A. TRẮC NGHIỆM: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:(3 điểm)
Câu 1. Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là:
A. 00C và 1000C.
B. 00C và 370C.
C. -1000C và 1000C.
D. 370C và 1000C.
Câu 2. Nhiệt kế y tế có phạm vi đo nhiệt độ từ 35 đến 42 độ vì:
A. Nhiệt độ của cơ thể người ở trong khoảng nhiệt độ đó
B. Làm ngắn nhiệt kế cho tiện
C. Cho đỡ tốn tiền
D. thủy ngân trong nhiệt kế không dâng cao được.
Câu 3. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì:
A. Không khí tràn vào bóng.
B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.
C. Nước nóng tràn vào bóng.
D. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.
Câu 4. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray sát nhau, mà phải đặt chúng cách nhau một khoảng ngắn?
A. Để tiết kiệm thanh ray.
B. Để tránh gây ra lực lớn khi dãn nở vì nhiệt.
C. Để tạo nên âm thanh đặc biệt.
D. Để dễ uốn cong đường ray.
Câu 5. Hiện tượng bay hơi là hiện tượng nào sau đây?
A. Chất lỏng biến thành hơi.
B. Chất rắn biến thành chất khí
C. Chất khí biến thành chất lỏng.
D. Chất lỏng biến thành chất rắn
Câu 6. Giọt sương đọng trên lá cây vào ban đêm là do:
A. Hơi nước trong không khí ngưng tụ thành
B. Rễ cây hút nước đẩy lên
C. Lá cây tạo ra.
D. Hiệu ứng nhà kính
B. Tự luận (7 điểm).
Câu 7. (2 điểm) Sự nở vì nhiệt của các chất: lỏng, khí có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau?
Câu 8. (2 điểm) Nêu kết luận về sự nóng chảy và sự đông đặc? Lấy ví dụ.
Câu 9. (1,5 điểm) Tại sao những ngày nắng và lộng gió thì sản xuất được nhiều muối?
Câu 10.(1,5 điểm) Tại sao khi trồng chuối người ta lại phạt bớt lá đi?
--- Hết ---
ĐÁP ÁN
Phần A. Trắc nghiệm 3 điểm ( mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm )
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | A | D | B | A | A |
Phần B. Tự luận (7 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 7 2đ | - Giống nhau: các chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. - Khác nhau: + Các chất lỏng khác nhau thì co dãn vì nhiệt khác nhau. + Các chất khí khác nhau thì co dãn vì nhiệt giống nhau, + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng. | 1đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 8 2đ | -Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. - Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau. - Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi. - Ví dụ: Đúc tượng bằng đồng, làm nước đá, nến chảy thành nước | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 9 1,5đ | - Nắng to (nhiệt độ tăng), lộng gió đều có tác dụng làm cho tốc độ bay hơi của nước nhanh hơn. - Nước bốc hơi nhanh hơn nên ta thu được nhiều muối. | 1đ 0,5đ |
Câu 10 1,5đ | Khi trồng chuối người ta phạt bớt lá đi để làm giảm sự thoát hơi nước của cây, cây sẽ không bị chết. | 1,5đ |