Giải Công dân 8 sách Cánh diều, bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình

Chủ nhật - 08/10/2023 21:47
Giải Công dân 8 sách Cánh diều, bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình - Trang 34, ...., 42.
Mở đầu trang 34: Em hãy cùng các bạn nêu những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình.
Trả lời:
- Một số câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình.
+ Anh em thuận hòa là nhà có phúc.
+ Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan, vợ húp, gật đầu khen ngon.
+ Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.
+ Con đi xa cách muôn nơi/ Công cha nghĩa mẹ đời đời không quên.
+ Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn tồn tại và dạy chúng ta cách sống với những người khác.
+ Gia đình là nơi tiếp cho ta sức mạnh và niềm tin để vững bước trên đường đời, là chỗ dựa vững chắc để ta có thể dựa vào khi yếu đuối, và là nơi luôn chào đón mỗi lần ta quay về.
 

1. Các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội

Em hãy đọc các trường hợp, quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1. Do ghen tuông vô cớ, anh A thường đánh mắng vợ, gây bức xúc cho khu dân cư, thậm chí anh còn viết thư nặc danh gửi tới nơi vợ làm việc để hạ thấp nhân phẩm, danh dự của vợ.
Trường hợp 2. Chị B ép buộc chồng đưa toàn bộ thu nhập hằng tháng cho chị quản lí, khi có việc cần chỉ tiêu, chồng chỉ phải hỏi xin vợ.
Trường hợp 3. Do nghiện chơi trò chơi điện tử, mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng K thường xuyên xin tiền của bố mẹ. Khi bố mẹ không cho, K thường bực tức, cố ý đập phá đồ đạc trong gia đình.
Trường hợp 4. Mặc dù sức khoẻ không cho phép, chị T vẫn bị chồng bắt ép sinh thêm con thứ ba.

giai cong dan 8 sach canh dieu bai 6 1
Câu hỏi: 
a. Em hãy cho biết hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong mỗi trường hợp trên.
b. Theo em, bạo lực gia đình có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội?

Trả lời:
a. Chỉ ra hình thức và tác hại của bạo lực gia đình
- Trường hợp 1.
+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về thể chất và tinh thần (thể hiện qua chi tiết: anh A đánh, mắng vợ; viết thư nặc danh để hạ thấp nhân phẩm và danh dự của vợ).
+ Tác hại: gây tổn thương về thể chất và tinh thần cho vợ của anh A; hạnh phúc gia đình của anh A có nguy cơ tan vỡ.
- Trường hợp 2.
+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế (thể hiện qua chi tiết: chị B ép buộc chồng phải đưa toàn bộ thu nhập cho mình).
+ Tác hại: gây áp lực, tổn thương tinh thần đối với chồng của chị B; khiến không khí trong gia đình chị B luôn căng thẳng.
- Trường hợp 3.
+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế (thể hiện qua chi tiết: K đập phá đồ đạc trong gia đình).
+ Tác hại: khiến bố mẹ K buồn phiền; thiệt hại về kinh tế đối với gia đình K.
- Trường hợp 4.
+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về tình dục (thể hiện qua chi tiết: chị T bị chồng ép sinh thêm con thứ ba)
+ Tác hại: sức khỏe của chị T bị ảnh hưởng.

b. Bạo lực gia đình có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội: 
Đối với người bị bạo lực: gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực (sức khỏe, danh dự, tính mạng, kinh tế,...)
Đối với gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình
Đối với xã hội: làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội
 

2. Một số quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

a. Căn cứ vào thông tin, em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong hai trường hợp trên.
b. Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình.

Trả lời:
a.
Trường hợp 1.
+ Hành vi vi phạm pháp luật của vợ anh Q là: theo dõi, tra hỏi, đay nghiến gây áp lực tâm lí đối với anh Q.
+ Đồng nghiệp của vợ anh Q cũng vi phạm pháp luật vì đã có hành vi: xúi giục vợ anh Q thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
- Trường hợp 2. Hành vi vi phạm pháp luật của chồng chị H là:
+ Đánh, mắng vợ con.
+ Ngăn cản, đe dọa trả thù người hàng xóm, vì người hàng xóm có ý định trình báo với cơ quan chức năng về việc: chị H bị chồng hành hạ.

b. Một số quy định khác của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình:
Người có hành vi bạo lực gia đình là người đã gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình. Tại Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định rõ nghĩa vụ của họ, bao gồm:
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
 

3. Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình

a. Phòng ngừa bạo lực gia đình
Em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi
giai cong dan 8 sach canh dieu bai 6 2

a. Em hãy cho biết các nhân vật ở từng hình ảnh đã làm gì để phòng ngừa bạo lực gia đình.
b. Em hãy kể thêm một số việc làm để phòng ngừa bạo lực gia đình.

Trả lời:
Biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình của các nhân vật trong ảnh:
- Ảnh 1: Tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh.
- Ảnh 2: Tuyên truyền luật phòng, chống bạo lực gia đình; kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình.
- Ảnh 3: Bố mẹ thực hiện việc khuyên nhủ, tâm sự; không đánh, mắng con cái.
- Ảnh 4: Giữ thái độ quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng trong ứng xử với các thành viên trong gia đình.

b. Để phòng ngừa bạo lực gia đình, mỗi cá nhân cần:
+ Quan tâm, chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng trong ứng xử với các thành viên trong gia đình.
+ Nói không với mọi biểu hiện bạo lực gia đình và các biểu hiện của tư tưởng gia trưởng, các quan niệm lạc hậu.
+ Có kế hoạch an toàn khi xảy ra bạo lực gia đình nghiêm trọng: cách liên lạc với bên ngoài, nơi trú ẩn an toàn,.....
- Để phòng ngừa bạo lực gia đình, các tổ chức xã hội, cần:
+ Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình.
+ Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hoá, nếp sống văn minh.
+ Xử lí nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình.

b. Ứng phó với bạo lực gia đình
a. Em hãy cho biết các nhân vật bị bạo lực gia đình trong từng trường hợp trên đã làm gì để ứng phó với bạo lực gia đình
b. Người chứng kiến bạo lực gia đình có thể làm gì để ứng phó với bạo lực gia

Trả lời:
a. Biện pháp ứng phó với bạo lực gia đình của các nhân vật
- Trường hợp 1. Khi nhận diện thấy nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, chị D đã rời đi, tìm cách rời khỏi nhà hoặc tránh mặt chồng để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Trường hợp 2. Khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình, bé A đã nhờ sự giúp đơc của những người đáng tin cậy.
- Trường hợp 3. Khi phát hiện tình huống bạo lực gia đình, ông X đã gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em để nhờ sự can thiệp, giúp đỡ.
- Trường hợp 4. Khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình, bạn B đã đến gặp và xin tư vấn của chuyên gia tâm lí học đường.

b. Để ứng phó với bạo lực gia đình, người chứng kiến có thể:
- Ghi lại bằng chứng và trình báo sự việc tới cơ quan chức năng.
- Tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài.
- Phát tình huống khẩn cấm, như: kêu gọi sự giúp đỡ; gọi điện thoại cho đường dây nóng 111, 113 hoặc 115 (khi cần thiết).
 

* Luyện tập

Câu 1: Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực gia đình dưới đây với cá nhân, gia đình, xã hội.
A. Vì không sinh được con trai nên chị X đã bị chồng và gia đình chồng ghét bỏ, cưỡng ép phải sinh thêm con dù đã có 3 con.
B. Chị H thường xuyên hắt hủi mẹ chồng, khiến bà phải bỏ nhà ra đi.
C. Anh A không cho vợ đi làm và giao lưu với các bạn, hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoản sinh hoạt phí rất nhỏ.
D. Do không đồng ý với quyết định phân chia tài sản của bố mẹ, anh em V xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

Trả lời:
- Hành vi a)
+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về tình dục
+ Tác hại: gây tổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần của chị X; hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ.

- Hành vi b)
+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về tinh thần
+ Tác hại: gây tổn thương về tinh thần cho mẹ chồng chị H

- Hành vi c)
+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về kinh tế
+ Tác hại: gây tổn thương về tinh thần cho vợ anh A; không khí gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng.

- Hành vi d)
+ Hình thức bạo lực gia đình: bạo lực về thể chất
+ Tác hại: gây thương tích về thân thể với các thành viên trong gia đình; tình cảm anh em rạn nứt, không khí gia đình căng thẳng, ngột ngạt.

Câu 2: Hành vi nào sau đây thể hiện việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và hành vi nào vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?
A. Anh Đ báo tin cho Uỷ ban nhân dân xã về việc hàng xóm của mình thường xuyên bạo hành mẹ đẻ.
B. Ông B không chịu trả chi phí khám chữa bệnh cho vợ sau khi đánh vợ ngất xỉu phải nhập viện.
C. Chị T từ chối cung cấp thông tin với cơ quan chức năng về việc chồng chị bạo hành tình dục với mình.
D. Ông bà Đ xúi giục con trai phải kiểm soát thu nhập của con dâu.

Trả lời:
- Hành vi thực hiện đúng quy định của pháp luật:
+ (Trường hợp a) Anh Đ báo tin cho Uỷ ban nhân dân xã về việc hàng xóm của mình thường xuyên bạo hành mẹ đẻ.
- Những hành vi thực hiện sai quy định của pháp luật:
+ (Trường hợp b) Ông B không chịu trả chi phí khám chữa bệnh cho vợ sau khi đánh vợ ngất xỉu phải nhập viện => vi phạm khoản 3 điều 4 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
+ (Trường hợp c) Chị T từ chối cung cấp thông tin với cơ quan chức năng về việc chồng chị bạo hành tình dục với mình => vi phạm khoản 2 điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
+ (Trường hợp d) Ông bà Đ xúi giục con trai phải kiểm soát thu nhập của con dâu => vi phạm khoản 2 điều 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Câu 3: Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực gia đình trong các tình huống sau:
a. Bạn Đ (13 tuổi) bị bố ép buộc làm công việc nặng nhọc để đưa tiền cho bố uống rượu hằng ngày.
b. Sau khi bố mẹ li hôn, A sống với mẹ đẻ và thường xuyên bị mẹ ngăn cấm không cho liên lạc với bố và em gái.

Trả lời:
- Tình huống a) Cách ứng phó:
+ Bạn Đ nên tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) để nhờ sự giúp đỡ.
+ Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

- Tình huống b) Cách ứng phó:
+ Bạn A nên tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) hoặc chuyên gia tư vấn tâm lí học đường để nhờ sự giúp đỡ.
+ Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

Câu 4: Em hãy tranh biện với các bạn để bày tỏ thái độ trước quan niệm: “Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình.
Trả lời:
Em không đồng tình hoàn toàn với quan niệm: " "Chuyện nhà, đóng cửa bảo " khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình. Bởi vì, nếu là những hành vi bạo lực gia đình không nghiêm trọng thì có thể bỏ qua, hoặc hành vi bạo lực gia đình này chỉ xảy ra một đến hai lần. Nếu hành vi bạo lực gia đình xảy ra quá hoặc đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra với tần suất liên tục thì nên báo với cơ quan, chức năng.
 

* Vận dụng

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về tác hại của bạo lực gia đình.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo 1:
Bạo lực gia đình làm tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần của các thành viên gia đình, thậm chí còn dẫn tới nhiều vụ việc án mạng thương tâm. Làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự của xã hội. Bạo lực gia đình làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của gia đình, của dân tộc. Về lâu về dài bạo lực gia đình ảnh hưởng xã hội, chất lượng lao động kém đạo đức xuống cấp. Bạo lực làm mất đi ảnh hưởng đất nước hòa bình, thân ái, lành mạnh, văn hóa trong mắt bạn bè quốc tế.

Để giảm bớt bạo lực gia đình chúng ta cần nâng cao nhận thức, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nâng cao hiểu biết về tác hại của bạo lực gia đình để tránh những hành vi không đáng có kiềm chế nóng giận. Chúng ta cần tôn trọng pháp luật, tuyên truyền với người xung quanh ý thức về hạnh phúc gia đình, xử lý nghiêm minh những trường hợp bạo lực gia đình. Chúng ta cùng chung tay xây dựng một xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc, tố cáo những hành vi bạo lực gia đình quanh chúng ta.

Tóm lại bạo lực gia đình là hành vi xấu, cần chấm dứt, chúng ta là học sinh, những công dân tương lai của đất nước, chúng ta quyết nói không với bạo lực gia đình. Tuyên truyền chống vấn nạn bạo lực gia đình, mỗi con người cần phải có nhận thức, trách nhiệm và kiềm chế bản thân để giúp cho gia đình hạnh phúc bền lâu. Chúng ta cần kêu gọi chống bạo lực gia đình, nêu cao tinh thần đoàn kết vì một gia đình hạnh phúc, xã hội không còn tồn tại hành vi bạo lực gia đình, mỗi con người cần thay đổi ý thức, thay đổi bản thân, thay đổi suy nghĩ, quyết tâm xây dựng một gia đình ấm lo, hạnh phúc, đủ đầy.

Đoạn văn tham khảo 2:
Bạo lực gia đình là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội của chúng ta. Bạo lực tức là hành hung, dùng sức mạnh tay chân để trấn áp, khống chế và làm tổn hại đến sức khỏe cũng như tính mạng của những người thân trong gia đình. Hành vi này thường xuất hiện ở người đàn ông.

Trong một gia đình, đúng ra cả vợ và chồng đều phải bình đẳng trước pháp luật. Thế nhưng, nhiều gia đình, người chồng lại cho rằng mình là người vai trên, còn vợ là vai dưới và cứ thế người đàn ông ngang nhiên cho mình cái quyền có thể đánh, chửi vợ. Thật vô lí khi có những anh chồng đánh vợ chỉ vì cái lý do là anh ta đang say, không kiểm soát được hành vi của mình. Hay tàn nhẫn và đau đớn hơn là những ông chồng ham mê cờ bạc, hút chích, về nhà đánh đập vợ con để đòi tiền đốt vào những ván bài đen đỏ. Thật đau đớn và bất hạnh cho những gia đình nào đang rơi vào tình trạng như thế. Bạo lực gia đình hàng ngày vẫn diễn ra ở đâu đó trong xã hội, làm thương tổn biết bao trái tim yếu mềm của phụ nữ và trẻ thơ, làm phá vỡ trật tự xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường. Nạn nhân của bạo lực gia đình thường là những người yếu ớt, không có khả năng phản kháng, chống cự. Họ đang từng ngày bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần mà không thể nào tự giải thoát cho chính mình. Vậy nguyên nhân của bạo lực gia đình do đâu mà thành ? Đó là do tư tưởng trọng nam khinh nữ, đề cao chế độ nam quyền ở người đàn ông.

Do sự nhẫn nhục, cam chịu và không có thái độ phản kháng của người phụ nữ nên hành vi này càng được sức tiếp diễn. Do sự thiếu hiểu biết cùng thói bạo lực của người chồng, do tình yêu của hai vợ chồng chưa thực sự đủ lớn để thấu hiểu và cảm thông cho nhau dẫn đến chỉ có cách giải quyết bằng bạo lực. Bạo lực gia đình đã gây ra những hậu quả nặng nề và đau khổ cho cá nhân, gia đình và xã hội.

Câu 2: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền với chủ đề: Phê phán các hành vi bạo lực gia đình.
Trả lời:
bao luc gia dinh

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ ABC8
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ i9bet
xs66 ⇔ Jun88 ⇔  ⇔ SHBET
kuwin ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
8kbet ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
8KBET ⇔ New88 ⇔ 88clb ⇔ df999
18win ⇔ 789BET ⇔ Kubet ⇔ 79king
New88 ⇔ 789BET ⇔ BJ88 ⇔ 23win
33win ⇔ hq88 ⇔ BJ88 ⇔ LINK SHBET
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ https://98win.care/ ⇔ 88clb
77win ⇔ 789bet ⇔ Nhà cái 789bet
bet88 ⇔ F168 ⇔ Nhà cái MB66
WW88 ⇔ J88 ⇔ BJ88 ⇔ KUBET
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
78WIN ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ May88 ⇔ 789club ⇔ ABC8
Kubet ⇔ hi88 ⇔ hi88 ⇔ 789Bet
ok365 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
https://23win.school/ ⇔ hi88 ⇔ 33win
QQ88 ⇔ https://69vncom.pro/ ⇔ Bet88
HCM66 ⇔ https://88clb.promo/ ⇔ i9bet
18win ⇔ k8cc ⇔ 33WIN ⇔ bk8
HUBETu888 ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
kubet.li ⇔ BJ88 ⇔ https://hello8880.net/
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
Shbet ⇔ hitclub ⇔ https://ww88.cruises/
F168 ⇔ v9bet ⇔ https://u8888.mobi/
Go88 ⇔ http://sunwinvn.live/ ⇔ Sunwin
RR88 ⇔ iWin ⇔ https://kuwin.education/
http://sunwinvn.me/ ⇔ https://geteconow.com/
https://springdalefurnishings.com/ ⇔ 789WIN
trang chủ 789bet ⇔ 79king ⇔ 188bet
https://abc8.education/ ⇔ 789Bet
https://188bethn.com/ ⇔ https://33win.community/
https://thuocvienquany.com/ ⇔ https://shbet.pw/
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://33winco.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
88NN ⇔ U888 ⇔ http://sunwinvn.shop/
https://iwin.locker/ ⇔ https://wreachavoconline.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://789club60.com/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
23win ⇔ https://789club24.com/ ⇔ good88
SHBETSHBET ⇔ qh 88 ⇔ 8xbet
sunwin ⇔ 789win ⇔ https://69vnn.com/
https://bet88.football/ ⇔ ABC8
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ FABET ⇔ SHBET
https://tp88.finance/ ⇔ https://hi88.gives/
33win ⇔ https://181bet.group/ ⇔ win55
https://juice-headquarters.com ⇔ w88
f8bet f8bet004.com ⇔ https://23win.build/
88clbz.store ⇔ https://shbet.wedding/
http://sunwinvn.site/ ⇔ New88 com ⇔ 79king
https://ww88.supply/ ⇔ https://fb88.voyage/
Link vào NEW88 ⇔ http://oole777.org/
https://sosliberty.com/ ⇔ 789club ⇔ 789Bet
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://bj88.gen.in/
https://museovirtual.info/ ⇔ https://nnohu90.online/
http://iwinn.co/ ⇔ https://789beta2.com/
789bet ⇔ https://bj88.community/
https://88clb.lawyer/ ⇔ QQ88 ⇔ i9bet
Kubet ⇔ kubet ⇔ j88 ⇔ abc8
Nhà cái SHBET ⇔ https://shbet.law/
https://polodemocratico.info/ ⇔ https://ok365.tours/
https://j88.photography/ ⇔ f168
https://23win.cruises/ ⇔ https://kuwin.support/
https://f168.loans/ ⇔ 8kbet
https://w88okvip.com/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây