Câu 1. Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính
A. quyền lực bắt buộc chung.
B. quần chúng rộng rãi.
C. hiện đại.
D. truyền thống.
Câu 2. Tính chặt chẽ về hình thức của pháp luật thể hiện ở
A. văn bản pháp luật diễn đạt chính xác, rõ nghĩa.
B. mọi cá nhân phải xử sự theo pháp luật.
C. mọi tổ chức phải xử sự theo pháp luật.
D. cưỡng chế khắc phục hậu quả do làm trái pháp luật.
Câu 3. Khẳng định nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật?
A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội
B. Pháp luật do các thành viên trong xã hội thực hiện.
C. Pháp luật đảm bảo sự phát triển của xã hội.
D. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.
Câu 4. Chị H đăng ký nhập học lớp 1cho con (6 tuổi). Trường không nhận vì em bị tật. Chị khiếu nại đến phòng giáo dục. Em nghĩ gì về trường hợp này?
A. Chị H làm không đúng quyền hạn.
B. Chị H bảo vệ quyền học tập của con mình.
C. Trường không điều kiện dạy học sinh khuyết tật không nhận là đúng.
D. Chị H nên để con ở nhà.
Câu 5. Học sinh A nói với học sinh B: “Có thực mới vực được đạo”. Nhà nước chỉ cần có các chính sách để phát triển kinh tế người dân sẽ sống tốt, không cần pháp luật. Bạn B không đồng ý với A. Ý kiến đúng của bạn B là gì?
A. Công dân chấp hành pháp luật để bảo vệ quyền lợi của mình, không xâm phạm quyền lợi của người khác.
B. Nhà nước quản lý XH bằng nhiều phương tiện, chủ yếu là bằng pháp luật chứ không phải bằng chính sách kinh tế.
C. Nhà nước phải đặt ra luật pháp để bảo vệ quyền lợi các giai cấp trong xã hội.
D. Học sinh chưa hiểu biết về đời sống, xã hội chúng ta không thể bàn về việc này.
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây là nội dung của hình thức tuân thủ pháp luật ?
A. Công dân thực hiện các quyền B.
B. Công dân thực hiện các nghĩa vụ
C. Công dân không làm điều mà pháp luật cấm.
D. Công dân không vi phạm pháp luật
Câu 7. Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, có nghĩa là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một hình thức trách nhiệm pháp lý.
B. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lý.
C. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu hai hình thức trách nhiệm pháp lý.
D. Tất cả các hành vi trái pháp luật đều có lội và phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 9. Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 10. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là một trong những căn cứ để xác định một hành vi vi phạm pháp luật ?
A. Hành vi chứa đựng lỗi của chủ thể thực hiện.
B. Hành vi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
D. Hành vi do người có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
Câu 11. Cửa hàng internet của chị C mở cửa cho sử dụng dịch vụ sau 11h đêm thuộc loại vi phạm nào?
A. Vi phạm kỉ luật
B. vi phạm hành chính
C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm dân sự
Câu 12: Bình năm nay 17 tuổi, là học sinh lớp 12 nên bố mẹ quyết định mua xe máy cho Bình (xe có dung tích xi lanh 50cm3). Một hôm, khi đi xe đến trường, cảnh sát giao thông đã giữ Bình lại để kiểm tra giấy tờ, Bình có giấy đăng kí xe nhưng không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Trong trường hợp này, Bình phải chịu một trong các hình phạt nào sau đây?
A. Phạt tiền.
B. Cảnh cáo.
C. Tịch thu giấy đăng kí xe.
D. Thu xe.
Câu 13. Bồi thường thiệt hại vè mặt vật chất khi có hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng cho người có hành vi
A. vi phạm hành chính.
B. vi phạm dân sự.
C. vi phạm hình sự.
D. vi phạm kỷ luật.
Câu 14. Buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật là biểu hiện nội dung nào dưới đây của trách nhiệm pháp lý?
A. Vai trò.
B. Chức năng.
C. Mục đích.
D. Đặc trưng.
Câu15. Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm dân sự?
A. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.
B. Điều khiển xe máy đi ngược chiều của đường một chiều.
C. Bắt cóc trẻ em.
D. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.
Câu 16. Khẳng định “Mọi công dân bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong văn bản pháp luật nào dưới đây?
A. Hiến pháp.
B. Bộ Luật Dân sự.
C. Luật xử phạt vi phạm hành chính.
D. Luật tố tụng dân sự.
Câu 17. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc và địa vị xã hội.
B. Công dân nam được hưởng quyền nhiều hơn so với công dân nữ.
C. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
D. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.
Câu 18. Chủ thể nào dưới đây có trách nhiệm tạo ra các điều kiện vật chất và tinh thần đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ?
A. Mọi công dân và các tổ chức.
B. Các cơ quan và tổ chức đoàn thể.
C. Nhà nước và toàn bộ xã hội.
D. Các công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ.
Câu 19. Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng ký nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc
A. chịu trách nhiệm pháp lý.
B. chịu trách nhiệm pháp luật.
C. thực hiện quyền.
D. thực hiện nghĩa vụ.
Câu 20. Anh A và anh B làm việc cùng một cơ quan có cùng mức thu nhập như nhau. Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Anh A phải đóng thuế thu nhập cao gấp đôi anh B. Điều này cho thấy, việc thực hiện nghĩa vụ pháp lý còn phụ thuộc vào
A. điều kiện làm việc cụ thể của A và B.
B. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của A và B.
C. địa vị của A và B.
D. độ tuổi của A và B.
Câu 21. Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tin của nhau.
B. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản riêng.
D. Được đại diện cho nhau, thừa kế tài sản của nhau.
Câu 22. Anh H bán xe ô tô (Tài sản chung của hai vợ chồng) mà không bàn bạc với vợ. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tài sản chung.
B. tài sản riêng.
C. tình cảm.
D. nhân thân.
Câu 23. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh chị em?
A. Phân biệt đối xử giữa các anh chị em trong gia đình.
B. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.
C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.
D. Anh trai chịu trách nhiệm chính trong gia đình.
Câu 24. Tài sản chung của vợ, chồng được hiểu là tài sản có được do
A. Chồng tạo ra từ hoạt động kinh doanh trước khi kết hôn.
B. Vợ tạo ra từ hoạt động kinh doanh trước khi kết hôn.
C. Vợ, chồng tạo ra từ hoạt động kinh doanh khi đã kết hôn.
D. Vợ hoặc chồng được thừa kế riêng khi đã kết hôn.
Câu 25. Bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung được hiểu là vợ, chồng
A. có quyền chiếm hữu, khai thác và trao đổi.
B. có quyền sở hữu, sử dụng và đem cho.
C. có quyền sở hữu, khai thác và đem cho.
D. có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
Câu 26. Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền
A. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi.
B. được làm mọi việc như nhau không phân biệt lứa tuổi.
C. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp.
D. chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng.
Câu 27. Nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A. Làm mọi công việc không phân biệt điều kiện làm việc.
B. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
C.Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
D. Ưu tiên nữ trong những việc liên quan đến chức năng làm mẹ.
Câu 28. Để có tiền chi tiêu thêm, A(năm nay 14 tuổi) đã xin vào làm nhân viên ở quán karaoke. Nếu là bạn của A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Đồng ý với bạn và cũng xin vào làm cùng.
B. Khuyên bạn bỏ công việc này vì trái quy định của luật lao động.
C. Coi như không biết để bạn có thể tự tin làm việc.
D. Báo công an đến phạt chủ quán vì sử dụng người lao động trái quy định của pháp luật.
Câu 29. Thấy chị H được công ty tạo điều kiện cho nghỉ giữa giờ làm việc 60 phút vì đang mang thai, chị T (đang không mang thai) cũng yêu cầu được nghỉ như chị H vì cùng là lao động nữ. Theo quy định của pháp luật thì chị T
A. không được nghỉ vì ảnh hưởng đến công việc.
B. cũng được nghỉ để đảm bảo sức khỏe lao động.
C. cũng được nghỉ để đảm bảo về thời gian lao động.
D. không được nghỉ vì không thuộc đối tượng ưu đãi của pháp luật.
Câu 30. Công ty AM kinh doanh thêm cả quần áo trẻ em trong khi giấy phép kinh doanh là sữa trẻ em. Công ty AM đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng ký.
B. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
C. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
D. Xác định được hình thức đầu tư.
Câu 31. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng trên cơ sở nào dưới đây?
A. Quyền cơ bản của con người và quyền công dân.
B. Quyền cơ bản của con người và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
C. Quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân.
D. Quyền cơ bản của con người và quyền tự do, dân chủ của công dân.
Câu 32. Mục tiêu cuối cùng của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là
A. thực hiện việc đoàn kết giữa các dân tộc.
B. thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc.
C. đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
D. xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội dan chủ, công bằng, văn minh”.
Câu 33. Khó khăn cơ bản nhất trong việc thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế là các dân tộc
A. bất đồng về ngôn ngữ và trình độ văn hóa chênh lệch.
B. luôn kỳ thị và thiếu tôn trọng nhau trong hợp tác, phát triển.
C. có trình độ phát triển kinh tế và xã hội chênh lệch nhau
D. hay cạnh tranh nhau trong việc tranh thủ các nguồn đầu tư.
Câu 34. Để thực hiện quyền bình đẳng về giáo dục, cần thực hiện bình đẳng về
A. cơ hội học tập.
B. cơ sở vật chất giáo dục.
C. nội dung chương trình giáo dục.
D. đánh giá kết quả học tập.
Câu 35. Nếu ở địa phương em có một nhóm người hành nghề mê tín dị đoan, em sẽ làm gì?
A. Tham gia.
B. Vận động người thân tham gia.
C. Báo cho chính quyền địa phương, cơ sở Đảng, đoàn thể hoặc cơ quan pháp luật.
D. Mặc kệ họ.
Câu 36. Các quyền tự do cơ bản của công dân quy định mối quan hệ giữa
A. công dân với pháp luật.
B. Công dân với nhà nước.
C. công dân với các tổ chức.
D. Công dân với công dân.
Câu 37. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án là một trong những nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
Câu 38. Hiến pháp 2013 quy định cơ quan nào dưới đây có quyền ra lệnh bắt người?
A. Cơ quan cảnh sát điều tra.
B. Tòa án.
C. Ủy ban nhân dân các cấp.
D. Hội đồng nhân dân các cấp.
Câu 39. Trong thời gian bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn?
A. 6 giờ.
B. 12 giờ.
C. 18 giờ.
D. 24 giờ.
Câu 40. Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác?
A. Bố mẹ phê bình con cái khi con cái mắc lỗi
B. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.
C. Bắt người theo quy định của tòa án.
D. Vì bất đồng quan điểm nên đã đánh người gây thương tích.
Hết.
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: GDCD Lớp 12.
ĐÁP ÁN
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
x |
x |
|
|
|
|
|
x |
|
|
|
x |
|
|
|
x |
|
|
|
|
B |
|
|
|
x |
x |
|
x |
|
|
|
x |
|
x |
|
|
|
|
|
|
x |
C |
|
|
|
|
|
x |
|
|
x |
|
|
|
|
x |
|
|
x |
x |
|
|
D |
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
x |
|
|
|
|
x |
|
|
|
x |
|
|
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
A |
|
x |
|
|
|
|
x |
|
|
x |
|
|
|
x |
|
|
x |
|
|
|
B |
|
|
|
|
|
|
|
x |
|
|
x |
|
|
|
|
x |
|
x |
x |
|
C |
x |
|
x |
x |
|
x |
|
|
|
|
|
|
x |
|
x |
|
|
|
|
|
D |
|
|
|
|
x |
|
|
|
x |
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
|
x |