Bài 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng các hiện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế thì được gọi là …?
a. kỉ luật.
b. nội quy.
c. quy chế.
d. pháp luật.
2. Quy ước của một tập thể về những hành vi cần phải tuân theo nhằm tạo sự thống nhất trong mọi hoạt động thì được gọi là …?
a. lệ làng.
b. nội quy.
c. quy chế.
d. kỉ luật.
3. Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật?
a. Uống rượu bia trong giờ làm việc.
h. Đi làm trễ.
c. Vi phạm hương ước làng xã.
d. Vi phạm quy chế thi cử.
4. Hành vi nào sau đây là vi phạm kỉ luật?
a. Vượt đèn đỏ ở ngã tư đường.
b. Buôn bán hàng giả và hàng kém chất lượng.
c. Đi học muộn.
d. Đánh người gây thương tích.
Bài 2. Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học:
1. Pháp luật là hệ thống các …… do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước.
a. quy tắc
b. quy tắc xử sự
c. quy tắc xử sự chung
d. quy định
2. Kỉ luật là những quy định của …… về những hành vi cần phải tuân theo để đảm bảo sự chặt chẽ và thống nhất trong hành động.
a. chung cư.
b. đơn vị.
c. lớp học.
d. một cộng đồng.
Bài 3. Hãy nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp.
A | B |
1. Pháp luật là 2. Kỉ luật là 3. Pháp luật và kỉ luật giúp | a. xác định cụ thể những trách nhiệm của công dân. b. bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi người. c. có một chuẩn mực chung trong hoạt động. d. những quy định, quy ước do cộng đồng, tập thể đưa ra. đ. định hướng chung cho sự phát triển của cá nhân và xã hội. g. những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành. |
Bài 4. Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng.
Nội dung | Đúng | Sai |
1. Nhà nước ban hành pháp luật và nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện pháp luật. | | |
2. Không có pháp luật, xã hội vẫn có thể tồn tại và phát triền ổn định. | | |
3. Pháp luật là phương tiện hiệu quả nhất để Nhà nước quản lí xã hội. | | |
4. Những quy ước của cộng đồng, tập thể phải tuân thủ những quy định của pháp luật. | | |
5. Pháp luật và kỉ luật giúp con người có sự thống nhất trong mọi hoạt động. | | |
6. Pháp luật và kỉ luật khiến con người bị gò bó, mất tự do. | | |
Bài 5. Câu hỏi trong phần Gợi ý của bài học.
a. Theo em, Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có những hành vi vi phạm pháp luật như thế nào?
b. Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả như thế nào?
c. Để chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý, các chiến sĩ công an cần có những phẩm chất gì?
d. Người học sinh có cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật không? Tại sao? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.
Bài 6. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan có thể coi là văn bản pháp luật được không? Tại sao?
Bài 7. Trong những buổi sinh hoạt Đội, có một số bạn đến muộn:
a. Chi đội trưởng nhắc nhớ, phê bình mấy bạn đó là thiếu kỉ luật Đội.
b. Các bạn nói trên giải thích lại: Đội là hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không thể coi đến muộn là thiếu kỉ luật.
Em đồng tình với hành vi của Chi đội trưởng hay quan niệm của các bạn đến muộn? Vì sao?
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Bài 1. 1.d, 2.b, 3.d, 4.c.
Bài 2. 1.c, 2.d.
Bài 3. Nối 1-g; 2-d; 3-a, b, đ.
Bài 4. Đúng: 3, 4, 5; Sai: 1, 2, 6.
Bài 5.
a. Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn:
- Buôn bán hàng quốc cấm.
- Hối lộ các cán bộ Nhà nước để làm điều ác.
- Che giấu tội phạm và tiếp tay cho bọn tội phạm.
b. Hậu quả của những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn:
- Gieo rắc “cái chết trắng” cho con người.
- Lôi kéo những người bảo vệ pháp luật vào con đường phạm tội.
c. Những phẩm chất cần có của các chiến sĩ công an trong việc chống lại những âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm ma tuý:
- Giữ vừng phẩm chất liêm khiết, tự trọng, danh dự, giữ chữ tín.
- Cương quyết và khôn khéo trong quá trình đấu tranh chống tội phạm.
d. Là học sinh chúng ta vẫn rất cần tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật, bởi vì nó giúp chúng ta sống tốt hơn, biết quan tâm đến lợi ích chung của tập thể, cộng đồng xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ chung của cộng đồng xã hội.
Bài 6. Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không được xem là văn bản pháp luật vì nó không phái do Nhà nước ban hành và cũng không được đảm bảo bằng sức mạnh của Nhà nước.
Bài 7. Chúng ta đồng tình với hành vi nhắc nhở, phê bình các bạn đi muộn của bạn Chi đội trưởng. Vì sự phê bình đó là đúng đắn, nó giúp các bạn sau này không đi muộn nữa để khỏi cản trở công việc chung của tập thể.
Không đồng tình với cách giải thích của các bạn đi muộn. Vào Đội là tự nguyện nhưng đã gia nhập Đội thì phải tuân thủ điều lệ Đội. Việc tuân thủ này giúp giữ gìn kỉ luật của Đội và phát huy được vai trò, sức mạnh của tổ chức Đội trong việc rèn luyện đội viên.