Giải Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức, bài 2: Phản ứng hóa học

Thứ bảy - 26/08/2023 04:07
Giải Khoa học tự nhiên 8 sách Kết nối tri thức, bài 2: Phản ứng hóa học - Trang 11,12,13,14,15.

* Mở đầu

Khi đốt nến, một phần nến chảy lỏng, một phần nến bị cháy. Cây nến ngắn dần. Vậy phần nến nào đã bị biến đổi thành chất mới?
Trả lời:
Phần nến bị cháy đã bị biến đổi thành chất mới. Cụ thể nến cháy sinh ra carbon dioxide và nước.
 

I. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

Hoạt động trang 11: Thí nghiệm về biến đổi vật lí
Chuẩn bị: nước đá viên; cốc thủy tinh 250 mL, nhiệt kế, đèn cồn, kiềng sắt.
Tiến hành: Thực hiện thí nghiệm như mô tả trong Hình 2.1.
Quan sát hiện tượng và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Xác định các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2.1.
2. Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước có biến đổi thành chất khác không?

giai khtn 8 sach ket noi bai 2

Trả lời:
1. Các giá trị nhiệt độ tương ứng với các bước thí nghiệm mô tả trong Hình 2. 1.
Cốc a: nước đá: 0 - 4 độ C
Cốc b: Nước ở thể lỏng nhiệt độ phòng (20 - 25 độ C)
Cốc c: Nước sôi chuyển từ thể lỏng sang thể hơi 100 độ C

2. Ở quá trình ngược lại, hơi nước ngưng tụ thành nước lỏng, nước lỏng đông đặc thành nước đá. Vậy trong quá trình chuyển thể, nước không bị biến đối thành chấc khác

Hoạt động - Trang 12: Thí nghiệm về biến đổi hoá học
Chuẩn bị: bột sắt (Fe) và bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ 7 : 4 về khối lượng; ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, thìa thuỷ tinh.
Tiến hành:
- Trộn đều hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh. Lần lượt cho vào hai ống nghiệm (1) và (2) mỗi ống 3 thìa hỗn hợp.
- Đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1). Quan sát hiện tượng.
- Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm (2) khoảng 30 giây rồi ngừng đun. Để nguội và đưa nam châm lại gần ống nghiệm (2). Quan sát hiện tượng.

giai khtn 8 sach ket noi bai 2 2

Trả lời câu hỏi:
1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, hỗn hợp thu được có bị nam châm hút không?
2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội có bị nam châm hút không?
3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.
4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành không? Giải thích.
Trả lời:
1. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh, đưa nam châm lại gần ống nghiệm (1) thấy nam châm hút, suy ra hỗn hợp thu được có bị nam châm hút.
2. Chất trong ống nghiệm (2) sau khi đun nóng và để nguội không bị nam châm hút.
3. Sau khi trộn bột sắt và bột lưu huỳnh không có chất mới tạo thành, do đây chỉ là sự trộn vật lí, không có sự thay đổi về chất và lượng, sắt trong hỗn hợp vẫn bị nam châm hút.
4. Sau khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh, có chất mới được tạo thành. Do đã có phản ứng hóa học xảy ra, sinh ra chất mới không bị nam châm hút.

Câu hỏi trang 12: Lấy một số ví dụ trong đời sống về các quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học.
Trả lời:
- Một số quá trình xảy ra sự biến đổi vật lí:
+ Nước lỏng để một thời gian trong ngăn đông tủ lạnh hoá rắn.
+ Hòa tan muối ăn vào nước.
+ Hòa tan đường ăn vào nước.

- Một số quá trình xảy ra sự biến đổi hoá học:
+ Đốt cháy than để đun nấu.
+ Tượng đá bị hư hại do mưa acid.
+ Dây xích xe đạp bị gỉ.
 

II. Phản ứng hóa học

1. Khái niệm

Câu hỏi trang 13: Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide.
a) Hãy viết phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng này.
Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là sản phẩm?
b) Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?

Trả lời:
a) Phương trình phản ứng dạng chữ của phản ứng:
Carbon + oxygen → carbon dioxide.
Trong đó chất phản ứng là carbon và oxygen; chất sản phẩm là carbon dioxide.
b) Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng (carbon, oxygen) giảm dần, lượng chất sản phẩm (carbon dioxide) tăng dần.

2. Diễn biến phản ứng hoá học
Câu hỏi trang 13: Quan sát Hình 2.3 và trả lời câu hỏi:
giai khtn 8 sach ket noi bai 2 3

1. Trước và sau phản ứng, những nguyên tử nào liên kết với nhau?
2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không?
Trả lời:
1. Trước phản ứng 2 nguyên tử H liên kết với nhau, 2 nguyên tử O liên kết với nhau.
Sau phản ứng 1 nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H.
2. Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O không thay đổi.
 

3. Hiện tượng kèm theo các phản ứng hoá học

Hoạt động trang 14 KHTN 8: Dấu hiệu nhận biết có chất mới tạo thành
Chuẩn bị: dung dịch hydrochloric acid (HCl) loãng, sodium hydroxide (NaOH), copper(II) sulfate (CuSO4), barium chloride (BaCl2), kẽm viên (Zn); ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
Tiến hành:
- Cho khoảng 3 mL dung dịch hydrochloric acid vào ống nghiệm (1) chứa kẽm viên và ống nghiệm (2) chứa 2 mL dung dịch barium chloride.
- Cho khoảng 3 mL dung dịch sodium hydroxide vào ống nghiệm (3) chứa 2 mL dung dịch copper(II) sulfate.
Quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi:
Ống nghiệm nào xảy ra phản ứng hoá học? Giải thích.

Trả lời:
Ống nghiệm (1) và (3) xảy ra phản ứng hoá học do có những dấu hiệu nhận ra có chất mới tạo thành. Cụ thể:
+ Ống nghiệm (1) viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.
+ Ống nghiệm (3) có kết tủa xanh tạo thành.

Câu hỏi 1 - Trang 14 : Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng có xảy ra nữa không?
Trả lời:
Trong phân ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng không xảy ra nữa.

Câu hỏi 2 - Trang 14: Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hoá học xảy ra?
Trả lời:
Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi thấy xuất hiện bọt khí, đá vôi tan dần chứng tỏ đã có phản ứng hoá học xảy ra?
 

III. NĂNG LƯỢNG CỦA PHẢN ỨNG HOÁ HỌC

1. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt
Câu hỏi 1 - Trang 14: Thức ăn được tiêu hóa chuyển thành các chất dinh dưỡng. Phản ứng hoá học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt? Lấy thêm ví dụ về loại phản ứng này.
Trả lời:
- Phản ứng hóa học giữa chất dinh dưỡng với oxygen cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động là phản ứng toả nhiệt.
- Ví dụ một số phản ứng toả nhiệt:
+ Phản ứng đốt cháy than;
+ Phản ứng đốt cháy khí gas…

Câu hỏi 2 - Trang 14: Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt). Đây là phản ứng toả nhiệt hay thu nhiệt?
Trả lời:
Quá trình nung đá vôi (thành phần chính là CaCO3) thành vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2) cần cung cấp năng lượng (dạng nhiệt), Đây là phản ứng thu nhiệt
 

2. Ứng dụng của phản ứng toả nhiệt

Hoạt động 1 - Trang 15: Than, xăng, dầu,… là nhiên liệu hóa thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và hoạt động nào của con người? Em hãy sưu tầm hình ảnh và trình bày ứng dụng của các nhiên liệu này trong đời sống.
Trả lời:
- Than, xăng, dầu,… là nhiên liệu hóa thạch. Than được sử dụng chủ yếu cho ngành nhiệt điện… Xăng, dầu được sử dụng chủ yếu trong ngành giao thông vận tải…
Trong đời sống than được dùng làm nhiên liệu; xăng, dầu dùng để chạy động cơ ô tô, xe máy ..
- Các hình ảnh minh họa:
giai khtn 8 sach ket noi bai 2 4

Hoạt động 2 - Trang 15: Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch.
Trả lời:
Các nguồn nhiên liệu hoá thạch không phải là vô tận
Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch ảnh hưởng đến môi trường 
Ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch:
Hiện nay con người đã và đang nghiên cứu và ứng dụng các dạng năng lượng như NL gió, NL mặt trời, ... vào cuộc sống

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ https://s666hn.com/
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ GK88 ⇔ Gemwin
https://nhatvip.rocks ⇔ https://789betcom1.com/
truc tiep bong da xoi lac full HD ⇔ xem bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ dola789.blog
truc tiep bong da xoilac tv mien phi ⇔ link truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ jun88 ⇔ https://104.248.99.177/
Socolive truc tiep bong da hom nay mien phi ⇔ 8Day
link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
FB88 ⇔ https://789bethv.com/ ⇔ shbet ⇔ Go88 ⇔ BJ88
https://868cwin.com/ ⇔ EE88 ⇔ Betvisa ⇔ BJ88
sin88.run ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ Go88 ⇔​​​​​​​ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
https://choangclub.bar ⇔ https://vinbet.fun
https://uk88.rocks ⇔ 789Bet ⇔ 789 Bet ⇔ 789BET ⇔ Vn88 ⇔ net88 ⇔ RAYbet
789 BET ⇔ 789BET ⇔ https://hi88.garden/ ⇔ bet88
https://glowieparty.com/ ⇔ Hb88 ⇔ https://79king.party/
https://new88100.com/ ⇔ https://new8880.com/
LUCK8 ⇔ https://123b.wedding/ ⇔​​​​​​​ https://f8bets2.com/​​​​​​​
Sv88living.living ⇔ 789bet.kitchen ⇔ hi88
789bet ⇔ J88 uppedu ⇔ abc8bb com
https://okvipno1.com/ ⇔ https://glowieparty.com/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây