I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm): Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn.
Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nói về quyền khiếu nại của công dân là:
A. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại đến lợi ích công cộng.
B. Công dân có quyền khiếu nại những hành vi gây hại cho Nhà nước.
C. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại đến tài sản của người khác.
D. Công dân được khiếu nại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 2 (0,25 điểm): Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn.
Trong các hành vi sau đây, hành vi thuộc quyền chiếm hữu tài sản của công dân là:
A. Chủ nhà đi thu tiền thuê nhà.
B. Sử dụng nhà được thừa kế làm cửa hàng kinh doanh.
C. Lợi dung trông giữ xe đạp, xe máy để sử dụng vào mục đích cá nhân.
D. Phá nhà cũ để làm nhà mới.
Câu 3 (0,25 điểm): Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn Cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam là:
A. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
B. Quốc hội.
C. Bộ Giáo dục và Đào tạo.
D. Bộ Y tế.
Câu 4 (0,25 điếm): Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn Nhóm người dễ bị nhiễm HIV/AIDS là:
A. Gái mại dâm, người nghiện ma túy.
B. Người hay đau ốm.
C. Lái xe, thủy thủ.
D. Người hay tham gia các hoạt động thể dục thể thao
Câu 5 ( 0,5 điểm): Điền từ vào chỗ trống:
- dùng chất kích thích
- dùng đồ chơi bạo lực
- đánh bạc
- vận chuyển ma tuý
để điền vào những chỗ trống trong câu sau sao cho đúng với nội dung bài đã học.
Trẻ em không được uống rượu, hút thuốc và ……….. dùng thuốc kích thích có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, ……………… ; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển của trẻ.
Câu 6 (1 điểm): Đánh dấu X vào cột cho phù hợp. Hành vi nào sau đây trái với đạo đức hoặc trái với pháp luật.
Hành vi |
Đạo đức |
Pháp luật |
1. Vi phạm luật lệ giao thông |
|
|
2. Không chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ khi về già. |
|
|
3. Giết người, cướp của. |
|
|
4. Coi khinh người nghèo. |
|
|
II. Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 (2 điếm): Quyền tự do ngôn luận là gì? Hãy nêu hai việc em có thế làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Câu 2 (2 điểm): Tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của pháp luật là gì? Hãy nêu hai ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật.
Câu 3 (2,5 điểm): Cho tình huống sau.
Bình 13 tuổi mượn xe đạp của chị gái để đi học. Bình tự ý đặt xe đạp đó ở hiệu cầm đồ để lấy tiền chơi điện tử.
Theo em:
a. Bình có quyền đặt chiếc xe đó không? Vì sao?
b. Bình có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
Câu 4 (1 điểm): Em sẽ làm gì nếu tình cờ phát hiện thấy có vật nghi là bom/mìn ?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm (2,5 điểm)
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: B
Câu 4: A
Câu 5: đánh bạc; dùng chất kích thích
Câu 6 (1 điểm): Hãy đánh dấu X vào cột cho phù hợp. Hành vi trái với đạo đức hoặc trái với pháp luật là: (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
Hành vi |
Đạo đức |
Pháp luật |
1. Vi phạm luật lệ giao thông |
|
X |
2. Không chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ khi về già. |
X |
|
3. Giết người, cướp của. |
|
X |
4. Coi khinh người nghèo. |
X |
|
II. Tự luận (7,5 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
+ Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. (1 điểm)
+ Hai việc em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận là:
(1 điểm)
Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp ở trường, lớp.
Viết bài đăng báo.
- Kiến nghị với UBND xã, phường về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
Câu 2 (2 điểm):
+ Tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của pháp luật là: Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực, bắt buộc mọi người đều phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị Nhà nước xử lí theo quy định. (1 điểm)
+ Nêu hai ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật là: (1 điểm)
- Luật Hôn nhân và Gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nên ai vi phạm cũng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật
- Luật Bảo vệ môi trường ở nước ta quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường nếu ai vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lí theo quy định của Bộ luật hình sự.
Câu 3 (2,5 điểm): Cho tình huống sau.
Theo em:
a. Bình không có quyền cầm chiếc xe đạp đó. (0,5 điểm)
Vì: Chiếc xe đó là của chị gái Bình. Bình không có quyền tự ý định đoạt chiếc xe đó, nhất là Bình đem cầm lấy tiền đi đánh điện tử thì càng không thể chấp nhận được. (1 điểm)
b. Bình chỉ có được quyền chiếm hữu và sử dụng chiếc xe đạp đó trong thời gian mượn xe của chị gái. (1 điểm)
Câu 4 (1 điểm): Khi tình cờ phát hiện thấy có vật nghi là bom/mìn em sẽ:
- Báo cho cha mẹ, thầy cô biết.
- Báo cho tổ trưởng dân phố hoặc công an.