Câu 1: Từ khi ra đời đến nay Bộ luật Hình sự đã nhiều lần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Điều này thể hiện nội dung nào sau đây?A. Đặc trưng của pháp luật.
B. Bản chất giai cấp của pháp luật.
C. Bản chất xã hội của pháp luật.
D. Nội dung của pháp luật.
Câu 2: Mối quan hệ giữa Hiến pháp và pháp luật?A. Pháp luật là sự cụ thể hóa nội dung của Hiến pháp.
B. Hiến pháp là sự cụ thể hóa nội dung của pháp luật.
C. Nội dung của Hiến pháp và pháp luật không liên quan gì với nhau.
D. Hiến pháp chính là pháp luật.
Câu 3: Văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam?A. Hiến pháp.
B. Luật, Bộ luật.
C. Nghị quyết.
D. Nghị định, thông tư.
Câu 4: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước là đại diện. Thể hiện nội dung nào?A. Tính quyền lực.
B. Tính Nhà nước.
C. Bản chất giai cấp của pháp luật.
D. Bản chất xã hội của pháp luật.
Câu 5: Pháp luật nước ta có mấy đặc trưng cơ bản?A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 6: Luật Bảo vệ môi trường ra đời năm 1993, sau đó nhiều lần được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Điều này thể hiện nội dung nào?A. Nội dung của pháp luật.
B. Đặc trưng của pháp luật.
C. Bản chất xã hội của pháp luật.
D. Vai trò của pháp luật.
Câu 7: Pháp luật có tính bắt buộc đối vớiA. mọi cá nhân. B. mọi công dân.
C. mọi tổ chức. D. mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 8: Đâu không phải là một bộ luật?A. Luật hình sự. B. Luật dân sự.
C. Luật hành chính. D. Luật buôn bán.
Câu 9: Một trong các trưng cơ bản của pháp luậtA. tính chặt chẽ. B. tính thời sự.
C. tính quy phạm phổ biến. D. tính thời đại.
Câu 10: Để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác,người ta căn cứ vàoA. tính quy phạm phổ biến. B. nội dung.
C. tính thống nhất. D. tính quyền lực.
Câu 11: Trong các quy định dưới đây, quy định nào mang tính quy phạm phổbiến?A. Nội quy trường học. B. Hương ước.
C. Luật lao động. D. Đạo đức.
Câu 12: Các quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để một người bình thường đọc cũng hiểu được đúng và thực hiện chính xác. Nội dung này thể hiệnA. tính giai cấp của pháp luật.
B. tính quy phạm phổ biến.
C. tính xã hội của pháp luật.
D. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 13: Nội dung nào thể hiện vai trò của pháp luật?A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm pháp
luật.
C. Pháp luật là phương tiện để giáo dục, tuyên truyền đến mọi người dân.
D. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm pháp
luật công bằng và hiệu quả nhất.
Câu 14: Pháp luật làA. là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành.
B. là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
C. là hệ thống các quy tắc xử sự chung và được mọi người tôn trọng thực hiện.
D. là hệ thống các quy tắc xử sự chung và được mọi người tự giác thực hiện vì lợi ích chung.
Câu 15: Nội dung của pháp luật bao gồmA. những việc phải làm.
B. những việc được làm.
C. những việc cần làm
D. những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
Câu 16: Kinh doanh phải nộp thuế, nội dung này thuộcA. những việc cần phải làm.
B. những việc được làm.
C. những việc phải làm.
D. những việc không được làm.
Câu 17: Cấm đua xe trái phép, nội dung này thuộcA. những việc cần phải làm.
B. những việc được làm.
C. những việc phải làm.
D. những việc không được làm.
Câu 18: Công dân có quyền học tập, nội dung này thuộcA. những việc cần phải làm.
B. những việc được làm.
C. những việc phải làm.
D. những việc không được làm.
Câu 19: Hiến pháp, pháp luật do cơ quan nào ban hành?A. Chính phủ. B. Hội đồng nhân dân.
C. Toà án. D. Quốc hội.
Câu 20: Đâu không phải là đặc trưng của pháp luật?A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính giai cấp.
Câu 21: Pháp luật do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh quyền lực Nhà nước. Nội dung này nói lênA. tính giai cấp của pháp luật.
B. nội dung của pháp luật.
C. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.
D. bản chất của pháp luật.
Câu 22: Pháp luật có tính bắt buộc chung đối với mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật. Nội dung này nói lênA. tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.
B. nội dung của pháp luật.
C. bản chất của pháp luật.
D. tính quy phạm phổ biến.
Câu 23: Quy định nào sau đây không mang tính bắt buộc chung?A. Đèn đỏ dừng.
B. Kinh doanh phải nộp thuế đầy đủ.
C. Đi xe máy đội mũ bảo hiểm.
D. Nộp học phí đúng thời hạn.
Câu 24: Pháp luật mang bản chất xã hội, vìA. pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên trong xã hội thực hiện, vì sự
pháp triển của xã hội.
B. pháp luật bắt nguồn từ xã đạo đức, do các thành viên trong xã hội thực hiện,
vì sự pháp triển của xã hội.
C. pháp luật được hình thành trong lịch sử và được thực hiện trong đời sống vì
sự ổn định của xã hội.
D. pháp luật được hình thành từ tư duy sáng tạo của con người và được thực
hiện trong đời sống vì trật tự của xã hội.
Câu 25: Trong quá trình xây dựng pháp luật, Nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội vào trong các quy phạm pháp luật. Nội dung này nói lênA. mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị.
B. mối quan hệ giữa pháp luật với giai cấp.
C. mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.
D. mối quan hệ giữa pháp luật với xã hội.
Câu 26: Pháp luật được thể hiện dưới hình thứcA. ca dao, tục ngữ.
B. văn bản.
C. bài thơ.
D. tình huống.
Câu 27: Nội dung nào thể hiện điểm giống nhau giữa pháp luật với đạo đức?A. Điều chỉnh hành vi của con người.
B. Hình thức thể hiện là bằng văn bản.
C. Việc thực hiện đều mang tính tự nguyện, tự giác.
D. Việc thực hiện đều mang tính bắt buộc.
Câu 28: Hành vi nào đây vi phạm đạo đức mà không vi phạm pháp luật?A. Yêu một lúc nhiều người.
B. Vượt đèn đỏ.
C. Làm hàng giả.
D. Bán hàng hết hạn sử dụng.
Câu 29: Pháp luật là phương tiện để công dânA. thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
B. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
D. thực hiện các nội dung của pháp luật.
Câu 30: Điều 2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “ Nhà nước và xã hội không phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, giữa con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú” quy định này phù hợp vớiA. các quy tắc đạo đức.
B. các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
C. truyền thống của người Việt Nam.
D. Hiến pháp.
Câu 31: Pháp luật được bắt nguồn từ đời sống xã hội và được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội và sự phát triển của xã hội. Nội dung này nói lênA. tính giai cấp của pháp luật.
B. tính quyền lực bắt buộc chung.
C. tính thời đại.
D. bản chất xã hội của pháp luật.
Câu 32: Các quy tắc xử sự bao gồm ( những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm ) thể hiện vấn đề nào của pháp luật?A. Hình thức của pháp luật.
B. Nội dung của pháp luật.
C. Đực trưng của pháp luật.
D. Bản chất của pháp luật.
Câu 33: Pháp luật được hình thành từ đâu?A. Các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
B. Ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
C. Nhà chức trách.
D. Nhà cầm quyền.
Câu 34: Phương thức tác động của pháp luật làA. giáo dục, động viên.
B. giáo dục, tuyên truyền.
C. giáo dục, răn đe.
D. giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước
Câu 35: Pháp luật mang bản chấtA. giai cấp và đạo đức.
B. giai cấp và chính trị.
C. thời đại và thời sự.
D. giai cấp và xã hội.
Câu 36: Quản lý xã hội bằng pháp luật là phương pháp quản lýA. dân chủ và chặt chẽ.
B. dân chủ và công bằng.
C. dân chủ và hiệu quả.
D. dân chủ và linh hoạt.
Câu 37: Muốn quản lý xã hội bằng pháp luật Nhà nước phảiA. phạt tù đới với tất cả các hành vi vi phạm pháp luật.
B. thực hiện xét xử lưu động.
C. tuyền truyền, giáo dục pháp luật đến mọi người dân.
D. lắp đặt hệ thống biển báo.
Câu 38: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà Nhà nước làA. đặc trưng.
B. đại diện.
C. đại biểu.
D. đặc thù.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | A | C | B | C | D | D | C | A |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | D | A | B | D | C | D | B | D | D |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | C | A | D | A | C | B | A | A | C | D |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | | |
Đáp án | D | B | A | D | D | C | C | B | | |