Giải Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức, bài 11: Muối

Thứ năm - 31/08/2023 05:46
Giải Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức, bài 11: Muối - Trang 48, 49, 50, 51, 52.

* Mở đầu

Muối có rất nhiều ứng dụng trong đời sống như làm phân bón, bảo quản thực phẩm, làm bột nở cho các loại bánh, gia vị,… Muối có những tính chất hóa học nào và được điều chế như thế nào?
Trả lời:
- Một số tính chất hoá học của muối:
+ Dung dịch muối tác dụng với kim loại;
+ Muối tác dụng với dung dịch acid;
+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base;
+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối.

- Muối có thể được điều chế bằng một số phương pháp như:
+ Dung dịch acid tác dụng với base;
+ Dung dịch acid tác dụng với oxide base;
+ Dung dịch acid tác dụng với muối;
+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base;
+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối.
 

I. Khái niệm

Hoạt động trang 48: Tìm hiểu về các phản ứng tạo muối
giai khtn 8 sach ket noi bai 11
Bảng 11.1. Phản ứng tạo thành muối, tên gọi và thành phần phân tử của một số muối

Quan sát Bảng 11.1 và thực hiện các yêu cầu:
1. Nhận xét về sự khác nhau giữa thành phần phân tử của acid (chất phản ứng) và muối (chất sản phẩm). Đặc điểm chung của các phản ứng ở Bảng 11.1 là gì?
2. Nhận xét về cách gọi tên muối.

Trả lời:
1. Công thức phân tử của acid và phân tử muối khác nhau là phân tử acid gồm các nguyên tử H liên kết với anion gốc acid còn phân tử muối nguyên tử H đã được thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Đặc điểm chung của các phản ứng trong bảng 11.1 là có acid là chất tham gia, sản phẩm tạo thành là muối.
2. Cách gọi tên muối: Tên kim loại (Kèm hóa trị đối với kim loại nhiều hóa trị) + Tên gốc acid

Câu hỏi 1 - Trang 49: Biết công thức của các muối sau: potassium sulfate, sodium hydrogensulfate, sodium hydrogencarbonate, sodium chloride, sodium nitrate, calcium hydrogenphosphate, magnesium sulfate, copper(II) sulfate.
Trả lời:
Potassium sulfate: K2SO4;
Sodium hydrogensulfate: NaHSO4;
Sodium hydrogencarbonate: NaHCO3;
Sodium chloride: NaCl;
Sodium nitrate: NaOH3;
Calcium hydrogenphosphate: CaHPO4;
Magnesium sulfate: MgSO4;
Copper(II) sulfate: CuSO4.

Câu hỏi 2 - Trang 49: Gọi tên các muối sau: AlCl3, KCl, Al2(SO4)3, MgSO4, NH4NO3NaHCO3
Trả lời:
AlCl3: aluminium chloride;
KCl: potassium chloride;
Al2(SO4)3: aluminium sulfate;
MgSO4: magnesium sulfate;
NH4NO3: ammonium nitrate;
NaHCO3: sodium hydrogencarbonate.

Câu hỏi 3 - Trang 49: Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành muối KCl và MgSO4.
Trả lời:
- Một số phương trình hoá học của phản ứng tạo thành muối KCl:
2K + 2HCl → 2KCl + H2
KOH + HCl → KCl + H2O
K2O + 2HCl → 2KCl + H2O
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O.

- Một số phương trình hóa học của phản ứng tạo thành muối MgSO4:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
Mg(OH)2+ H2SO4 → MgSO4 + H2O
MgO + H2SO4→ MgSO4 + H2O
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O.
 

II. Tính chất hóa học

Hoạt động - Trang 50: Tìm hiểu tính chất hoá học của muối
Chuẩn bị: Các dung dịch: H2SO4 loãng, NaOH loãng, Na2SO4, CuSO4; 4 ống nghiệm: ống (1) chứa 1 đinh sắt đã được làm sạch, ống (2) và (3) mỗi ống nghiệm chứa khoảng 1 mL dung dịch BaCl2, ống (4) chứa khoảng 1 mL dung dịch CuSO4.
Tiến hành: ống (1) cho khoảng 2 mL dung dịch CuSO4; ống (2) cho khoảng 1 mL dung dịch H2SO4; ống (3) cho khoảng 1 mL dung dịch Na2SO4; ống (4) cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH

giai khtn 8 sach ket noi bai 11 1

Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu:
1. Viết phương trình hoá học, giải thích hiện tượng xảy ra.
2. Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hoá học của muối.

Trả lời:
Phương trình hoá học, giải thích hiện tượng xảy ra:
(1) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xám Iron (Fe) bị 1 lớp đồng đỏ phủ lên bề mặt.

(2) BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan trong dung dịch.

(3) BaCl2 + Na2SO4BaSO4 ↓ + 2NaCl 
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch.

(4) CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4 
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu xanh lam không tan trong dung dịch.

2. Một số tính chất hoá học của muối:
- Dung dịch muối có thể tác dụng với một số kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới. Ví dụ: Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu.
- Muối có thể tác dụng với một số dung dịch acid tạo thành muối mới và acid mới. Sản phẩm của phản ứng tạo thành có ít nhất một chất là chất khí/ chất ít tan/ không tan … Ví dụ: BaCl2H2SO4BaSO4 + 2HCl.
- Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base tạo thành muối mới và base mới, trong đó có ít nhất một sản phẩm là chất khí/ chất ít tan/ không tan … Ví dụ:
CuSO4+ 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4.
- Hai dung dịch muối tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới, trong đó có ít nhất một muối không tan hoặc ít tan. Ví dụ:
BaCl2 + Na2SO4BaSO2 + 2NaCl.

Câu hỏi - Trang 51: Trong dung dịch, giữa các cặp chất nào sau đây có xảy ra phản ứng? Viết phương trình hoá học của các phản ứng đó.
  Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Ca(NO3)2        
BaCl2        
HNO3        

Trả lời:
  Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Ca(NO3)2 không phản ứng không phản ứng không phản ứng không phản ứng
BaCl2 phản ứng không phản ứng phản ứng không phản ứng
HNO3 phản ứng không phản ứng không phản ứng không phản ứng

Phương trình hóa học:
Ca(NO3)2 + Na2CO3→ CaCO3 + 2NaNO3
Ca(NO3)2 + Na2SO4 → CaSO4 + 2NaNO3
BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl
BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaCl
2HNO3 + Na2CO3 → 2NaNO3 + CO2+ H2O.
 

III. Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Câu hỏi trang 52: Tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây:
giai khtn 8 sach ket noi bai 11 2
Dựa vào sơ đồ Hình 11.2 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hoá học minh hoạ.
Trả lời:
- Tính chất của oxide:
+ Oxide base tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.

+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

- Tính chất của acid:
+ Tác dụng với kim loại tạo thành muối và khí. Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

+ Tác dụng với base tạo thành muối và nước. Ví dụ:
HCl + NaOH → NaCl + H2O.

+ Tác dụng với oxide base tạo thành muối và nước. Ví dụ:
H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O

+ Tác dụng với muối tạo thành muối mới và acid mới. Ví dụ:
H2SO4 + BaCl2 → Ba2SO4 + HCl

- Tính chất của base:
+ Tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O

+ Tác dụng với oxide acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

+ Tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và base mới. Ví dụ:
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ Xoilac tv ⇔ Kênh 90Phut TV full HD ⇔ New88 ⇔ abc8 ⇔ GK88
truc tiep bong da xoi lac full HD ⇔ xem bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ https://nhacaiuytin.cash/ ⇔ Gemwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi ⇔ link truc tiep bong da xoilac tv mien phi ⇔ link trực tiếp bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ jun88 ⇔ https://104.248.99.177/ ⇔ https://v8club.nl/
Socolive truc tiep bong da hom nay mien phi ⇔ Tỷ lệ kèo bóng đá hôm nay ⇔ UK88 ⇔ https://789bet.agency/
link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay ⇔ https://nhatvip99.com/
⇔ https://789bethv.com/ ⇔ Hitclub ⇔ Jun88 ⇔ shbet ⇔ https://okvipno1.com/ ⇔ https://choangclub.bar
luongsontv ⇔ sin88.run ⇔ choáng club ⇔ Go88 ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ 789BET ⇔ HI88 ⇔ N88
789bet ⇔ 789bet ⇔ https://hi88.garden/ ⇔ bet88 ⇔ hi88 ⇔ Hb88 ⇔ OKVIP
NEW 88 ⇔ NEW88 ⇔ Trang chủ Jun88 ⇔ Trang chủ Jun88 ⇔ 789 BET
Jun88 ⇔ Jun88 ⇔ Kuwin ⇔ https://i9bet.theater/ ⇔ https://sv88living5.living/ ⇔ For88 ⇔ 789WIN
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây