Soạn thảo và chạy chương trình bằng phần mềm Turbo Pascal

Thứ tư - 05/08/2020 09:31
Turbo Pascal có hệ menu nhiều cấp. Đề chọn menu chúng ta bấm phím F10, di chuyển điểm sáng đến menu thích ứng nhấn ENTER hoặc dùng các phím chọn nhanh.
1. MỘT SỐ MENU
Turbo Pascal có hệ menu nhiều cấp. Đề chọn menu chúng ta bấm phím F10, di chuyển điểm sáng đến menu thích ứng nhấn ENTER hoặc dùng các phím chọn nhanh.
a) Menu File
- Chọn nhanh bằng Alt + F
- Dùng để quản lí tập tin
- Gồm các menu con sau:
• LOAD:
+ Chọn nhanh bằng Alt + F + L hoặc F3.
+ Dùng để nạp vào bộ nhớ và ghi lên màn hình 1 tập tin từ đĩa.
+ Khi chọn menu này, màn hình sẽ xuất hiện 1 thanh ngang thông báo:

Ta sẽ đưa tên File cần đưa vào bộ nhớ và màn hình. Nếu ta không nhớ tên File, chỉ cần khai ổ đĩa và thư mục, một màn hình con sẽ liệt kê các File có phần mở rộng là .PAS lên màn hình, di chuyển điểm sáng đến File sẽ chọn, ấn ENTER.
• PICK:
+ Chọn nhanh bằng Alt + F + P hoặc Alt + F3.
+ Dùng để chọn lại một trong 8 tập tin vừa soạn thảo.
• NEW:
+ Dùng để soạn thảo một chương trình mới có tên là NONAME.PAS
• SAVE:
+ Chọn nhanh bằng Alt + F + s hoặc F2.
+ Dùng để lưu tập tin đang soạn thảo vào đĩa.
• WRITE TO:
+ Dùng để ghi tập tin vào đĩa và đặt tên lại (thường dùng sau khi đã dùng NEW).
• DIRECTORY:
+ Liệt kê và chọn các tập tin trong thư mục hiện hành.
• CHANGE DIR:
+ Thay đổi sang thư mục khác.
• OS SHELL:
+ Tạm thời thoát ra hệ điều hành DOS, sau đó muốn quay trở lại Turbo Pascal từ hệ điều hành ta cho lệnh EXIT.
• QUIT:
+ Chọn nhanh bằng Alt + X.
+ Chấm dứt phần mềm Turbo Pascal, trở về hệ điều hành DOS.
b) Menu EDIT
- Chọn nhanh bằng Alt + E.
- Dùng để cho ta màn hĩnh soạn thảo chương trình, đây là màn hình thường trực trong Turbo Pascal, do đó khi mới nạp Turbo là màn hình biên tập đã xuất hiện, sẵn sàng để ta viết chương trình.
c) Menu RUN
- Chọn nhanh bằng Alt + R.
- Dùng để chạy chương trình.
- Gồm có các menu con sau:
• RUN:
+ Chọn nhanh bằng Ctrl + F9.
+ Dùng để biên địch chương trình thành ma máy chứa trong bộ nhớ RAM và thực hiện chương trình.
• PROGRAM RESET:
+ Chọn nhanh bằng Crtl + F2.
+ Dùng để bắt đầu chạy lại từ đầu (khi chương trình đang ở trong chế độ chạy từng bước như F4, F7, F8).
+ Khi chương trình đang trong chế độ DEBUG (bắt lỗi) nếu ngắt ngang bằng Ctrl + Break thì có vệt sáng tại giữa màn hình nơi bị ngắt. Nếu ta chọn RUN (Ctrl + F9) thì chương trình bắt đầu từ vệt sáng vận hành tiếp. Nếu chọn RESET (Ctrl + F2) thì chương trình bắt đầu chạy lại từ đầu.
• GOTO CURSOR:
+ Chọn nhanh bằng F4.
+ Dùng để chạy chương trình đến vị trí của câu lệnh mà con trỏ đang đứng.
• TRACE INTO:
+ Chọn nhanh bằng F7.
+ Dùng để chạy chương trình từng bước kể cả chương trình con.
• STEP OVER:
+ Chọn nhanh bằng F8.
+ Dùng để chạy chương trình từng bước nhưng bỏ qua từng bước trong chương trình con.
• USER SCREEN:
+ Chọn nhanh bằng Alt + F5.
+ Thoát khỏi màn hình soạn thảo để xem mần hình kết quả vừa thực hiện.
d) Menu COMPILE
- Chọn nhanh bằng Alt + C.
- Dùng để biên dịch chương trình từ ngôn ngữ PASCAL sang ngôn ngữ máy.
- Gồm các menu con sau:
• COMPILE:
+ Chọn nhanh bằng Alt + F5.
+ Biên dịch ra mã máy, nhưng không chạy chương trình.
• MAKE:
+ Biên dịch lại một Unit.
• BUILD:
+ Dịch lại toàn bộ các Unit có liên quan đến chương trình chính.
• DESTINATION:
+ Cho phép lựa chọn giữa MEMORY/DISK để máy biên dịch chương trình vào bộ nhớ hay vào đĩa.
• FIND ERROR:
+ Tìm lỗi của chương trình sau khi viết xong.
e) Menu OPTIONS
- Chọn nhanh bằng Alt + O.
- Dùng để cài đặt các tham số tùy theo yêu cầu của người lập trình.
f) Menu DEBUG
- Chọn nhanh bằng Alt + D.
- Dùng để gỡ rối, tìm lỗi của chương trình.
g) Menu BREAK/WATCH
- Chọn nhanh bằng Alt + B.
- Dùng để quan sát giá trị các biến khi chạy chương trình tới các điểm dừng tùy ý chọn nhằm gỡ rối chương trình.

2. MỘT SỐ LỆNH BIÊN TẬP CHƯƠNG TRÌNH
a) Các lệnh di chuyển con trỏ
- Phím PgUp: chuyển lên trang màn hình trước.
- Phím PgDn chuyển xuống trang màn hình sau.
- Phím Ctrl+PgUp: chuyển đến đầu văn bản chương trình.
- Phím Home về đầu dòng chương trình.
- Phím End: về cuối dòng chương trình. 
b) Các lệnh chèn, xóa
- Phím Ins: để chuyển đổi giữa ghi chèn và ghi đè. (Insert/Overwrite).
- Phím Ctrl +N: để chèn dòng.
- Phím Ctrl +Y để xóa dòng.
- Phím Ctrl +Q+Y: xóa tới cuối dòng
c) Các lệnh liên quan đến khối
- Phím Ctrl +K +B: đánh dấu đầu khối.
- Phím Ctrl +K +K: đánh dấu cuối khối.
- Phím Ctrl +K +T: đánh dấu 1 từ.
- Phím Ctrl +K +C: chép khối.
- Phím Ctrl +K +V: di chuyến khối.
- Phím. Ctrl +K+W: ghi 1 khối vào đĩa.
- Phím Ctrl +K +R: đọc 1 khối từ đĩa vào bộ nhớ.
- Phím Ctrl +K +H: hiện và che khối.
- Phím Ctrl +K +P: in khối.
d) Các lệnh soạn thảo
- Phím Ctrl +Q +W: dịch chuyển con trỏ tới vị trí gặp lỗi và hiện ra thông báo lỗi.
- Phím Ctrl +K +n: (n = 0, 1, 2, ...) để đánh dấu 1 chỗ nào đó.
- Phím Ctrl +Q +n: (n = 0, 1, 2, ...) để quay lại những chỗ đã được đánh dấu trước đó
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây