Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ: Sáng mát trong như sáng năm xưa ..... Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

Thứ tư - 08/11/2023 03:29
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

DÀN Ý

1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi.
- Dẫn dắt vào bài thơ Đất nước.

2. Thân bài
a) Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… lá rơi đầy):
- Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội.
- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm:
+ Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội => Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".
+ Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
=> Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.

b) Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.
- Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc.
- Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha).
- Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…
- Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.
=> Niềm tự hào về đất nước.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt...
=> Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất.

3. Kết bài
- Khái quát tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của đoạn thơ
- Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản tân về đoạn thơ.
 

BÀI LÀM 1:

Đối với mảnh đất quê hương của mình, ai mà chẳng có những kỉ niệm, sự gắn bó, thân thương. Bài thơ “Đất nước” ra đời với tất cả sự nâng niu, ấp ủ của tác giả trong một thời gian dài 1948 - 1955. Mặc dù dựa trên những suy ngẫm của tác giả về đất nước và con người Việt Nam từ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1948) và “Đêm mít tinh” (1949). “Đất nước” vẫn có được tính chỉnh thể của một tác phẩm nghệ thuật và người đọc vẫn cảm nhận được nó một cách sâu sắc.

Khơi nguồn cho những cảm xúc và suy ngẫm về đất nước là những cảm giác trực tiếp trong một buổi sáng mùa thu gợi lên nỗi nhớ về đất nước:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những mùa thu đã xa”


Hà Nội hiện lên trong tâm tưởng người thanh niên trí thức đi theo tiếng gọi cách mạng với tất cả những hình ảnh thân thuộc ngày nào: buổi sáng mùa thu trong lành, gió nhẹ thổi và đặc trong gió thoang thoảng mùi hương cốm mới - một mùi hương rất đỗi quen thuộc của Hà Nội - đã gợi lên trong tâm trí nhà thơ một nỗi nhớ da diết, bồi hồi. Chỉ bằng vài nét phác họa tác giả đã gợi lên cả không gian và thời gian, cả màu sắc và hương vị. Một điều gây thắc mắc cho ta là tại sao giữa vùng rừng núi Việt Bắc lại có được mùi “hương cốm mới” ấy. Nhưng nếu liên hệ, đến hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, có lẽ mùi hương cốm ấy là có thật và điều này cũng có thể được hiểu: các chiến sĩ hoạt động ở vùng rừng núi rất ít khi có điều kiện về Hà Nội thăm gia đình, do đó mỗi lần về Hà Nội họ đều nhớ mang theo đặc sản của quê hương - cốm. Khi trở lại Việt Bắc và mùi hương cốm vào buổi sớm tinh mơ có lẽ bắt nguồn từ đó. Ắt phải là một người yêu quê hương ghê gớm lắm tác giả mới cảm nhận được mùi hương ấy. Và có lẽ mùi hương cốm mới đã dẫn nhà thơ ngược dòng thời gian, sống lại những kỉ niệm xưa:

“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.


Mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra trong hoài niệm thật cụ thể, sinh động và gợi cảm. Sự nhạy cảm, tinh tế đã giúp nhà thơ nhận ra cái “chớm lạnh” của buổi sáng mùa thu, cảm giác thật cụ thể cái “xao xác hơi may trên những phố dài”. Câu thơ rất gợi cảm, đầy ấn tượng, một phần là nhờ cách đảo ngữ: “Những phố dài xao xác hơi may”. Cả Hà Nội dường như trở thành một thành phố trống không, chỉ có những chiếc lá vàng bị những đợt gió heo may cuốn bay. Nhân vật người ra đi - có lẽ là người duy nhất và cuối cùng giã biệt Hà Nội để lên chiến khu Việt Bắc để lại thềm nắng đầy lá vàng rơi cho nên “đầu không ngoảnh lại” nhưng là cả một sự xao xuyến, bâng khuâng trong tâm tưởng. Hình ảnh người ra đi giữa không gian đầy màu sắc ánh sáng, tạo một ấn tượng sâu đậm, chất chứa những nỗi niềm, những tâm trạng. Với bảy chữ “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” tác giả đã vẽ nên một bức tranh cực kì gợi cảm: Một người đang bước đi, sau lưng là thềm nhà đầy nắng vàng và lá rụng. Có thể nói bốn câu thơ viết về mùa thu Hà Nội trong niềm hoài niệm của nhà thơ là những câu thơ hay nhất, đẹp nhất của bài thơ. Quả là một mùa thu buồn. Mùa thu thường buồn nhưng mùa thu ở đây có một nét buồn khó hiểu hơn. Đó là cái buồn của người công dân trong cảnh nước nhà đang rơi vào vòng máu lửa, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, mọi người rời lên chiến khu để tham gia kháng chiến, phố phường trở nên hoang vắng và hiu hắt buồn.

BÀI LÀM 2:
Đất nước là một trong những bài thơ hay nhất của tác giả Nguyễn Đình Thi. Bài thơ có thời gian thai nghén suốt một thời gian dài, là một bản tổng kết về hành trình dài của đất nước từ những năm thực dân Pháp giày xéo, đau thương trong chiến tranh đến ngày ca khúc ca chiến thắng. Bài thơ khá dài, có nhiều khổ thơ hay, đặc biệt là khổ thơ đầu tiên:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa
…………………………..
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”


7 câu thơ đầu chính là nỗi nhớ của người ra đi trước mùa thu của Hà Nội. Mang tâm sự của người lính ra đi,chưa có ngày trở về, nhà thơ vô cùng bồi hồi, xao xuyến khi nhớ về mùa thu Hà Nội, một mùa thu đẹp với bao nhiêu cảnh, bao nhiêu tình:

Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới


Mùa thu trong nỗi nhớ hiện ra qua cái không khí rất đặc trưng “sáng mát trong”: gợi ra không gian mát lành của hồn thu, trời thu. Phép so sánh sáng mát trong với như sáng năm xưa, gợi lên một mùa thu trong quá khứ, không rõ là thời điểm nào nhưng chắc chắn đó là những ngày tháng tươi đẹp nhất của mùa thu Hà Nội. Đó có thể là mùa thu năm 1945, trước quảng trường Ba Đình lịch sử mà chủ tịch đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, hoặc là mùa thu của những ngày tháng còn hoà bình. Mùa thu ấy hiện ra qua không khí, tiết trời và qua những thức quà rất giản dị “hương cốm mới”, “trái hồng chín đỏ”, “trái na thơm lừng”... thật bình dị, thân thương mà ý nghĩa làm sao. 

Chính trong không khí như vậy nhà thơ hồi tưởng về “ những ngày thu đã xa”. Ở thời điểm hiện tại nhà thơ nhìn về những năm tháng quá khứ, “nhớ” đồng hiện cả quá khứ và hiện tại trong một khổ thơ.

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội 
Những phố dài xao xác hơi may


Lúc này đương độ thu chín nhất nên cảm nhận rõ được cái chớm lạnh, chưa gay gắt, khắc nghiệt như mùa đông nhưng cũng đủ để gợi cảm giác mơn man nơi da thịt. Trong không khí lành lạnh của mùa thu đó là hình ảnh của những con phố dài đang trong mùa thay lá, xao xác những chiếc lá vàng rụng, từ láy “xao xác” kết hợp với “hơi may” khiến cho câu thơ có nhịp điệu trầm, buồn. Phải chăng đó cũng là tâm trạng của những con người đã lâu không được cảm nhận cái không khí của mùa thu Hà Nội. 

Kết thúc khổ thơ là hình ảnh của người ra đi “đầu không ngoảnh lại”. Người ra đi ở đây ta có thể hiểu là những người lính quyết tâm ra đi vì non sông đất nước, đi để bảo vệ Hà Nội, với quyết tâm đất nước thoát khỏi giày xéo của chiến tranh. Người ra đi ôm bao hoài vọng, chí lớn nên có tư thế ngang tàng, quyết tâm “không ngoảnh lại”, nghe như âm vang của lời thề “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” . Cái quay lưng đi quyết tâm như thế nhưng tấm lòng, sự vương vấn với Hà Nội sao có thể dứt khoát ngay được, thế nên mới có cảnh “sau lưng thềm…rơi đầy:”

Một đoạn thơ ngắn nhưng đã thâu tóm được trọn vẹn cái hồn của mùa thu miền Bắc nói chung và mùa thu của Hà Nội nói riêng. Mùa thu đẹp đến nao lòng nhưng cũng có cái gì đó buồn đến tê tái. Nhất là khi ấy đất nước còn đang bị giày xéo đau thương do chiến tranh mang lại. Thông qua bài thơ chúng ta cảm nhận được tình yêu kín đáo nhưng sâu sắc của nhà thơ dành cho Hà Nội, tự hào về mảnh đất nghìn năm văn hiến này.

BÀI LÀM 3:
Xưa nay, nhiều bài thơ hay lại được nhà thơ viết rất nhanh, có vẻ như “xuất thần”. Trái lại, có những bài thơ được nung nấu kỹ lưỡng khi hoàn thành chưa hẳn làm ưng ý tác giả, nhất là về cảm xúc, sự xộc xệch trong kết cấu. Đất nước của Nguyễn Đình Thi có lẽ là trường hợp ngoại lệ. Nó được thai nghén từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (năm 1948,1949) và hoàn thành khi cuộc kháng chiến ấy đã kết thúc (năm 1955). Dĩ nhiên, đó phải là thành công của nhà thơ có tài. Nhưng điều quan trọng hơn chính là do tác phẩm ấy được tạo dựng nên từ những cảm xúc, suy nghĩ của Nguyễn Đình Thi về một chủ đề lớn: Đất Nước !

Khởi đầu bài thơ là những cảm xúc trực tiếp trong một sáng mùa thu, gợi nỗi nhớ về Hà Nội :
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới


Đó cũng là ấn tượng về một mùa thu Hà Nội: không khí mát trong, gió nhẹ thổi và phảng phất mùi hương cốm mới. Câu thơ gợi tả cả không gian, màu sắc và hương vị, “đồng hiện” cả thời gian về quá khứ và hiện tại, trộn lẫn hình ảnh trong thực tại và hình ảnh trong hoài niệm.

Hương cốm mới là nét đặc sắc của mùa thu Hà Nội. Dường như đó là kết tinh của tất cả hương vị đất trời, cây cỏ mùa thu Hà Nội. Thạch Lam từng viết về cốm, món quà đặc biệt của mùa thu Hà Nội:

Phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ là thức dâng của cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị mà thanh khiết của đồng quê nội cỏ.

Sau này, hương cốm cũng đã đi vào nhạc của Trịnh Công Sơn (Nhớ mùa thu Hà Nội) cùng với cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ… làm thành nét thanh tao, gợi nhớ mùa thu Hà thành:

Hà Nội mùa thu/Cây cơm nguội vàng/cây bàng lá đỏ/nằm kề bên nhau/phố xưa nhà cổ/mái ngói thâm nâu/Hà Nội mùa thu / mùa thu Hà Nội/mùa hoa sữa về/thơm từng cơn gió/mùa cốm xanh về /thơm bàn tay nhỏ/cốm sữa vỉa hè/thơm bước chân qua.

Nguyễn Đình Thi đã đưa vào thơ những gì đặc trưng nhất của mùa thu Hà Nội. Điều đó chứng tỏ nhà thơ là người gắn bó sâu nặng, thiết tha với Hà Nội thấm thía xao xác khi ở xa trông về.

Nguyễn Đình Thi kể, hồi nhỏ đi học trung học, ông thường lên vùng Hồ Tây ngồi ngắm bầu trời và những áng mây bay. Cảm hứng về bầu trời thu, về những làn gió mát, về hương vị cốm xanh và những dòng sông, ruộng đồng ở đoạn sau của nhà thơ “cũng chính là cảm hứng về đất nước” (Nguyễn Đình Thi – Bài thơ Đất Nước)

Dòng thơ thứ ba: Tôi nhớ những ngày thu đã xa là một sự chuyển mạch. Thực ra, ở hai câu thơ đầu đã có hình ảnh mùa thu xưa rồi, nhưng đến đây có lẽ không kiềm được dòng hồi tưởng nên lời thơ như buột phát ra:
Tôi còn nhớ những ngày thu đã xa

Ở đây, còn có một lý do nữa: Trong bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa, vốn là vị trí của câu thơ có hình ảnh đẹp: Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em. Câu thơ mang dáng dấp suy nghĩ tình cảm và tình cảm của một trí thức Hà Nội. Thời ấy, có thể không hợp với suy nghĩ của nhiều người trong hoàn cảnh kháng chiến nên Nguyễn Đình Thi đã thay đi. Song, dù sao thì sự chuyển mạch ấy cũng hợp lý, kết nối được hình ảnh toàn bài thơ.

Bốn câu thơ kế tiếp miêu tả về mùa thu Hà Nội xưa:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy


Mùa thu Hà Nội hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ thật đẹp và thơ mộng, về thời tiết, thiên nhiên, không gian (chớm lạnh, xao xác hơi may, phố dài). Đặc biệt, sự cảm nhận của tác giả thật tinh tế và tài hoa khiến cho mùa thu Hà Nội bỗng nhiên biểu hiện bằng hình khối, màu sắc, ánh sáng. Đó là thứ hình khối, ánh sáng, màu sắc của tâm trạng nên khiến lòng người càng thêm xao động.

Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của Nguyễn Đình Thi vì thế mang vẻ đẹp của tâm trạng. Cảnh thu thường gợi lên trong lòng người những phảng phất buồn bởi sự thay đổi âm thầm, dịu ngọt, chầm chậm của hương vị, hoa lá, cỏ cây, của đất trời, ánh sáng. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là do nhà thơ nắm bắt được những phút giây kì diệu ấy của mùa thu. Ở đất nước, Nguyễn Đình Thi không chỉ nắm bắt được thần thái của mùa thu Hà Nội, mà có lẽ mùa thu ấy từ lâu đã là một phần trong tâm hồn nhà thơ.

Thơ xưa viết về mùa thu thường gắn với chia li, những cuộc tiễn đưa. Thơ thu của Nguyễn Đình Thi vô tình có hình ảnh ra đi ấy và vì thế khiến cảnh thu càng thêm xao xuyến:

Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy


Đến nay, đã có nhiều ý kiến khác nhau về “người ra đi” trong câu thơ trên. Có người cho đó là người Hà Nội mang tâm trạng, cảnh ngộ rời bỏ thủ đô khi kháng chiến bùng nổ. Lại có ý kiến cho rằng, đó là hình ảnh người lính của Trung đoàn Thủ đô khi rút khỏi Hà Nội. Thực ra, Trung đoàn Thủ đô rời Hà Nội vào mùa xuân sau hai tháng chiến đấu (1947) và cuộc rút lui ấy diễn ra vào ban đêm, dưới gầm cầu Long Biên. Còn nếu gắn việc người Hà Nội ra đi khi kháng chiến bùng nổ càng không đúng vì toàn quốc kháng chiến diễn ra tháng 12 năm 1946. Căn cứ vào cảm xúc và hình tượng thơ có thể khẳng định việc người ra đi ấy diễn ra trước năm 1945. Người ấy có sự dứt khoát về một lựa chọn (đầu không ngoảnh lại) nhưng trong lòng hẳn nhiều vương vấn, luyến lưu nên âm điệu thơ bâng khuâng và cảnh ra đi tuy đẹp nhưng buồn và lặng lẽ. Hình ảnh ấy gần với người ra đi của Thâm Tâm:

Đưa người, ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình, một dửng dưng…
- Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ
Chí lớn không về bàn tay không

(Tống biệt hành)

Dù gì đi nữa thì khổ thơ trên vẫn là những câu thơ đẹp nhất của bài thơ Đất Nước. Có những người nói đó là “những câu thơ thật mới mẻ về hình thức, thật mới mẻ về cảm xúc so với thời bấy giờ, và ngay cả bây giờ, nó vẫn nguyên giá trị thơ, như là những giá trị cổ điển vậy” (Tâm Hoàng, Nhân Dân chủ nhật, ngày 11.8.1991).

BÀI LÀM 4:
Tôi đã từng nghe ai đó nói rằng: “Hương vị trong mát và ngọt lành nhất của cuộc sống chính là văn học”. Thật đúng vậy. Nếu phải chọn một loài hoa đẹp nhất tôi sẽ chọn cành hồng còn e ấp trong sương đêm. Nếu phải chọn một thanh âm cao nhất, tôi sẽ chọn lấy tiếng hót thiết tha của loài chim họa mi. Nếu phải chọn một bản giao hưởng hay nhất, có lẽ tôi sẽ chọn văn chương. Tiếng ca từ văn chương bao giờ cũng vui tươi rạo rực, giai điệu của văn chương bao giờ cũng đằm thắm, ngọt ngào. Khi những cung bậc cảm xúc ấy được cất lên chúng như những nốt nhạc du dương và chạm vào tâm hồn người đọc. “Đất Nước” của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ như vậy, là một nốt nhạc khẽ chạm vào trái tim mỗi người đọc. Bức tranh về phố cổ Hà Nội khi vào thu, Thu Hà Nội đẹp, một vẻ đẹp mơ màng, thơ mộng man mác bâng khuâng. Thu li biệt Hà Nội trong 7 câu thơ đầu bài Đất Nước hơn nửa thế kỉ trước cứ vương vấn mãi hồn ta: 

“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Nhũng phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”


Chẳng phải ngẫu nhiên chút nào khi nói đến đất nước là nói đến Hà Nội và nói đến Hà Nội lại nói đến mùa thu. Đất nước ta tươi đẹp bốn mùa nhưng đẹp nhất là vào mùa thu và có mùa thu ở đâu lại đẹp, lại “mát trong” hơn mùa thu Hà Nội? Nhất là mùa thu nơi đây lại từng điểm một cái mốc vàng son vào lịch sử – “Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình” giữa “Tháng Tám mùa thu xanh thẳm” (Tố Hữu). Cho nên, chẳng phải chờ đến bốn câu tuyệt tác, ngay từ những đồng đầu đã có cái gì xôn xao, xào xạc trong hồn:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa”


Những buổi sáng mùa thu, thu năm xưa cũng như thu hiện tại, không khí trong lành, bầu trời trong xanh không một gợn mây, thoáng đãng, mênh mông, bao la “xanh ngắt mất tầng cao” (Nguyễn Khuyến). Gió thu nhè nhẹ thổi mát hồn người và lòng người, ai cũng cảm thấy thảnh thơi, nhẹ nhàng, lâng lâng. Chỉ hai chữ “mát trong” mà nhà thơ đã nhận diện vẻ đẹp của sắc thu, khí thu và hồn thu muôn đời của đất nước. Câu thơ thứ nhất là một so sánh rất gợi: ” Sáng mát trong như sáng năm xưa” Đất nước trải qua những năm dài chiến tranh, bao mùa thu đã trôi qua, nhưng đất nước vào thu vẫn “mát trong”, vẫn đẹp như thế! Đất nước bền vững muôn đời nên thu vẫn đẹp muôn đời. Mùa thu cũng thật đẹp đẽ biết bao trong những vần thơ của Hữu Thỉnh:

“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”


Câu thơ thứ hai nói lên hương thu của đất nước: “hương cốm mới”. Gió thu thổi qua những cánh đồng, mang theo hương “lúa nếp thơm nồng”, “hương cốm mới” phả vào lòng người, ủ ấp hồn người cái hương vị quyến rũ, đậm đà của quê hương xứ sở. Câu thơ cho thấy chất tài hoa, chất Hà Nội trong hồn thơ Nguyễn Đình Thi. Có lẽ lần đầu tiên “hương cốm mới” hiện diện trong thơ? Trong văn xuôi, Thạch Lam và Vũ Bằng đã viết rất thơ về cốm Vòng Hà Nội. Cốm là “thức quà riêng của đất nước”, là “thức quà thanh nhã và tinh khiết”. Trong cốm có “cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc” Nguyễn Đình Thi đứng trước mùa thu của hiện tại và hồi tưởng về mùa thu quá khứ. Với hình ảnh thu trong lành, mát trong của sáng sớm, với gió mùa thu mang theo hương cốm, tác giả khiến người đọc cảm nhận một mùa thu quen thuộc, một mùa thu xưa đẹp đẽ. Vẻ đẹp của mùa thu, với tác giả, muôn đời vẫn vậy chẳng đổi thay, nỗi nhớ thương về cùng hoài niệm. Chỉ với một câu thơ “gió thổi mùa thu hương cốm mới” đã đánh thức trong lòng người đọc hình ảnh mùa thu Hà Nội với vẻ đẹp truyền thống, tao nhã, bền vững và cổ xưa. Một chút gió héo may, một chút hương cốm thơm nức. Một hình ảnh quen thuộc kéo dài từ năm này qua năm khác không đổi thay.   

Ba câu thơ tiếp theo nhắc lại nỗi nhớ “những ngày thu đã xa” buổi đầu thu “trong lòng Hà Nội”. Câu thơ “tôi nhớ những mùa thu đã xa” giống như câu thơ bản lề, chuyển hướng, đẩy tâm sự người đọc hướng về hiện tại. Cảm xúc dồn nén, hoài niệm rung lên như dây tơ của cây nguyệt cầm với bao man mác:
 “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.” 


Khổ thơ sau vẫn là nhịp điệu chậm rãi, tràn đầy nhung nhớ. Nguyễn Đình Thi lại nhắc lại hình ảnh “sáng”. Nhưng ánh thu Hà Nội của hiện tại đẹp mà buồn, gợi bao sự thương nhớ. Sáng mùa thu chớm lạnh trong lòng Hà Nội, hay đúng hơn là cái chớm lạnh của lòng người trước mỗi đợt, mỗi khoảnh khắc thu về. Cái tinh tế của nhà thơ được thể hiện qua câu chữ “trong lòng Hà Nội”. Liệu có phải đây thực ra là nỗi nhớ qua những câu thơ đầy khắc khoải và ám ảnh. “Những ngày thu đã xa” là những ngày thu giã biệt Hà Nội, ra đi vì nghĩa lớn, vì đất nước và dân tộc thân yêu. Cuộc giã biệt ấy đã để lại trong lòng nhà thơ bao nỗi nhớ. “Nhớ” cái “chớm lạnh” buổi đầu thu, cái lạnh se sắt của gió thu hiu hiu. Hai chữ “chớm lạnh” rất tinh tế trong gợi tả và biểu cảm, vừa diễn tả cái lành lạnh những buổi sáng sớm đầu thu, vừa thể hiện chất xúc giác trong cảm nhận. Trong hơi may lành lạnh còn có âm thanh “xao xác” của lá thu bay trong gió, nhẹ cuốn trốn hè phố, trong lòng đường cửa “những phố dài” Hà Nội. Từ láy “xao xác” là tiếng thu, của lá vàng rơi, của những nhánh cây khẽ rùng mình trong hơi may “chớm lạnh” mà thi sĩ Xuân Diệu đã từng xúc động:

”Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

(Đây mùa thu tới)

Thu xưa trong thơ, mùa thu Hà Nội thấm bao nỗi buồn man mác, bâng khuâng. Thoáng buồn trong “xao xác hơi may” của lá thu bay, của “mái buồn nghe sấu rụng” (Chính Hữu). Chỉ bằng một vài nét vẽ, một vài chi tiết nghệ thuật về những ngày thu Hà Nội “những ngày thu đã xa”, trong đó có cái “chớm lạnh” của heo may cảm được, có cái “xao xác” của lá thu bay nghe được, Nguyễn Đình Thi đã để lại trong lòng mỗi chúng ta cái hồn thu Kinh thành văn hiến ngàn năm. Phải là người tài hoa, mang tình yêu sâu nặng đối với Hà Nội mới viết được những vần thơ hàm súc, đẹp mà buồn như thế.

Hai câu cuối đoạn thơ thể hiện tâm trạng người ra đi từ ngày thu ấy. Giọng thơ lẳng lặng buồn:

“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.
 

“Người ra đi” theo tiếng gọi của Non Sông, “lên chiến khu?”. “Người ra đi mang theo bao kỉ niệm sâu sắc về mùa thu Hà Nội”. “Hương cốm mới”, cái “chớm lạnh” trong “hơi may” buổi đầu thu, cái “xao xác” của lá me, lá sấu bay trong “những phố dài” Hà Nội đã trở thành hành trang, đã trở thành kỉ niệm sâu sắc, thân thiết. “Người ra đi” ôm “chí lớn” của một “li khách” với quyết tâm “đầu không ngoảnh lại!”. “Người ra đi” vì chí lớn non sông, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, biết là thế nhưng sao trong lòng còn vấn vương, còn lưu luyến quá đỗi thế này. Mang trong lòng biết bao kỉ niệm về Hà Nội, về mùa thu của Hà Nội với hương cốm mới, với cái chớm lạnh, cái xao xác của những lá sấu, lá me bay, đó là hành trang để người chiến sĩ bước ra đi. Câu thơ vang lên mà ta nghe thấy cả tiếng lòng quyết tâm đến tột độ của người chiến sĩ. “Không ngoảnh lại” phải chăng đó là sự quyết tâm ra đi để đem về hòa bình, đem về những sáng mùa thu trong mát “như sáng năm xưa”? Nghe đâu đây âm vang của những lời thề “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của những người lính năm nào! Câu thơ “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” là một câu thơ thật hay. Có màu vàng nhạt của nắng thu, có sắc vàng tươi của lá thu đã “rơi đầy”, đã trải dài trải rộng trên thềm phố. Câu thơ chứa đầy tâm trạng. Tác giả đã lấy ngoại cảnh, lấy nắng thu, lá thu để gợi tả tình lưu luyến. Ra đi với quyết tâm “đầu không ngoảnh lại” nhưng vẫn cảm nhận được “Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” với bao tình lưu luyến, nhớ thương. Người ra đi để lại sau lưng là những giọt nắng thu vương vãi trên thềm nhà, là lá thu rơi trên nền đất, trải rộng trên “những phố dài”. Câu thơ không chỉ dùng để tả cảnh mà còn dùng để nói lên nỗi lòng của chính tác giả. Đó là sự lưu luyến, sự ngập ngừng chẳng muốn rời xa. Mặc dù ra đi với quyết tâm “đầu không ngoảnh lại”, khí thế là thế, nhưng chẳng thể tránh khỏi những phút lưu luyến, nghẹn ngào nhớ thương. Cái quay lưng của người chiến sĩ quyết tâm là thế, nhưng nghe sao bâng khuâng quá đỗi, bởi người thi sĩ – chiến sĩ ấy còn lưu luyến với quê hương, với mùa thu quê nhà. 

Đoạn thơ trên là đoạn mở đầu của tác phẩm “Đất nước” được thai nghén trong vòng tám năm của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, không chỉ về mặt ý nghĩa mà là cả nghệ thuật nữa. Đã bao người viết về thu Hà Nội, nhưng chưa ai có cái nhìn vừa cảm quan lại sâu sắc như ông, bởi ông là người con của Hà Nội, gắn bó với Hà Nội suốt những tháng năm tuổi thơ. Mùa thu Hà Nội trong ông mang nỗi buồn day dứt, khó tả, mang theo cả hồn thơ sông núi muôn đời nữa. Một chút “xao xác hơi may”, “hương cốm mới”, cái “chớm lạnh” trên “những phố dài” cổ kính, tất cả đều làm nên một mùa thu khó quên trong lòng người ly biệt. Vậy nên, dù quyết tâm ra đi vì chí lớn non sông, người khách ly biệt cũng chẳng thể nào thôi lưu luyến nắng thu, lá thu đang “rơi đầy” ngoài “thềm” trong gió thu kia.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ ABC8
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ i9bet
xs66 ⇔ Jun88 ⇔ kuwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
8KBET ⇔ New88 ⇔ ok365
18win ⇔ 789BET ⇔ Kubet
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ hq88 ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ https://98win.care/
77win ⇔ 789bet ⇔ Nhà cái 789bet
bet88 ⇔ F168 ⇔ Nhà cái MB66
WW88 ⇔ J88 ⇔ BJ88 ⇔ KUBET
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ May88 ⇔ 789club ⇔ ABC8
Kubet ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
https://23win.school/ ⇔ hi88 ⇔ 33win
QQ88 ⇔ https://69vncom.pro/ ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc ⇔ 33WIN
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
kubet.li ⇔ BJ88 ⇔ https://wreachavoconline.com/
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
Shbet ⇔ hitclub ⇔ https://ww88.cruises/
F168 ⇔ v9bet ⇔ https://u8888.mobi/
Go88 ⇔ http://sunwinvn.live/ ⇔ Sunwin
RR88 ⇔ iWin ⇔ https://kuwin.education/
http://sunwinvn.me/ ⇔ https://geteconow.com/
https://springdalefurnishings.com/ ⇔ 789WIN
trang chủ 789bet ⇔ 79king ⇔ 188bet
https://abc8.education/ ⇔ 789BET
https://188bethn.com/ ⇔ https://33win.community/
https://thuocvienquany.com/ ⇔ https://shbet.pw/
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://33winco.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
88NN ⇔ U888 ⇔ http://sunwinvn.shop/
https://iwin.locker/ ⇔ https://wreachavoconline.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://789club60.com/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
23win ⇔ https://789club24.com/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
sunwin ⇔ 789win ⇔ https://69vnn.com/
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88 ⇔ SHBET
https://tp88.finance/ ⇔ https://hi88.gives/
33win ⇔ https://181bet.group/
https://juice-headquarters.com ⇔ w88
f8bet f8bet004.com ⇔ https://23win.build/
88clbz.store ⇔ https://shbet.wedding/
http://sunwinvn.site/ ⇔ New88 com ⇔ 79king
https://ww88.supply/ ⇔ https://fb88.voyage/
Link vào NEW88 ⇔ http://oole777.org/
https://sosliberty.com/ ⇔ 789club
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://bj88.gen.in/
https://museovirtual.info/ ⇔ https://nnohu90.online/
http://iwinn.co/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây