SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh | KỲ THI TH PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) Mã đề 209 |
Câu 1. Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng?
A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quyền lực, tính bắt buộc chung.
C. Tính qui phạm phổ biến.
D. Tính dân chủ của pháp luật.
Câu 2. Công dân bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là
A. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.
B. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
C. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lí theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
Câu 3. Tỷ lệ đại biểu Quốc hội là nữ từ quốc hội khóa I đến quốc hội khóa XIII liên tục tăng lên. Điều này thể hiện
A. quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.
B. quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc.
C. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong các cơ quan, doanh nghiệp.
D. quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực xã hội.
Câu 4. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật?
A. Do ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan.
B. Coi thường pháp luật, cố ý vi phạm pháp luật.
C. Thiếu pháp luật, pháp luật chưa rõ ràng.
D. Pháp luật không còn phù hợp với thực tế.
Câu 5. Anh An đến công ty may kí kết hợp đồng lao động với giám đốc công ty. Qua trao đổi từng điều khoản, hai bên đã thỏa thuận kí hợp đồng lao động có thời hạn. Việc kí kết hợp đồng giữa anh An với giám đốc dựa trên nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Tự giác, dân chủ, các bên cùng có lợi.
C. Tích cực, trách nhiệm, tận tâm.
D. Công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
Câu 6. A vì ghen ghét B nên đã tung tin xấu về B có liên quan đến việc mất tiền của một bạn trong lớp. Hành vi đó của A đã xâm phạm đến quyền nào của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tinh thần của công dân.
D. Quyền tự do cá nhân của công dân.
Câu 7. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân có nghĩa là
A. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
B. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
C. chỉ trong trường hợp được pháp luật cho phép mới được khám xét chỗ ở của một người.
D. việc khám xét chỗ ở phải đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Câu 8. Trường hợp nào dưới đây thì ai cũng được quyền bắt người mà không cần lệnh hay quyết định bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
A. Bắt người khi có căn cứ cho rằng người đó chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
B. Bắt người phạm tội quả tang và tội phạm đang bị truy nã.
C. Bắt người phạm tội quả tang.
D. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 9. Bố mẹ A có hành vi ngược đãi, xúi giục, ép buộc A làm việc trái đạo đức. Nếu em ở trong hoàn cảnh của A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Cam chiụ để giữ uy tín của gia đình.
B. Cần tới sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình, dòng họ, thầy cô và bạn bè.
C. Làm theo lời của bố mẹ.
D. Im lặng để giữ tình cảm gia đình.
Câu 10. Bạn A thường xuyên nghỉ học không có lí do. Tìm hiểu nguyên nhân, được biết là trong dịp Tết, bố mẹ bạn A sản xuất rượu giả để bán kiếm lời và bắt A nghỉ học để tham gia. Hành vi đó của bố mẹ bạn A đã vi phạm quyền bình đẳng trong những lĩnh vực nào dưới đây?
A. Kinh doanh và hôn nhân và gia đình.
B. Lao động và hành chính.
C. Hành chính và hình sự.
D. Hôn nhân và gia đình.
Câu 11. Trường hợp nào dưới đây, công dân không sử dụng quyền khiếu nại?
A. Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính quá mức theo quy định của pháp luật.
B. Quyết định kỉ luật của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lí của mình.
C. Nhân viên thuế thu quá mức thuế theo quy định của pháp luật.
D. Cô giáo mẫu giáo đánh đập trẻ em.
Câu 12. Nguyễn Văn T, 20 tuổi là thanh niên hư hỏng, nghiện ma túy, không có tiền để hút, T đã nảy sinh ý định đi cướp xe máy. T đã tìm được người quen là Trần Văn P, 17 tuổi để cùng bàn kế hoạch đi cướp. Hai tên đã thuê người chở xe ôm đến chỗ vắng, chúng dùng dao uy hiếp, cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương, thương tật 62%. Căn cứ vào hành vi phạm tội của T và P, Tòa đã xử Nguyễn Văn T tù chung thân, Trần Văn P bị phạt tù 17 năm. Theo em, Tòa án dựa vào chi tiết nào để xử phạt P nhẹ tội hơn T?
A. P là người không nghiện ma túy.
B. P không phải là kẻ chủ mưu, chỉ là đồng phạm.
C. P còn trong độ tuổi chưa thành niên.
D. P là người bị dụ dỗ, lôi kéo.
Câu 13. Tài sản chung của vợ và chồng được hiểu là
A. tài sản có trước khi kết hôn.
B. tài sản có giá trị lớn.
C. tài sản do người chồng hoặc người vợ tạo ra trong thời kì hôn nhân.
D. tài sản được thừa kế riêng trong thời kì hôn nhân.
Câu 14. Sau ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các bạn học sinh lớp 12 đến trường với niềm tự hào rất lớn trước các em lớp dưới vì lần đầu tiên thực hiện quyền bầu cử của công dân. A hãnh diện khoe. " tớ không chỉ có một lá phiếu đâu nhé! Cả bà và mẹ đều "tín nhiệm cao" giao phiếu cho tớ bỏ vào thùng phiếu luôn". Việc làm đó của A và gia đình đã vi phạm đến nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Nguyên tắc bầu cử phổ thông.
B. Nguyên tắc bầu cử bình đẳng.
C. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp.
D. Nguyên tắc bầu cử bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Câu 15. Phát hiện thấy mình không có tên trong danh sách cử tri, ông A cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ và khôi phục lại quyền lợi của mình?
A. Quyền bầu cử và ứng cử. B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền dân chủ. D. Quyền tố cáo.
Câu 16. Một cán bộ xã nghi C – là học sinh lớp 8 lấy cắp xe đạp của con mình, nên đã bắt em về trụ sở xã, nhốt vào phòng cả ngày, mắng nhiếc, xoắn tai, dọa dẫm, ép em phải nhận tội. Nếu là bạn của C, em sẽ căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ C?
A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền học tập.
C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại.
Câu 17. Chọn câu trả lời đúng nhất cho trường hợp sau. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì
A. phải chịu trách nhiệm hành chính. B. phải chịu trách nhiệm hình sự.
C. bị dư luận xã hội lên án. D. vi phạm quy tắc đạo đức.
Câu 18. Ông A mất một chiếc quạt điện. Do nghi ngờ con ông B lấy trộm nên ông A yêu cầu ông B cho vào nhà khám xét. Ông B không đồng ý, nhưng ông A tự tiện xông vào nhà để khám xét. Hành vi này của ông A đã xâm phạm đến quyền nào của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Quyền được bảo đảm bí mật đời tư của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 19. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là
A. công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử theo quy định của pháp luật.
B. mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, sở thích của mình.
C. bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh.
D. mọi công dân từ đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào đại biểu Quốc hội.
Câu 20. Để có một khoản tiền lớn trang trải cho cuộc sống khó khăn của gia đình, vợ chồng ông A ép buộc con gái phải nghỉ học để cưới chồng nước ngoài. Vợ chồng ông A đã vi phạm quyền bình đẳng trong nội dung nào dưới đây?
A. Dân sự. B. Hôn nhân và gia đình.
C. Chính sách đối ngoại. D. Học tập và lao động.
Câu 21. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là
A. công dân nào vi phạm nội quy của cơ quan, đơn vị đều phải chịu trách nhiệm kỉ luật.
B. bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.
C. công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
D. công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Câu 22. Ý kiến nào dưới đây sai về khi nói về quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng, khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
B. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế và bảo vệ môi trường.
C. Bất cứ ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh.
D. Mọi công dân đều có quyền tự do chọn lựa hình thức tổ chức trong kinh doanh.
Câu 23. Công ty A xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.Tranh tra môi trường kiểm tra và phát hiện được. Sự việc tưởng như đã rõ. công ty sẽ bị xử phạt hành chính vì vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Nhưng rồi người ta lại thấy công ty chẳng bị xử phạt gì. Thì ra vị đại diện của công ty đã nhanh chóng tìm cách đưa cho thanh tra một bao phong bì trị giá 20 triêụ đồng để không bị xử phạt. Nếu hành vi nhận hối lộ của thanh tra bị phát hiện, thì theo quy định của pháp
luật, họ có thể phải chịu trách nhiệm gì?
A. Kỉ luật, hình sự. B. Dân sự, kỉ luật. C. Hình sự, hành chính. D. Hành chính, dân sự.
Câu 24. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Các tôn giáo không phân biệt lớn nhỏ được tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
B. Người có hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân.
C. Mọi hành vi chia rẽ tôn giáo, lợi dụng tôn giáo đều bị xử lí theo pháp luật.
D. Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
Câu 25. Chủ thể ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật là
A. Chính phủ. B. Các tổ chức chính trị- xã hội.
C. Quốc hội. D. Nhà nước.
Câu 26. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh gạch, ngói ở nông thôn nhận trẻ em dưới 15 tuổi vào làm những việc nặng nhọc mà không có giao kết hợp đồng lao động. Đây là hành vi vi phạm quyền bình đẳng
A. trong học tập. B. trong hôn nhân và gia đình.
C. trong lao động. D. trong kinh doanh.
Câu 27. Ông A nghi cho em H lấy trộm đồ dùng của nhà mình nên đã trói em lại để tra khảo. Hành vi đó của ông A đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của trẻ em.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thể chất của trẻ em.
Câu 28. Hành vi truy bức, nhục hình, đánh đập của điều tra viên A để lấy lời khai trong quá trình hỏi cung bị can, bị cáo là hành vi xâm phạm đến quyền nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 29. Một trong các nhiệm vụ quan trọng của đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là
A. góp ý đối với cử tri. B. theo dõi việc làm của cử tri.
C. chất vấn cử tri. D. tiếp xúc cử tri
Câu 30. Trong các hình thức thực hiện pháp luật, thì hình thức nào mà chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình chứ không bị ép buộc phải thực hiện?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 31. Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, ông A sẽ lựa chọn cách giải quyết nào dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo đúng quy định của pháp luật?
A. Rút đơn khiếu nại.
B. Tuyệt đối chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
C. Khởi kiện ra Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân trong thời hạn do luật định.
D. Tiếp tục khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh.
Câu 32. Ông A nhận gia công cho ông B một số sản phẩm là quần áo thể thao. Khi nhận hàng, ông B kiểm tra thấy hàng gia công không đảm bảo chất lượng như đã thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng. Hành vi này của ông A là hành vi vi phạm
A. dân sự. B. hành chính. C. kỉ luật. D. hình sự.
Câu 33. Vợ chồng bình đẳng nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Điều này được thể hiện trong
A. quan hệ nhân thân và quan hệ tình cảm.
B. quan hệ tình cảm.
C. quan hệ tài sản chung vả tài sản riêng.
D. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
Câu 34. Trường hợp nào dưới đây là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Điều lệ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
B. Công hàm của chính phủ gửi đến các nước khác.
C. Nội qui của trường.
D. Luật dân sự.
Câu 35. Ba thanh niên chở nhau trên một xe máy bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, lập biên bản phạt tiền. Hành vi xử phạt của cảnh sát giao thông là biểu hiện của hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật?
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 36. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, A đã không báo tin cho công an, im lặng vì sợ bị trả thù. A đã không thực hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo.
C. Quyền bí mật đời tư cá nhân. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 37. Trong những sự việc dưới đây, sự việc nào là trách nhiệm pháp lý?
A. Uống rượu say, gây gỗ đánh nhau tại nơi làm việc.
B. Ông A bị phạt tù một năm vì cướp giật tài sản.
C. Hai thanh niên cãi nhau to tiếng và xô xát nhẹ ngoài đường.
D. Nhận tiền để học viên thi đỗ.
Câu 38. Trường hợp nào dưới đây sai khi nói về quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong lao động?
A. Nam và nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương và trả công lao động.
B. Người sử dụng lao động ưu tiên nhận nữ vào làm việc ngay cả khi nam và nữ đều có đủ tiêu chuẩn làm công việc mà doanh nghiệp đang cần.
C. Chỉ bố trí lao động nam làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
D. Lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, khi trở lại làm việc, lao động nữ vẫn được bảo đảm chỗ làm việc.
Câu 39. Trong quá trình buôn bán, vợ chồng ông A nợ ông B 50 triệu đồng. Ông B đòi mãi không được nên đã bắt con trai ông A mang về giam tại nhà nhằm gây áp lực. Ông B sau đó nhiều lần gọi điện hăm dọa, yêu cầu ông A mang tiền đến trả nợ, nếu không sẽ "xử đẹp con tin" . Ông B đã vi phạm đến những quyền nào của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe và tinh thần của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
Câu 40. Cảnh sát giao thông phạt hai bố con bạn A vì cả hai đều lái xe máy đi ngược đường một chiều. Bố bạn A không chịu nộp tiền phạt vì lý do ông không nhận ra biển báo đường một chiều, bạn A mới 16 tuổi còn nhỏ chỉ biết đi theo ông nên không đáng bị phạt. Với hành vi trên, bố con bạn A phải chịu hình thức xử lí nào theo quy định của pháp luật?
A. Bạn A và bố cùng đi xe máy vào đường ngược chiều nhưng mỗi người phải chịu mức xử phạt riêng.
B. Chỉ có bố bạn A mới chịu phạt.
C. Bạn A phải chịu mức xử phạt thấp hơn bố mình.
D. Cả hai bố con bạn A đều phải chịu mức xử phạt ngang nhau.
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Giáo dục công dân
1, C 2, A 3, A 4, B | 5, A 6, A 7, A 8, C | 9, B 10, D 11, D 12, C | 13, C 14, C 15, B 16, C | 17, B 18, D 19, A 20, B | 21, B 22, C 23, A 24, D | 25, D 26, C 27, A 28, B | 29, D 30, B 31, C 32, A | 33, D 34, D 35, D 36, B | 37, B 38, C 39, D 40, A |