I.Trắc nghiệm : (4đ)
1/ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý em cho là đúng nhất:
Câu 1: Giai đoạn biến thái hoàn toàn của côn trùng là:
A. Trứng, sâu non, sâu trưởng thành
B. Trứng, sâu non, sâu trưởng thành, nhộng.
C. Trứng, sâu, nhộng, bướm
D. Trứng, sâu non, bướm
Câu 2: Có mấy dấu hiệu khi cây bị bệnh:
A.5
B. 6
C. 7
D. 8
Câu 3: Để xác định thời vụ gieo trồng cần phải dựa vào các yếu tố nào?
A. Khí hậu
B. Số cây trồng
C. Thời tiết
D. Phân bón
Câu 4: Có mấy cách xử lý hạt giống.
A. 1 cách
B. 2 cách
C. 3 cách
D. 4 cách
Câu 5. Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt là:
A. Phục tráng – Nhân dòng – Nguyên chủng – Siêu nguyên chủng – Giống đại trà.
B. Phục tráng – Nguyên chủng – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Giống đại trà.
C. Phục tráng – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Nguyên chủng – Giống đại trà.
D. Phục tráng – Giống đại trà – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Nguyên chủng.
Câu 6. Tiêu chí giống cây trồng tốt là:
A. Sinh trưởng mạnh
B. Chất lượng giống tốt và chống chịu được sâu bệnh.
C. Năng suất cao và chất lượng ổn định.
D. Chất lượng tốt
2/. Hoàn thành nội dung vào bảng sau:( 1 điểm)
Biện pháp cải tạo đất |
Mục đích |
Áp dụng cho loại đất |
- Cầy sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
- Làm ruộng bậc thang:
- Trồng xen cây nông nghiệp với các cây phân xanh.
- Bón vôi: |
…………………………
…………………………
…………………………
………………………… |
………………………..
………………………..
………………………..
………………………
|
II- TỰ LUẬN (6.0 điểm).
Câu 1 (4 điểm): Kể tên các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ? Nêu ưu khuyết điểm và kỹ thuật của biện pháp dùng thuốc hóa học ? Khi sử dụng phương pháp hóa học cần lưu ý vấn đề gì để hạn chế những nhược điểm trên?
Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu mục đích của việc làm cỏ, vui xới đối với cây trồng. Giải thích câu tục ngữ: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”.
........................... Hết...........................
I- TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm):
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: A
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6: B, C
2 . Hoàn thành bảng sau:(2 điểm). Học sinh trả lời đúng mỗi ý: 0,25 điểm.
Biện pháp cải tạo đất |
Mục đích |
Áp dụng cho loại đất |
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ.
- Làm ruộng bậc thang:
- Trồng xen cây nông nghiệp với các cây phân xanh.
- Bón vôi: |
- Tăng bề dày lớp đất trồng.
- Hạn chế xói mòn, rửa trôi.
- Tăng độ che phủ đất.
- Khử phèn |
- có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng.
- Vùng đất dốc lớn, đồi núi.
- Đất đồi có độ dốc nhỏ.
- Đối với đất phèn. |
II- TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1: a,Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại :
1. Biện pháp canh tác và sử dụng giống cây trồng. 1,5 Đ
2. Biện pháp thủ công.
3. Biện pháp hóa học
4. Biện pháp Sinh học
5. Biện pháp kiểm dịch thực vật
6. Biện pháp trồng cây trong lồng kính
b, Ưu khuyết điểm biện pháp hóa học :
* Ưu điểm : Nhanh chóng triệt để, hiệu quả cao 0,75 Đ
* Khuyết : Ảnh hưởng môi trường, gây độc cho người vả vật nuôi. Gây ngộ độc cho môt số động vật và côn trung có lợi. Cây độc cho cây trồng. 0,75 Đ
c. - Biện pháp nâng cao hiệu quả của thuốc và khắc phục nhược điểm trên:
+ Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng 0,5 Đ
+ Phun đúng kỹ thuật: Đảm bảo thời gian cách ly, phun đều, không phun ngược chiều gió, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động ( khẩu trang, găng tay..) 0,5 Đ
Câu 2:
+ Làm cỏ, vun xới: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, chống đổ, hạn chế bốc hơi nuớc. 1 Đ
- Giải thích câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”: câu tục ngữ này nói lên tầm quan trọng của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy. Nếu chỉ cấy mà không làm cỏ thì cỏ phát triển mạnh hơn, nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn làm cây trồng phát triển kém, năng suất thấp. 1 Đ