Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức bài: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
2021-07-13T05:35:35-04:00
2021-07-13T05:35:35-04:00
https://sachgiai.com/ngu-van-6/soan-van-6-sach-ket-noi-tri-thuc-bai-viet-doan-van-the-hien-cam-xuc-ve-mot-bai-tho-luc-bat-14237.html
https://sachgiai.com/uploads/news/2021_07/ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song.jpg
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ ba - 13/07/2021 05:25
Soạn văn 6 sách Kết nối tri thức bài: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát - Trang 93
Dàn ý đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát
1. Mở đoạn:
Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có).
2. Thân đoạn:
Trình bày cảm xúc về bài thơ
Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ
Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ
Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ
3. Kết đoạn:
Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ
Bài tham khảo: Cảm xúc về một bài thơ lục bát
Bài thơ Việt Bắc được viết để nói về sự kiện thắng lợi Điện Biên Phủ của nhân dân ta. Chiến sĩ bộ đội phải chia tay với đồng bào Việt Bắc để trở về Hà Nội. Bấy nhiêu thời gian sinh sống và sinh hoạt cùng nhau tình quân dân gắn kết khiến cho cuộc chia ly bịn rịn. Đặc biệt trong bài thơ đoạn thơ "Ta về mình có nhớ ta/..../ Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung" là đoạn thơ vừa tả cảnh vừa ca ngợi vẻ đẹp của người dân Việt Bắc. Đây là bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt bốn mùa nơi Việt Bắc yêu dấu.
Bức tranh thiên nhiên ấy mở đầu bằng mùa đông. Không phải tự nhiên nhà thơ lại chọn mùa đông mở đầu cho bức tranh ấy, theo lẽ thường thì xuân hạ thu rồi mới đến đông. Thế nhưng ở đây nhà thơ chọn mùa đông trước vì đây chính là khoảng thời gian mà người cách mạng đến với Việt Bắc:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Người cách mạng tự hỏi khi mình về liệu người dân Việt Bắc có nhớ đến mình không. Cách xưng hô mình ta được nhà thơ kế thừa từ trong ca dao dân ca thể hiện sự thân thiết, gần gũi. Người cách mạng trở về xuôi sẽ nhớ cả cảnh và người Việt Bắc. Bức tranh thiên nhiên mùa đông được tô điểm bằng hình ảnh của những bông hoa chuối rừng. Trên nền rừng xanh ngát những bông chuối màu đỏ tươi nở rộ như tô thắm cả một cánh rừng. Nói đến mùa đông người ta thường nghĩ đến những khung cảnh ảm đạm, lạnh lẽo, cây lá rụng cành lìa gốc mà rơi vậy mà ở xưa Việt Bắc này màu sắc lại tươi đẹp đến thế. Trên nền cảnh tươi sáng ấy con người xuất hiện với hình ảnh lao động. Trên đèo cao ánh nắng ban chiếu vào con dao gài ở thắt lưng người Việt Bắc khiến cho con dao sáng lên. Đèo cao đấy, con người nhỏ bé thật đấy nhưng con người vẫn cao hơn đèo. Ở đây ta có thể thấy sự làm chủ thiên nhiên, sự chủ động của người Việt Bắc.