Câu hỏi 2 + 3. Để làm sáng tỏ đề bài Trang phục và văn hoá bài viết nên đưa vào những luận điểm sau:
a) Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước.
b) Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành con người văn minh sành điệu.
c) Việc ăn mặc cần phải phù hợp với thời đại, nhưng cũng cần phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
d) Việc chạy theo các mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ)
e) Cần phải có sự thay đổi lại trong trang phục để cho đứng đắn lành mạnh phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Câu hỏi 4. Vận dụng yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn như thế nào. Nhận xét về việc dưa yếu tố miêu tả và tự sự trong hai đoạn văn.
❖ Vận dụng yếu tố miêu tả và tự sự:
- Đưa yếu tố miêu tả và tự sự vào một bài văn nghị luận có tác dụng làm cho bài văn nghị luận sinh động, hơn có sức thuyết phục hơn.
- Tuy nhiên không nên lạm dụng đưa quá nhiều sẽ làm loãng tính lập luận của bài viết.
❖Nhận xét về hai đoạn văn:
- Ở đoạn a yếu tố tự sự và miêu tả được đặt lên trước, sau đó mới đưa ra luận điểm nghị luận. Sau khi một loạt dẫn chứng về việc các bạn học sinh chạy đòi theo mốt, tác giả bày tỏ thái độ của mình.
- Ở đoạn b tác giả nêu những lí lẽ, lập luận nghị luận lên trước sau đó mới đưa vào yếu tố tự sự và miêu tả. Cuối cùng chốt lại đưa ra yếu tố nghị luận.