Bài 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Hoạt động nào sau đây thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội?
a. Tham quan du lịch.
b. Tham gia các hoạt động gia đình.
c. Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
d. Tham gia giữ gìn trật tự trị an.
2. Hoạt động nào sau đây không thuộc loại hoạt động chính trị - xã hội?
a. Tuyên truyền về nếp sống văn hoá.
b. Giúp đỡ lực lượng công an bắt cướp.
c. Học tập văn hoá ở trường.
d. Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
3. Tham gia hoạt động chính trị - xã hội sẽ đem lại điều gì cho mỗi cá nhân?
a. Hình thành và phát triển những kĩ năng sống có ích.
b. Giúp đỡ người thân trong gia đình.
c. Tốn thời gian.
d. Tạo ra nhiều của cải vật chất.
Bài 2. Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kiến thức đã học:
1. Hoạt động chính trị - xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng …… và Nhà nước, chế độ chính trị, trật lự an ninh xã hội.
a. giữ vững
b. bảo vệ
c. giữ gìn
d. bảo đảm
2. Hoạt động chính trị - xã hội là …… để mọi cá nhân bộc lộ, rèn luyện và phát triển khả năng cá nhân và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội.
a. tiền đề
b. cơ sở
c. môi trường
d. điều kiện
3. Học sinh cần tham gia các hoạt động chính trị - xã hội để hình thành và phát triển các …… giao tiếp ứng xử, tổ chức quản lí, hợp tác....
a. kĩ năng
b. hành vi
c. thói quen
d. tính cách
Bài 3. Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng.
Nội dung | Đúng | Sai |
1. Sinh hoạt trong các tổ chức Đoàn, Hội cũng là tham gia các hoạt đông chính trị - xã hội. | | |
2. Để lập nghiệp chỉ cần học văn hoá và rèn luyện kĩ năng lao động là đủ. | | |
3. Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội. | | |
4. Học sinh vẫn có thể tham gia các hoạt động chính trị - xã hôi dù còn nhỏ tuổi. | | |
5. Chỉ nên tham gia các hoạt động chính trị - xã hội do nhà trường phát động và tổ chức. | | |
6. Để tham gia các hoạt động chính trị - xã hội một cách tích cực, chúng ta cần nêu cao tinh thần tự nguyện và kỉ luật. | | |
Bài 4. Em hãy phân loại những biểu hiện dưới đây thành hai loại: thể hiện sự tích cực và không tích cực khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội.
a. Luôn luôn tham gia đúng giờ;
b. Luôn luôn phải nhắc nhở;
c. Bị bạn bè lôi kéo;
d. Nhờ người khác tham gia để được nghỉ
đ. Làm việc để được nhân xét tốt;
e. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân;
g. Lo lắng đến công việc được phân công;
h. Tham gia vì thầy cô giáo yêu cầu;
i. Vận động các bạn cùng tham gia;
k. Luôn xác định mục tiêu và kiểm tra đánh giá lại kết quà hoạt động;
l. Suy nghĩ, cải tiến, sáng tạo trong hoạt động.
Bài 5. Câu hỏi trong phần Gợi ý của bài học.
a. Em đồng tình với quan niệm nào? Tại sao?
b. Hãy kể những hoạt động chính trị - xã hội mà em thường tham gia. Vì sao gọi những hoạt động đó là hoạt động chính trị - xã hội.
c. Học sinh tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ có lợi gì cho cá nhân và xã hội?
ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
Bài 1. 1.d, 2.c, 3.a.
Bài 2. 1.b, 2.d, 3.a.
Bài 3. Đúng: 1,4, 6; Sai: 2, 3, 5.
Bài 4. Những biểu hiện thể hiện sự tích cực: a, e, g, i, k, l.
Những biểu hiện thể hiện sự không tích cực: b, c, d, đ, h.
Bài 5.
a. Đồng ý với quan niệm: Học văn hoá, rèn luyện kĩ năng lao động là cần nhưng chưa đủ, mà phải tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội của địa phương, của đất nước. Bởi vì, tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bản thân để mỗi cá nhân có được sự phát triển toàn diện không chỉ là tri thức mà còn là sức khoẻ, đạo đức, hiểu biết văn hoá - xã hội và những kĩ năng sống.
b. Những hoạt động chính trị - xã hội mà em thường tham gia:
- Tham gia các hoạt động từ thiện đền ơn đáp nghĩa;
- Tham gia các hoạt động của Đội, của Đoàn;
- Tuyên truyền về nếp sống văn hoá;
- Giữ gìn vệ sinh môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng;
- Giúp đỡ người gặp khó khăn (cụ già, em nhỏ, người gặp rủi ro, gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách...);
- Tham gia kế hoạch nhỏ để gửi quà cho các chú bộ đội ngoài đảo xa;
- Tham gia đồng diễn nhân ngày môi trường thế giới;
Trên đây là những hoạt động chính trị - xã hội. Bởi vì các hoạt động trên có liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội hoặc có tính chất chính trị - xã hội do các tổ chức và đoàn thể quần chúng phát động.
c. Tham gia hoạt động chính trị - xã hội sẽ giúp học sinh có điều kiện để hình thành những kiến thức về xã hội, quan tâm đến đời sống xã hội, phát triển kĩ năng giao tiếp, năng lực hợp tác,... Đó là những kiến thức, thái độ, kĩ năng rất có ích cho cuộc sống sau này.