Câu 1: Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì:
A. Quãng đường vật đi được trong những khoảng thời gian khác nhau là khác nhau.
B. Một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
C. Vận tốc của vật so với các vật mốc khác nhau là khác nhau.
D. Dạng quỹ đạo chuyển động của vật phụ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Câu 2: Một ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ô tô lên 1,5 lần thì thời gian t
A. giảm 2 lần.
B. tăng 4/3 lần
C. giảm 4 lần.
D. tăng 3/2 lần
Câu 3: Tốc độ của một ô tô là 54km/h, nó tương ứng với
A. 36000 m/s.
B. 15 m/s.
C. 18 m/s.
D. 36 m/s.
Câu 4: Chuyển động đều là chuyển động có độ lớn vận tốc
A. Không đổi trong suốt thời gian vật chuyển động.
B. Không đổi trong suốt quãng đường đi.
C. Luôn giữ không đổi, còn hướng của vận tốc có thể thay đổi.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 5: Lực là nguyên nhân làm:
A. thay đổi vận tốc của vật.
B. vật bị biến dạng.
C. thay đổi dạng quỹ đạo của vật.
D. các tác động A, B, C.
Câu 6: Hai lực cân bằng là hai lực:
A. cùng điểm đặt, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
B. cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
C. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, cùng chiều và cường độ bằng nhau.
D. đặt trên hai vật khác nhau, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Câu 7: Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
A. ma sát.
B. quán tính.
C. trọng lực.
D. đàn hồi.
Câu 8: Phát biểu nào về áp suất sau đây là không đúng?
A. Áp suất phụ thuộc vào hai đại lượng: áp lực và diện tích có lực tác dụng.
B. Áp suất là áp lực tính trên một đơn vị diện tích bị lực ép.
C. Áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn.
D. Khi áp lực như nhau tác dụng lên một mặt, mặt có diện tích càng nhỏ thì chịu áp suất càng lớn.
Câu 9: Đơn vị đo áp suất không phải là:
A. N/m
2 B. Pa
C. kPa
D. N
Câu 10: Có một khối chất lỏng hình trụ, diện tích đáy là s (m
2) và chiều cao là h (m). Chất lỏng có trọng lượng riêng là d (N/m
3). Áp suất p tác dụng lên đáy bình là:
A. p = d/h
B. p = dh
C. p = dSh
D. p = dh/S
Câu 11: Trong hình vẽ sau, bình 1 đựng rượu, bình 2 đựng nước, bình 3 đựng nước pha muối. Gọi P1, P2, P3 là áp suất các chất lỏng tác dụng lên đáy bình 1, 2 và 3. Khi đó:
A. p
3 > p
2 > p
1B. p
2 > p
3 > p
1C. p
1 > p
2 > p
3D. p
3 > p
1 > p
2Câu 12: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng bị nổ.
C. Hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ.
D. Đổ nước vào quả bóng bay, quả bóng phồng lên.
Câu 13: Khi đặt một áp kế dùng chất lỏng ở nơi có áp suất khí quyển bằng 9,6.10
4 Pa, cột chất lỏng có độ cao bằng 80cm. Trọng lượng riêng của chất lỏng ưong áp kế bằng:
A. 76800N/m
3.
B. 1,2.10
5N/m
3.
C. 7680N/m
3.
D. l ,2.10
4N/m
3.
Câu 14: Hai miếng đồng 1 và 2 có khối lượng m
1 = 2m
2 được nhúng chìm trong nước ở cùng một độ sâu. Gọi F
1 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 1, F
2 là lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng đồng 2. Biểu thức nào dưới đây đúng?
A. F
2 = 2F
1B. F
1 = 2F
2C. F
1 = F
D. F
1 = 4F
2Câu 15: Một vật nặng 3600g có khối lượng riêng bằng 1800kg/m
3. Khi thả vào chất lỏng có khối lượng riêng bảng 850kg/m
3, nó hoàn toàn năm dưới mặt chất lỏng. Vật đã chiếm chỗ lượng chất lỏng có thể tích bằng:
A. 2m
3.
B. 2.10
-1 m
3C. 2.10
-2 m
3D. 2.10
-3 m
3Câu 16: Lực đẩy Ác-si-mét có chiều:
A. hướng theo chiều tăng của áp suất.
B. hướng thẳng đứng lên trên
C. hướng xuống dưới.
D. hướng theo phương nằm ngang.
Câu 17: Câu nào trong các câu sau mô tả cho sự nổi?
A. Một vật lơ lửng trong không khí hoặc không chìm trong nước.
B. Một vật có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của môi trường xung quanh.
C. Trọng lượng của vật lớn hơn sức đẩy vật lên.
D. Trọng lượng riêng của vật nhỏ hơn lực đẩy vật lên.
Câu 18: Khối lượng riêng của nước sông bằng lg/cm
3 và của nước biển bằng 1,03 g/cm
3. Trên sông, con tàu sẽ nổi:
A. nhiều hơn so với trên biển.
B. như trên biển.
C. ít hơn so với trên biển.
D. nhiều hơn, bằng hoặc ít hơn so với trên biển tùy theo kích thước của con tàu.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây không sinh công cơ học?
A. Vận động viên ma-ra-tông đang chạy trên đường đua.
B. Vận động viên nhào lộn đang đứng trên cầu nhảy
C. Cầu thủ bóng đá đang thi đấu trong một trận cầu.
D. Quả nặng đang được rơi từ trên cần của một búa máy xuống.
Câu 20: Khi làm các đường ô tô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngoèo rất dài để:
A. giảm quãng đường.
B. giảm lực kéo của ô tô.
C. tăng ma sát.
D. tăng lực kéo của ô tô.
Câu 1: D
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì một vật có thể đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
Câu 2: A
Thời gian t = s/v khi tăng vận tốc thành v’ = 1,5v thì thời gian là t' = s/1,5v
Tỉ số:
Câu 3: B
V = 54km/h = 15m/s
Câu 4: D
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi. Vì thế phương án A, B, C đều đúng.
Câu 5: D
Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc, thay đổi dạng quỹ đạo hay làm vật to biến dạng.
Câu 6: B
Hai lực cân bằng là hai lực cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và cường độ bằng nhau.
Câu 7: B
Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
Câu 8: C
Áp suất phụ thuộc vào hai đại lượng: áp lực và diện tích có lực tác dụng.
Vì thế chưa hẳn áp suất càng lớn khi áp lực càng lớn.
Câu 9: D
Đơn vị N là đo lực, không phải là đơn vị đo áp suất.
Câu 10: D
Áp suất tác dụng lên đáy bình là: p = dh.
Câu 11: A
Áp suất tác dụng lên đáy bình là: p = dh, vì thế bình 3 đựng nước pha muối có d lớn nhất nên p
3lớn nhất, bình 1 đựng rượu có d nhỏ nhất nên p
1 nhỏ nhất, vậy ta có: p
3 > p
2 > p
1Câu 12: C
Hiện tượng ta hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ là nhờ áp suất khí quyển gây ra.
Câu 13: B
Ta có p = d.h, suy ra
d =
= 1,2.10
5N/m
3Câu 14: B
Thể tích mỗi miếng tỉ lệ với khối lượng nên v
1 = 2v
2Tương tự lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên miếng sẽ là F
1 = 2F
2.
Câu 15: D
Vật có thể tích bằng: V = m/d
v = 3,6/1800 = 2.10
-3m
3Câu 16: B
Lực đẩy Ác-si-mét có chiều hướng thẳng đứng lên trên.
Câu 17: A
Câu mô tả cho sự nổi: Một vật lơ lửng trong không khí hoặc không chìm trong nước.
Câu 18: C
Do khối lượng riêng của nước biển lớn hơn nước sông nên trên sông, con tàu sẽ nổi ít hơn so với trên biển.
Câu 19: B
Khi vận động viên nhào lộn đang đứng trên cầu nhảy thi không sinh công cơ
Câu 20: B
Người ta phải làm các đường ngoằn ngoèo rất dài qua đèo đê tăng chiều của mặt phẳng nghiêng và do đó giảm lực kéo của ô tô.