I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Ghi vào tờ giấy thi những đáp án mà em cho là đúng:
1. Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là:
A. Thủy lợi
B. Làm ruộng bậc thang
C. Canh tác
D. Bón phân.
2. Vai trò của giống cây trồng là:
A. Tăng năng suất cây trồng
B. Tăng chất lượng nông sản
C. Tăng năng suất, chất lượng nông sản
D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
3. Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt là:
A. Phục tráng – Nhân dòng – Nguyên chủng – Siêu nguyên chủng – Giống đại trà.
B. Phục tráng – Nguyên chủng – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Giống đại trà.
C. Phục tráng – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Nguyên chủng – Giống đại trà.
D. Phục tráng – Giống đại trà – Nhân dòng – Siêu nguyên chủng – Nguyên chủng.
4. Tiêu chí giống cây trồng tốt là:
A. Sinh trưởng mạnh
B. Chất lượng giống tốt và chống chịu được sâu bệnh.
C. Năng suất cao và chất lượng ổn định.
D. Chất lượng tốt
5. Các giai đoạn biến thái hoàn toàn của côn trùng gồm:
A. Trứng – Sâu non – Sâu trưởng thành – Nhộng.
B. Trứng – Nhộng – Sâu non – Sâu trưởng thành.
C. Trứng – Sâu non – Nhộng – Sâu trưởng thành.
D. Sâu non – Sâu trưởng thành – Nhộng – Trứng
6. Nếu dùng giống mới ngắn ngày có tác dụng gì ?
A. Tăng vụ gieo trồng trong năm
B. Giảm vụ gieo trồng trong năm
C. Không tăng cũng không giảm
7. Bộ phận cây trồng bị thối do nguyên nhân:
A. Nhiệt độ cao
B. Vi khuẩn
C. Nấm
D. Vi rút
8. Công việc làm đất là:
A. Lên luống
B. Thăm đồng
C. Thu hoạch
D. Cày, bừa
9. Người ta thường tiến hành xử lí hạt giống theo các cách nào?
A. Xử lí bằng nhiệt độ
B. Xử lí bằng hóa chất
C.Xử lí bằng nhiệt độ, phân hóa học
D. Xử lí bằng nhiệt độ, hóa chất
10. Đâu là đất chua?
A. pH < 6,5
B. pH = (6,6 – 7,5)
C. pH = 7
D. pH > 7,5
11. Loại đất nào sau đây giữ nước tốt nhất?
A. Đất thịt
B. Đất Sét
C. Đất Cát
D. Đất pha cát
12. Biện pháp cải tạo: bón vôi được áp dụng cho loại đất:
A. Đất đồi dốc
B. Đất phèn
C. Đất mặn
D. Đất chua
Câu 2 (1 điểm). Ghi vào tờ giấy thi tên các phương pháp thu hoạch nông sản:
Phần II: Tự luận (6.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm): Nêu vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
Câu 2: (2.0 điểm): Vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót; còn phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc? Em hãy trình bày một cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả mà em biết?
Câu 3: (2.0 điểm): Hãy nêu mục đích của việc làm cỏ, vui xới đối với cây trồng. Giải thích câu tục ngữ: “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”.
........................... Hết...........................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1 (2điểm) mỗi câu khoanh tròn đúng được 0.25đ
Câu 1: A, C, D
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: B, C
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: B
Câu 8: A, D
Câu 9: D
Câu 10: A
Câu 11: B
Câu 12: D
Câu 2 (1điểm). Ghi tên phương pháp đúng mỗi tranh được : 0.25đ
Tranh 1: Hái;
Tranh 2: Nhổ;
Tranh 3: Cắt;
Tranh 4: Đào
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Vai trò của trồng trọt:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho người.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
Câu 2: (2 điểm)
- Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng khó hòa tan phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. Nên phải bón vào đất trước khi gieo trồng.
- Phân đạm, phân kali thường dùng để bón thúc vì nó dễ hòa tan, thường sử dụng được ngay nên người ta thường bón thúc (bón trong thời gian sinh trưởng) để kích thích cây trồng sinh trưởng nhanh.
- VD: phương pháp kỹ thuật ủ truyền thống từ phế phụ phẩm từ nông nghiệp như phân chuồng, phân rác, phân xanh,…bón được cho hầu hết các loại đất và tất cả loại cây trồng.
Câu 3: (2 điểm)
+ Làm cỏ, vun xới: Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, chống đổ, hạn chế bốc hơi nuớc.
- Giải thích câu tục ngữ “Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn”: câu tục ngữ này nói lên tầm quan trọng của việc làm cỏ trên những thửa ruộng đã cấy. Nếu chỉ cấy mà không làm cỏ thì cỏ phát triển mạnh hơn, nên khi bón phân cỏ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn làm cây trồng phát triển kém, năng suất thấp.