I. Kiến thức cơ bản
Qua bài các em cần hiểu được; Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập với các đặc điểm nổi bật:
- Đơn vị cơ sở của ngữ pháp là tiếng.
- Từ không biến đổi hình thái.
- Ý nghĩa biểu pháp được biểu thị bằng trật tự và hư từ.
II. Luyện tập
1. Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ (chú ý những từ ngữ lặp lại nhưng khác về chức năng ngữ pháp) để chứng minh Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
a. Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
(1) Nụ tầm xuân (2) nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay (ca dao)
Nụ tầm xuân (1) là thành phần phụ (bổ ngữ), chỉ đối tượng của động từ hái… nụ tầm xuân (2) là chủ ngữ, chủ thể của hoạt động nở….
Xét về mặt vị ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự thay đổi, khác biệt nào giữa nụ tầm xuân – chủ ngữ và nụ tầm xuân – thành phần phụ.
b. Thuyền ơi có nhớ bến (1) chăng
Bến (2) thì một dạ, khăng khăng đợi thuyền (ca dao)
Bến (1) là thành phần phụ (bổ ngữ): Bến (2) là chủ ngữ xét về mặt ngôn ngữ âm và sự thể hiện bằng chữ viết, hoàn toàn không có sự đổi thay, khác biệt nào giữa Bến – chủ ngữ và bến – thành phần phụ.
c. Yêu trẻ (1), trẻ (2) đến nhà; kính già (1), già (2) để tuổi cho.
Trẻ (1) là bổ ngữ (nằm trong phần khởi ngữ)
Trẻ (2) là chủ ngữ
Già (1) là bổ ngữ (nằm trong phần khởi ngữ)
Già (2) là chủ ngữ.
Xét về mặt âm và sự thể hiện bằng những chữ viết hoàn toàn không có sự thay đổi khác biệt nào giữa trẻ (1) và trẻ (2); già (1) và già (2).
(Các bài tập còn lại các em tự làm)
2. Các em tự làm bài tập này (gợi ý: Dựa theo mẫu so sánh có trong bài học để tìm và đối chiếu).
3. Xác định hư từ và phân tích tác dụng thể hiện ý nghĩa của chúng trong đoạn trích (đã cho trong bài tập)
- Các hư từ: đã, để, lại, mà.
- Tác dụng: nhấn mạnh ý nhĩa của những hành động mà dân ta đã làm để giành độc lập.