I. Trắc nghiệm: (4 đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Phép chiếu vuông góc là phép chiếu có các tia chiếu
A. song song với nhau.
B. cùng đi qua một điểm.
C. song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.
D. song song với mặt phẳng cắt.
Câu 2: Hình chóp đều được bao bởi các hình gì ?
A. Đáy là đa giác đều, các mặt bên là hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh
B. Đáy là hình vuông, các mặt bên là hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh
C. Đáy và các mặt bên là các tam giác đều
D. Đáy là tam giác đều, các mặt bên là hình chữ nhật bằng nhau
Câu 3: Các hình chiếu vuông góc của hình cầu đều là:
A. Hình chữ nhật B. Hình vuông C. Tam giác cân D. Hình tròn
Câu 4: Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được:
A. Kẻ bằng nét đứt B. Kẻ gạch gạch
C. Để trắng D. Tô màu hồng
Câu 5: Nội dung của bản vẽ chi tiết bao gồm:
A. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước
B. Hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kỹ thuật.
C. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật
D. Khung tên, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp
Câu 6: Bu lông là chi tiết có ren gì ?
A. Ren ngoài B. Ren trong
C. Cả ren trong và ren ngoài D. Ren bị che khuất
Câu 7: Đai ốc là chi tiết có ren gì ?
A. Ren ngoài B. Ren trong
C. Ren bị che khuất D. Cả ren trong và ren ngoài
Câu 8: Vật nào không phải dụng cụ cơ khí?:
A. Mỏ lết B. Ê tô. C. Dũa D. Vòng bi
II. Tự luận: ( 6 điểm)
Câu 1 : Nêu quy ước vẽ ren ngoài và ren trong. Em hãy giải thích kí hiệu ren sau: M10 x 1? (2.5đ)
Câu 2: Nêu khái quát quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí. (1.5đ)
Câu 3: Mỗi ghép bằng đinh tán và mối ghép hàn có đặc điểm và ứng dụng gì?. (2,0đ)
------------------------------
ĐÁP ÁN
I Trắc nghiêm: (4đ) mỗi câu 0.5 đ’
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | A | D | B | C | A | B | D |
II. Tự luận:
Câu 1: Quy ước vẽ ren ngoài và ren trong: (1.5đ)
- Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.
- Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.
- Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.
- Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh
Giải thích (1đ)
M10 x 1: M: kí hiệu ren hệ mét
10: Kích thước đường kính d của ren
1: Kích thước bước ren P
Câu 2: Khái quát quá trình tạo ra sản phẩm cơ khí: (1.5đ)
Vật liệu cơ khí (kim loại, phi khim loại) => Gia công cơ khí ( đúc, hàn, rèn, cắt gọt, nhiệt luyện) => Chi tiết => Lắp ráp => Sản phẩm cơ khí.
Câu 3:
Đặc điểm và ứng dụng của mối ghép bằng đinh tán: (1đ)
Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:
-Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.
-Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao.
-Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.
Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục, các dụng cụ sinh hoạt gia đình
Đặc điểm và ứng dụng của mối ghép hàn: (1đ)
So với mối ghép bằng đinh tán, mối ghép hàn được hình thành trong thời gian rất ngắn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít hơn) nhưng mối hàn dễ nứt và giòn, chịu lực kém.
Mối ghép hàn dùng để tạo ra các loại khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và ứng dụng trong công nghiệp điện tử...