1. Địa danh nào sau đây là quê hương của Trần Tế Xương?
A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
B. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
2. Nhận định nào đúng với hoàn cảnh xã hội lúc Trần Tế Xương sống?
A. Tế Xương sống trong hoàn cảnh xã hội nhiều biến động lúc Hồ Quý Ly soán ngôi nhà Trần.
B. Ông sống trong hoàn cảnh nhà Minh xâm lược nước ta, dân tình khốn đốn, xã hội loạn ly.
C. Ông may mắn trưởng thành lúc anh hùng áo vải Quang Trung đánh tan mấy mươi vạn quân Thanh, đất nước trở lại thái bình, kẻ sĩ được trọng đãi và ông được mời vào kinh dạy học.
D. Tú Xương sống vào giai đoạn giao thời đổ vỡ, xã hội phong kiến già nua đang chuyển thành xã hội lai căng thực dân nửa phong kiến.
3. Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu là:
A. Thơ chữ Hán B. Thơ chữ Nôm
C. Tiểu luận phê bình D. Văn tế, phú và câu đối.
4. Các sáng tác của Tú Xương chủ yếu tập trung vào hai phương diện nào sau đây?
A. Phê phán – tố cáo B. Trữ tình - trào phúng
C. Ngợi ca - đả kích D. Gia đình - xã hội
5. Bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương thuộc thể loại nào sau đây?
A. Trữ tình B. Trào phúng
C. Phê phán D. Tả thực
6. Bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương viết bằng thể thơ Đường luật nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Thất ngôn trường thiên
7. Bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương viết bằng chữ gì?
A. Chữ Hán B. Chữ Nôm
C. Chữ Quốc ngữ D. Chữ Pháp
8. Nhận định nào sau đây đúng về nguồn gốc sâu xa trong các sáng tác của Trần Tế Xương?
A. Bắt nguồn từ sự bất mãn do nhiều lần hỏng thi.
B. Bắt nguồn từ gia cảnh nghèo khổ, khốn khó.
C. Bắt nguồn từ tâm huyết với nước, với dân.
D. Bắt nguồn từ tình yêu thiên nhiên.
9. Điểm khác biệt nhất giữa nhà thơ Trần Tế Xương với nhiều nhà thơ khác thời phong kiến là gì?
A. Trần Tế Xương sáng tác chủ yếu là thơ Nôm, ngoài ra còn có văn tế, đối và phú.
B. Trần Tế Xương sử dụng nhiều thể thơ.
C. Trần Tế Xương dành hẳn một đề tài gồm cả thơ, đối, văn tế... để viết về người vợ của mình, lúc bà đang sống.
D. Trần Tế Xương sáng tác không những để thể hiện mình mà còn dành cả tấm lòng trân trọng cuộc đời.
10. Trần Tế Xương viết bài thơ “Thương vợ”, vì mục đích gì?
A. Chế giễu mình.
B. Tỏ sự đau khổ, bất lực trước đời sống khó khăn của gia đình.
C. Thể hiện sự yêu thương, quý trọng, cảm thông, chia sẻ của ông đối với vợ, đồng thời bộc lộ tâm sự của mình.
D. Nói lên sự vô tích sự của mình và đề cao người vợ “chịu thương chịu khó”.
11. Trong bài thơ “Thương vợ”, Trần Tế Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên điều gì?
A. Để nói lên tình cảm của tác giả gắn bó với quê hương ruộng đồng.
B. Để nói lên sự lận đận vất vả của mình.
C. Để nói lên sự bon chen kiếm sống vất vả.
D. Để nói sự vất vả, tần tảo và giàu đức hy sinh của bà Tú.
12. Câu nào sau đây được xem là chủ đề của bài thơ “Thương vợ”
A. “Thương vợ” là bài thơ thành công trong cách vận dụng và sáng tạo ca dao và thành ngữ. Đây là bài thơ trữ tình hay nhất của thơ văn trung đại viết về người vợ.
B. “Thương vợ” là bài thơ tỏ niềm cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến không có niềm hạnh phúc gia đình “một duyên hai nợ”.
C. Bài thơ “Thương vợ” là bức chân dung chân thực về người vợ đảm đang, chịu thương, chịu khó, là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ truyền thống Việt Nam: tháo vát, cần cù, lam lũ và giàu đức hy sinh. Đồng thời thể hiện tình cảm thương quý, biết ơn của nhà thơ đối với vợ.
D. Bài thơ “Thương vợ” bộc lộ nỗi đau thầm kín của nhà thơ vì vỡ mộng công danh, đành để vợ con vất vả, nghèo khổ.
13. Xác định đâu là ý nghĩa của 2 câu thơ (1, 2) “Quanh năm buôn bản ở mom sông; Nuôi đủ năm con với một chồng”?
A. Bà Tú quanh năm buôn bán ở mom sông để nuôi năm đứa con và chồng.
B. Một mình bà Tú mà vẫn nuôi “đầy đủ” cho cả gia đình.
C. Dù quanh năm vất vả nhưng cũng chỉ “vừa đủ” cái ăn cho chồng - con mà thôi.
D. Vừa nói bà Tú phải đảm đang, vất vả gánh cả gánh nặng gia đình, vừa gián tiếp nói lên lòng biết ơn của nhà thơ đối với vợ mình.
14. Xác định đâu là ý nghĩa của 2 câu thơ (3,4) “Lặn lội thản cò khi quãng vắng; Eo sèo mặt nước buổi đò đông”?
A. Miêu tả con cò lặn lội nơi quãng vắng, mặt nước eo sèo để kiếm ăn.
B. Miêu tả bà Tú như con cò vất vả, cô đơn kiếm ăn nơi quãng vắng
C. Sự hoá thân của đối tượng trữ tình thành “thân cò”, làm nổi bật cái vất vả đảm đang của bà Tú và ẩn sau câu chữ vẫn là tấm lòng nhà thơ với cái nhìn ái ngại, cảm thông.
D. Dù hoàn cảnh lúc thì “đông đúc” khi “vắng vẻ”, bà Tú vẫn miệt mài buôn bán.
15. Xác định đâu là ý nghĩa của 2 câu thơ (5, 6) “Một duyên hai nợ âu đành phận; Năm nắng mười mưa dám quản công”?
A. Nhập thân vào thân phận bà Tú, nhà thơ than thở giùm vợ.
B. Bà Tú than thân trách phận duyên mình.
C. Bà Tú than khổ vì quá vất vả.
D. Nhà thơ ca ngợi sự tần tảo của vợ.
16. Xác định đâu là ý nghĩa của 2 câu thơ (7, 8) “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc ; Có chồng hờ hững củng như không”?
A. Bà Tú than thân trách phận.
B. Ba Tú than thân trách phận và chửi đời.
c. Nhà thơ than thân trách phận và chửi đời.
D. Nhà thơ tự “mắng” mình, tự nhận lỗi về mình vì đã không giúp được gì cho vợ.
17. Hai câu thơ nào sau đây trong bài thơ “Thương vợ” bộc lộ tấm lòng hiếm thấy, đáng quý và thấm dẫm tình người của Trần Tế Xương?
A. “Quanh năm buôn bán ở mom sông;
Nuôi đủ năm con với một chồng”
B. Lặn lội thân cò khi quãng vắng;
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
C. Một duyên hai nợ âu đành phận ;
Năm nắng mười mưa dám quản công
D. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc;
Có chồng hờ hững cũng như không
18. Có ý kiến nói rằng, bài thơ “Thương vợ” chính là lời “mắng - chửi của tác giả với chính mình”. Theo anh (chị), điều đó thể hiện ở câu thơ nào sau đây trong bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương?
A. “Quanh năm buôn bán ở mom sông;
Nuôi đủ năm con với một chồng”
B. Lặn lội thân cò khi quãng vắng;
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
C. Một duyên hai nợ âu đành phận ;
Năm nắng mười mưa dám quản công
D. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc;
Có chồng hờ hững cũng như không
19. Đức tính “chịu thương, chịu khó” của bà Tú được nhà thơ thể hiện rõ nhất trong câu thơ nào trong bài thơ “Thương vợ”?
A. Quanh năm buôn bán ở mom sông
B. Nuôi đủ năm con với một chồng
C. Lặn lội thân cò khi quãng vắng
D. Năm nắng mười mưa dám quản công
20. Giá trị nội dung của bài thơ “Thương vợ” thể hiện rõ nét nhất là:
A. Sự cảm thông chia sẻ với những khó khăn vất vả của người phụ nữ, đồng thời thể hiện thái độ trân trọng đối với những hy sinh của họ cho gia đình và xã hội.
B. Đề cao hình ảnh người phụ nữ trong xã hội và những bất công mà họ đã hứng chịu.
C. Bài thơ là nỗi niềm của những người chồng quanh năm sống nhờ vả vào sự tần tảo, vất vả đáng thương của những người vợ.
D. Phản ánh một cách đầy đủ gia cảnh của Tú Xương, xuất phát từ sự thất thế của lớp nhà Nho cuối mùa.
21. Câu nào dưới đây tiêu biểu nhất về giá trị nghệ thuật của bài thơ “Thương vợ”?
A. Cách gieo vần độc đáo.
B. Sử dụng hiệu quả hình ảnh con cò trong văn học dân gian.
C. Vận dụng thành ngữ một đầy sáng tạo và thành công trong thể thơ thất ngôn bát cú.
D. Cảm xúc chân thành, tự nhiên, hóm hỉnh điêu luyện, bằng lời thơ giản dị mà sâu sắc.
22. Trần Tế Xương có bài thơ trữ tình “Áo bông che bạn” rất hay, ngay cả Tản Đà và Nguyễn Công Hoan cũng hết lời khen ngợi. Hãy xác định đó là những câu thơ nào dưới đây?
A. “Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm heo (thu) về một sớm mai?”- (trích)
B. “Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn ơi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều suối lệ
Em đã bao ngày lệ chứa chan?”- (trích)
C. “Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ
Kẻ về khóc trúc, than Ngô một mình
Non non, nước nước, tình tình
Vì ai lận đận, cho mình ngẩn ngơ.” - (trích)
D. “Nắng chia nửa bãi chiều rồi...
Vườn hoang trinh nữ xếp đôi lá rầu
Ngồi buồn con nhện giăng mau;
Em ơi ! hãy ngủ ... anh hầu quạt dây.”- (trích)
---------------------
ĐÁP ÁN
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 | C D B B A C B D C D D | 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 | C D C A D D D D A D C |