I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm).
Chọn đáp án em cho là đúng:
Câu 1: Công tắc ba cực gồm các¸cực sau:
A. Hai cực động, một cực tĩnh.
B. Một cực tĩnh, một cực động.
C. Hai cực tĩnh, một cực động.
D. Hai cực động, hai cực tĩnh.
Câu 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện được tiến hành theo mấy bước?
A. 3 bước
B. 4 bước
C. 5 bước
D. 6 bước
Câu 3: Ống nào dưới đây được sử dụng để nối phân nhánh dây dẫn mà không sử dụng mối nối rẽ?
A. Ống nối L.
B. Ống nối thẳng.
C. Kẹp ống.
D. Ống nối T.
Câu 4: Ống nối L được dùng để:
A. Nối 2 ống vuông gốc với nhau.
B. Phân nhánh dây dẫn nhưng không dùng để nối rẽ.
C. Nối thẳng 2 ống luồn dây với nhau.
D. Cố định ống luồn dây dẫn trện tường.
Câu 5: Đối với lắp đặt mạng điện kiểu ngầm thì dây dẫn được đặt ở:
A. Trên trần nhà.
B. Cột nhà.
C. Dầm xà.
D. Trong các rãnh của tường.
Câu 6: Thiết bị nào được lắp trên bảng điện để bảo vệ mạch điện và đồ dùng điện?
A. Công tắc
B. Cầu dao
C. Ổ cắm
D. Cầu chì.
Câu 7: Mạch điện cầu thang là tên gọi của mạch điện:
A. Đèn huỳnh quang
B. Hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
C. Hai công tắc ba cực điều khiển một đèn.
D. Một công tắc ba cực điều khiển một đèn.
Câu 8: Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần vì:
A. Để đảm bảo an toàn điện .
B. Không thuận tiện khi sử dụng
C. Không đạt yêu cầu về mỹ thuật
D. Dây dẫn trần không bền bằng dây dẫn có vỏ bọc
Câu 9: Khi mắc mạch điện cầu thang có thể dùng:
A. 2 công tắc 2 cực.
B. 3 công tắc 3 cực.
C. 2 công tắc 3 cực.
D. 1 công tắc 2 cực, 1 công tắc 3 cực.
Câu 10: Hai bóng đèn 220V-60W được mắc theo sô đồ sau, khi đóng công tắc thì :
A. Đ1 sáng bình thường, Đ2 sáng mờ.
B. Cả 2 bóng sáng như nhau.
C. Đ1 sáng mờ, Đ2 sáng bình thường.
D. Cả 2 bóng không sáng.
Câu 11: Vỏ công tắc nếu bị sứt hoặc vỡ thì phải :
A. Thay vỏ mới
B. Dùng băng keo dán lại.
C. Buộc lại bằng dây thun.
D. Dùng ốc vít vặn lại.
Câu 12: Số liệu định mức của cầu chì phải ………với yêu cầu làm việc của mạng điện.
A. Lớn hơn
B. Nhỏ hơn
C.Thế nào cũng được
D. Phù hợp
II. TỰ LUẬN (7điểm)
Câu 1: Cho biết ưu, nhược điểm của phương pháp lắp đặt mạng điện kiểu nổi? (1đ)
Câu 2: Nêu cách kiểm tra các đồ dùng điện khi kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà? (3đ)
Câu 3: Vẽ Sơ đồ lắp đặt mạch điện: Một công tắc ba cực điều khiển hai đèn? ( 1,5 đ )
Câu 4: Em hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện: Hai công tắc ba cực điều khiển một đèn? (1,5đ)
Đáp án và biểu điểm
I. TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)
Câu 1: C
Câu 1: C
Câu 3: D
Câu 4: A
Câu 5: D
Câu 6: D
Câu 7: C
Câu 8: D
Câu 9: C
Câu 10: B
Câu 11: A
Câu 12: D
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm )
Câu 1: Ưu, nhược điểm của phương pháp lắp đặt mạch điện kiểu nổi:
Ưu điểm:
- Dễ lắp đặt.Dễ sửa chữa. (0,25đ )
- Tránh được tác hại của môi trường đến dây dẫn điện. (0,25đ )
Nhược điểm:
- Khó đảm bảo yêu cầu về mỹ thuật . (0,5đ )
Câu 2: Cách kiểm tra các đồ dùng điện.
- Kiểm tra phần cách điện đồ dùng điện: các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo, thủy tinh phải nguyên vẹn, không sứt vỡ. Chi tiết nào vỡ cần phải thay ngay. (1đ)
- Dây dẫn điện không bị hở cách điện,không rạn nứt. Kiểm tra kĩ các chỗ nối vào phích cắm và chỗ nối vào đồ dùng điện; nếu bị gãy, có vết rạn nứt thì khi vặn xoắn dễ gây ngắn mạch hoặc chạm điện ra vỏ. (1đ )
- Phải kiểm tra định kì các đồ dùng điện, các đồ dùng điện bị hư hỏng cần được sửa chữa ngay. Chỉ khi nào những đồ dùng đó đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện mới được đưa vào sử dụng. (1 đ )
Câu 3: Sơ đồ lắp đặt mạch điện: Một công tắc ba cực điều khiển hai đèn. ( 1,5 đ )
Câu 4: Sơ đồ lắp đặt mạch điện :Hai công tắc ba cực điều khiển một đèn. (1,5đ)
Mỗi câu 0,25 điểm