I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu hỏi sau:Câu 1. Thành phần đất trồng gồm:
A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ. B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ.
C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng. D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ.
Câu 2. Trong các cách sắp xếp về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của các loại đất từ tốt đến kém sau, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Đất sét, đất thịt, đất cát. B. Đất cát, đất thịt, đất sét.
C. Đất thịt, đất sét, đất cát. D. Đất sét, đất cát, đất thịt.
Câu 3. Mục đích của làm ruộng bậc thang là:
A. Giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
B. Hạn chế dòng nước chảy, hạn chế được sói mòn, rửa trôi.
C. Tăng bề dày lớp đất trồng.
D. Tăng độ che phủ đất.
Câu 4. Loại phân nào sau đây không phải là phân hoá học?
A. Phân vi lượng. B. Phân lân.
C. Phân đạm. D. Phân xanh.
Câu 5. Các loại phân nào thường dùng để bón lót?
A. Phân hữu cơ – Phân lân. B. Phân đạm – Phân lân – Phân kali.
C. Phân đạm – Phân xanh. D. Phân vi sinh – Phân kali.
Câu 6. Lấy phấn hoa của cây dùng làm bố thụ phấn cho nhụy hoa của cây dùng làm mẹ. Sau đó lấy hạt của cây dùng làm mẹ đem gieo trồng là phương pháp chọn tạo giống cây trồng nào?
A. Phương pháp chọn lọc. B. Phương pháp lai.
C. Phương pháp gây đột biến. D. Phương pháp nuôi cấy mô.
Câu 7. Bóc một khoanh vỏ trên cành cây mẹ rồi dùng đất trộn lẫn mùn bó lại, là cách làm của phương pháp nào sau đây?
A. Ghép mắt B. Giâm cành. C. Chiết cành. D. Nuôi cấy mô.
Câu 8. Biểu hiện nào sau đây của cây trồng là do bị sâu hại?
A. Thối gốc. B. Lá, quả có đốm đen.
C. Thân sần sùi. D. Cành bị gãy, lá bị thủng.
Câu 9. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là:
A. Biện pháp canh tác. B. Biện pháp thủ công.
C. Biện pháp sinh học. D. Biện pháp hoá học.
Câu 10. Một số loại cây trồng bằng cách giâm cành:
A. Cây cam, cây nghệ, cây gừng.
B. Cây mía, cây ớt, cây đậu xanh.
C. Cây mì, cây khoai lang, cây rau ngót.
D. Cây chanh, cây bưởi, cây xoài.
Câu 11. Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là:
A. Diệt cỏ dại, làm đất tơi xốp, hạn chế bốc hơi nước, chống đổ.
B. Tăng chất dinh dưỡng cho đất, cải tạo đất.
C. Tạo lớp đất mới trên bề mặt, dễ bón phân.
D. Làm đất tơi xốp, diệt cỏ dại, sâu bệnh hại.
Câu 12. Các phương pháp được áp dụng để chế biến nông sản là:
A. Đóng hộp, sấy khô.
B. Sấy khô, chế biến thành bột mịn, muối chua, đóng hộp.
C. Muối dưa, sấy khô.
D. Đóng hộp, muối chua.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)Câu 1. Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt? Trình bày tiêu chí của giống cây trồng tốt? (2 điểm)
Câu 2. Sâu, bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống cây trồng? Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại? Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh hại bằng cách nào và cần đảm bảo các yêu cầu gì? (3 điểm)
Câu 3. Mục đích của việc làm cỏ, vun xới là gì? Giải thích câu tục ngữ:
“Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”? (2 điểm)
----------------------------------
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)Mỗi ý đúng 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | A | B | D | A | B | C | D | D | C | A | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu | Đáp án | HD chấm |
Câu 1 (2 điểm) | * Vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt: Giống cây trồng là yếu tố quan trọng có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản, tăng vụ thu hoạch trong năm và làm thay đổi cơ cấu cây trồng. * Tiêu chí của giống cây trồng tốt: - Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. - Có chất lượng tốt. - Có năng suất cao và ổn định. - Chống chịu được sâu, bệnh. | - Trả lời đúng mỗi ý cho 1 điểm. - Trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm. |
Câu 2 (3 điểm) | * Sâu, bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm. * Nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại: - Phòng là chính. - Trừ sớm kịp thời, nhanh chóng và triệt để. - Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. * Sử dụng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh hại bằng cách: Phun thuốc, rắc thuốc vào đất hoặc trộn thuốc vào hạt giống. * Khi sử dụng thuốc hoá học trừ sâu, bệnh cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng. - Phun đúng kỹ thuật (đảm bảo thời gian cách ly đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa, ...) - Khi tiếp xúc với thuốc hoá học trừ sâu, bệnh, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đi găng tay, giày, ủng , đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài, đội mũ, ...) | - Trả lời đúng ý cho 0,5 điểm. - Trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm. - Trả lời đúng ý cho 0,25 điểm. - Trả lời đúng mỗi ý cho 0,5 điểm. |
Câu 3 (2 điểm) | * Mục đích của việc làm cỏ, vun xới: - Diệt cỏ dại. - Làm cho đất tơi xốp. - Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn. - Chống đổ. * “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” có nghĩa là: Công cấy mới chỉ là giai đoạn đầu, là công phải làm, là “vốn“ bỏ ra, công trồng cây chưa quyết định được năng suất và chất lượng cây trồng. Muốn cây sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao phải phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc cây trồng (công làm cỏ). Ở đây muốn nhấn mạnh tác dụng của công việc chăm sóc cây trồng là rất lớn. | - Trả lời đúng mỗi ý cho 0,25 điểm. - Giải thích đúng cho 1 điểm. |