Câu hỏi trắc nghiệm (70%) và tự luận (30%)
A. TRẮC NGHIỆM.
Câu 1. Chọn câu sai.
A. Không khí hòa trộn với một khí khác dễ hơn đi vào một chất lỏng.
B. Chất rắn hoàn toàn không cho một chất khí đi qua vì giữa các hạt cấu thành chất rắn không có khoảng cách.
C. Cá vẫn sống được ở sông, hồ, ao, biển. Điều này cho thấy oxi trong không khí hoà tan được vào nước mà không làm thay đổi thể tích dung dịch.
D. Việc đường tan trong nước chứng tỏ giữa các phân tử nước có khoảng cách.
Câu 2. Chọn câu sai.
A. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là jun (J).
B. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.
C. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh.
D. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.
Câu 3. Ở vùng khí hậu lạnh, người ta hay làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính. Vì sao?
A. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà.
B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
C. Để tăng thêm bề dày của kính.
D. Đề phòng một lớp kính bị vỡ thì còn lớp kia.
Câu 4. Đối lưu nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra:
A. Chỉ ở chất lỏng và khí.
B. Chỉ ở chất lỏng và rắn.
C. Chỉ ở chất khí và rắn.
D. Ở cả chất rắn, lỏng và khí.
Câu 5. Nhiệt truyền từ bếp ga đến người đứng gần bếp ga chủ yếu bằng hình thức nào?
A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt.
D. Cả 3 hình thức trên.
B. TỰ LUẬN
Câu 6. Tại sao đường tan được vào nước? Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
Câu 7. Hai ấm nhôm giống nhau, nhưng ấm thứ nhất có một lớp muội đen mỏng bám vào. Nếu đun nước bằng hai ấm nhôm này trên cùng một bếp lửa thì ấm nào sẽ nhanh sôi hơn? Nếu để nguội thì nước trong ấm nào sẽ nguội nhanh hơn?
ĐÁP ÁN
Câu 1. Chọn B
Câu 2. Chọn A
Câu 3. Chọn B
Câu 4. Chọn A
Câu 5. Chọn C
Câu 6.
Đường tan được vào nước vì đường và nước đều cấu tạo bởi các phân tử, nguyên tử. Các phân tử, nguyên tử luôn luôn chuyển động nên hiện tượng khuếch tán xảy ra vì thế đường tan vào trong nước.
Khi nước nóng thì chuyển động của các phân tử, nguyên tử nhanh hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn, do đó đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước nguội.
Câu 7.
Ta thấy ấm thứ nhất có một lóp muội đen mỏng bám vào dẫn nhiệt sẽ kém hơn. Nếu đun nước bằng hai ấm nhôm này trên cùng một bếp lửa thì ấm thứ hai (không có muội bám vào) sẽ nhanh sôi hơn.
Nếu để nguội nước trong ấm 2 sẽ nguội nhanh hơn vì ấm 1 có lớp muội đen là chất dẫn nhiệt kém. Do đó nhiệt truyền từ ấm ra ngoài môi trường sẽ chậm hơn.