm lược ấy đã làm cả đất trời phải căm phẫn và lòng người dân thì ngùn ngụt nỗi căm thù. Từ bao đời, những người nông dân Cần Giuộc chỉ biết "cui cút làm ăn, lo toan nghèo khó", chưa bao giờ biết đến chiến sự, binh đao. Từ lâu, họ "chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ", và thành thạo những công việc đồng áng, không biết đến chuyện nhà binh:
Việc cuốc, việc cày, việc bừa việc cấy, tay vốn quen làm, tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Thế mà giờ đây, họ sẵn sàng xông lên để giữ nươcs, để giết giặc:
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan;
ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ...
Người nông dân không thể đứng nhìn cảnh quê hương bị giày xéo. Và họ đã đồng tâm hiệp lực biến nỗi căm thù thành một cuộc chiến thực sự:
Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình, chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.
Thế là từ những người nông dân chỉ biết quen "việc cày, việc cuốc" và không được "tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ", giờ đây đã đứng lên giơ cao ngạn tầm vông đối mặt với kẻ thù. Những người nông dân áo vải bỗng trở thành những nghĩa sĩ anh dũng xông pha trận mạc. Đây là cuộc chiến không cân sức: một bên là đội quân xâm lược viễn chinh nhà nghề, với các phương tiện chiến tranh hiện đại như tàu thiếc, tàu đồng, đạn nhỏ, đạn to..., còn một bên chỉ là nhũng người nông dân áo vải, "hỏa mai đánh bằng rơm con cúi ", "trong tay cầm ngọn tầm vông"... Tuy nhiên, xét về tinh thần chiến đấu thì các nghĩa sĩ Cần Giuộc luôn ở thế hào hùng:
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà đạo kia;
Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cùng chém rớt đầu quan hai nọ.
Càng chiến đấu thì sự hăng hái và ý chí quyết chiến, quyết thắng của họ lại càng dâng cao. Những người nghĩa sĩ như tràn lên để đối mặt với quân thù, coi mình như "chẳng có".
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống dục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không. '
Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mà tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng, súng nổ
Ít thấy trong văn chương nói về các chiến binh lại có sự độc đáo như ở đây: thô sơ, mộc mạc nhưng quả cảm. Họ có tinh thần chiến đấu anh dũng, hào hùng, đâu biết trước kết quả phải hi sinh. Đó là tinh thần trượng nghĩa, tình yêu quê hương đất nước. Hình tượng người nông dân ở đây không còn đơn thuần là những con người "chân lấm, tay bùn", mà họ còn là những người có lí tưởng, những con người biết hi sinh vì nghĩa lớn. Hình tượng ấy đã bừng sống lên chủ nghĩa yêu nước trong những ngày đầu của đêm đen gần 100 năm nô lệ. Tinh thần của các nghĩa sĩ như những phát súng đầu tiên nhằm vào kẻ thù, làm chúng hoảng sợ, khiếp vía, đồng thời đã cổ vũ cho hàng triệu trái tim yêu nước đứng lên bảo vệ Tổ quốc ở các giai đoạn sau.
Các nghĩa sĩ đã ngã xuống, nhưng tinh thần "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của họ không bao giờ mất đi trong trái tim những người dân yêu nước.
Sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc không những chỉ là nỗi xót thương của con người mà còn là nỗi đau của trời đất:
Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng;
nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.
Nỗi đau ấy là nỗi đau chung của cả dân tộc thời kì đầu chìm trong vòng nô lệ. Những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã hi sinh nhưng cả đất nước ta hồi đó vẫn không hết đau thương vì quân xâm lược. Nhưng cũng từ sự mất mát xót thương ấy đã càng làm cho nhân dân ta thêm căm thù giặc sâu sắc và biên sự căm thù thành những cuộc chiến đấu ác liệt hơn với kẻ thù.
Tác giả Nguyễn Đình Chiểu bằng ngòi bút của mình đã tạo nên bức tượng đài bi tráng về những người nghĩa sĩ Cần Giuộc. Đó là biểu tượng của ý chí chiến đấu, của lòng dũng cảm và tinh thần hi sinh vì Tổ quốc. Cuộc chiến đấu của các nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa là bằng chứng hùng hồn cho tinh thần quả cảm của những người nông dân. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại chiến công anh dũng đó bằng tấm lòng xót thương của mình. Nhà văn không những tái hiện một cách chân thực trong cuộc chiến mở màn này mà còn đưa hình ảnh người nông dân lên một vị trí mới. Đó là vị thế của những dũng sĩ kiên cường chống giặc vì quê hương đất nước. Từ đó hình ảnh người nông dân lao động không chỉ đã không chỉ biết "việc cuốc, việc cày" mà thực sự trở thành người làm chủ vận mệnh Tổ quốc
Đọc tác phẩm này trong mỗi chúng ta đều không khỏi bùi ngùi vì một giai đoạn đầy đau khổ của dân tộc. Nhưng chúng ta có quyền tự hào về truyền thống yêu nước căm thù giặc của ông cha ta. Niềm tự hào đó như nhân lên gấp bội khi hoàn cảnh lịch sử đã buộc những người con của đất nước đứng lên chiến đấu trong gian khổ. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu khi đứng trước những nỗi đau mất mát đã xúc động và ghi lại một chặng đường lịch sử hào hùng của dân tộc.
Qua tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho chúng ta một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. Trước hết ông đã đưa thể văn tế lên đỉnh cao nghệ thuật của thể loại này. Đối với một bài văn tế, những câu văn đầy bi ai như vậy đã gây xúc động mạnh đến người đọc. Những chi tiết và giọng kể trong tác phẩm vừa chân thực vừa bi tráng làm cho hình ảnh những người nghĩa sĩ nông dân hiện lên rõ ràng nhất. Câu trúc tác phẩm đáp ứng đầy đủ bốn phần của thể văn tế. Vì vậy người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được nội dung của tác phẩm một cách liến mạch theo từng phần.
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã đưa chúng ta sống lại một thời kì lịch sử đau khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc ta. Tác phẩm là một bức tượng đài uy nghi về nghĩa sĩ Cần Giuộc. Với giọng văn thống thiết, bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã gây xúc động đến trái tim ngưòi đọc. Vì vậy, tác phẩm xứng đáng được đánh giá là "bài văn hay vào bậc nhất trong văn học Việt Nam"