Bài 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Trong quá trình tranh luận trên lớp, để thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, em nên ……
a. phê phán những ý kiến sai trái.
b. đồng ý với ý kiến được nhiều người đưa ra.
c. không bao giờ đưa ra ý kiến của mình.
d. bảo vệ ý kiến của mình đến cùng mà không quan tâm đến ý kiến cua người khác.
2. Khi bạn thân của em mắc khuyết điểm, để thể hiện sự tôn trọng lẽ phải, em nên …..
a. bỏ qua khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
b. xa lánh, không chơi với bạn.
c. chỉ rõ cái sai cho bạn.
d. phân tích cái sai và giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.
Bài 2. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ¨ ở các ý sau.
a. Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập. ¨
b. Chỉ làm những việc mà mình thích. ¨
c. Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình. ¨
d. Gió chiều nào theo chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai. ¨
d. Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải. ¨
e. Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình. ¨
Bài 3. Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng vói kiến thức đã học:
1. Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và cổ vũ những điều đúng đắn; biết …… theo hướng tích cực, tiến bộ.
a. chuyển hướng
b. điều chỉnh
c. hành động
d. suy nghĩ
2. Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp. Từ đó, giúp các mối quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, thúc đẩy xã hội ổn định và ……
a. bền vững
b. tiến bộ
c. phát triển
d. tăng trưởng
Bài 4. Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng.
Nội dung | Đúng | Sai |
1. Lẽ phải là những điều phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của dân tộc. | | |
2. Lẽ phải là tất cả những gì xưa kia ông bà đã công nhận và tuân theo. | | |
3. Tôn trọng lẽ phải là biết điều chỉnh hành vi cho phù hợp hoàn cảnh đôi khi đi ngược lại với đạo lí. | | |
4. Tôn trọng lẽ phải sẽ gây ra mâu thuẫn, mất đoàn kết. | | |
5. Lẽ phải cần được con người tôn trọng dù sống ở bất cứ xã hội nào. | | |
Bài 5. Câu hỏi trong phần Gợi ý của bài học.
Em có nhận xét gì về việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện trên?
Bài 6. Trong các cuộc tranh luận, có bạn đưa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu thấy ý kiến đó đúng thì em sẽ xử sự như thế nào?
Bài 7. Những việc làm nào sau đây là thể hiện sự biết tôn trọng lẽ phải? Vì sao?
a. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh, dù có đôi lúc đi ngược lại với lợi ích chung của xã hội.
b. Không dám nói ra sự thật vì biết nói ra sẽ bất lợi cho mình.
c. Sự việc chưa biết chắc mười mươi thì chưa nên nói; đã biết chắc mười mươi rồi nhưng lúc chưa đáng nói cũng không nên nói.
Bài 8. Con ông Nam vi phạm pháp luật nhưng không dám ra đầu thú với chính quyền mà lại sống lén lút trong nhà. Nhìn ánh mắt lo sợ của con, ông Nam vừa thương, vừa giận. Ông không biết nên làm thế nào cho trọn lí vẹn tình.
Theo em, ông Nam nên giải quyết sự việc như thế nào cho đúng?
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN GIẢI
Bài 1. 1.a , 2.d.
Bài 2. Đúng a, d; Sai: b, c, d, e.
Bài 3. 1.b, 2.c.
Bài 4. Đúng: 1, 5; Sai: 2, 3, 4.
Bài 5. Việc làm của quan Tuần phủ Nguyễn Quang Bích thể hiện rõ tinh thần tôn trọng lẽ phải. Ông đã nêu cao quan điểm thượng tôn pháp luật, bênh vực và bảo vệ những điều hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội. Ông đã bảo vệ quyền lợi đúng đắn của người nông dân (bắt tên nhà giàu trả lại ruộng đất) và nghiêm trị tên nhà giàu vì những hành vi sai trái (chiếm đoạt ruộng đất người khác và đút lót quan tham).
Bài 6. Nếu thấy ý kiến đó là đúng đắn thì cần phải ra sức công nhận, ủng hộ và bảo vệ. Bởi vì không phải lúc nào ý kiến bị đa số các bạn phản đối đều là sai. Chúng ta phải mạnh dạn bày tỏ quan điểm ủng hộ ý kiến của bạn mình trước tập thể. Chúng ta chỉ nghe theo ý kiến nào là hợp lí nhất chứ không nên “gió chiều nào thì theo chiều ấy”. Làm được như vậy, chúng ta đã thể hiện được tinh thần tôn trọng lẽ phải.
Bài 7.
a. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh là đúng nhưng chưa đủ. Quá trình điều chỉnh ấy phải theo hướng tiến bộ mới được hoan nghênh. Nếu sự điều chỉnh ấy bất chấp lí lẽ và lợi ích của người khác cũng như của toàn xã hội thì sẽ bị phê phán và đó không phải là việc làm biểu hiện tinh thần tôn trọng lẽ phải.
b. Có thể trong thực tế, đôi khi hảo vệ lẽ phải sẽ bị bất lợi nhưng đó chỉ là bất lợi tạm thời. Bởi vì lẽ phải luôn luôn được tôn trọng, ủng hộ và cuối cùng, những người dám bảo vệ lẽ phải sẽ được hiểu và kính trọng vì đã dũng cảm không chấp nhận những việc làm sai trái để bảo vệ công lí.
c. Câu châm ngôn này khuyên chúng ta chỉ nói những điều gì mà chúng ta biết chắc đúng là sự thật, tuyệt đối không nói những điều mà ta còn ngờ vực. Bên cạnh đó, cần phải biết chọn thời điểm để phát biểu nhằm làm tăng tính thuyết phục trong quá trình bảo vệ những lẽ phải đó.
Bài 8. Ông Nam nên khuyên bảo con trai mình dũng cảm nhận lỗi lầm bằng cách khai báo với chính quyền địa phương. Sau đó, giúp đỡ con trai mình sửa chữa lỗi lầm bằng những hành động thiết thực. Việc giúp đỡ con trai nhận lỗi và sửa lỗi cũng là biểu hiện của sự tôn trọng lẽ phải, tôn trọng pháp luật và đó cũng là cách tốt nhất để giải quyết sự việc một cách thấu tình đạt lí.