I. TRẮC NGHIỆM. (2,0 điểm)
Em hãy chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra tờ giấy kiểm tra.
Câu 1: Các hình chiếu vuông góc của hình cầu đều là:
A. Tam giác cân;
B. Hình vuông;
C. Hình tròn;
D. Hình chữ nhật
Câu 2: Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm:
A. Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng;
B. Khung xe đạp, bulông, đai ốc.
C. Kim khâu, bánh răng, lò xo;
D. Trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp.
Câu 3: Ren bị che khuất thì các đường đỉnh ren, chân ren, giới hạn ren...đều được vẽ bằng:
A. Nét đứt
B. Nét liền đậm
C. Nét gạch chấm mảnh.
D. Nét liền mảnh.
Câu 4: Đặt hình chóp như hình bên. Hình chiếu cạnh của hình chóp đều là hình gì:
A. Hình vuông.
B. Hình tam giác cân.
C. Hình chữ nhật.
D. Hình vuông có 2 đường chéo.
Câu 5: Đối với ren trục, đường đỉnh ren được vẽ bằng
A. Nét liền mảnh;
B. Nét liền đậm ;
C. Nét chấm gạch mảnh;
D. Nét đứt
Câu 6: Dụng cụ kẹp chặt gồm:
A. Mỏ lết, cờ lê;
B. Tua vít, kìm;
C. Tua vít, êtô;
D. Kìm, êtô.
Câu 7: Người ta dùng mối ghép đinh vít cho trường hợp nào sau đây:
A. Ghép hai thanh xà của mái nhà vào nhau.
B. Ghép nắp ổ lấy điện vào đế của nó.
C. Ghép bánh răng, bánh đai vào trục.
D. Ghép yên xe vào cọc yên.
Câu 8: Phần tử nào sau đây không phải là một chi tiết máy:
A. Lò xo
B. Bu lông
C. Một mảnh vỡ của vô lăng.
D. Đai ốc.
II. TỰ LUẬN. (8,0 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm)
Phân loại các vật liệu cơ khí trong thực tế? Nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí? Trong cơ khí đặc biệt quan tâm đến những tính chất nào của vật liệu cơ khí?
Câu 2: (3,0 điểm)
Hãy vẽ hình chiếu bằng, hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh và sắp xếp các hình chiếu theo thứ tự trên bản vẽ của vật thể sau
(Theo tỉ lệ 1:1 với kích thước cho trên hình vẽ)
Câu 3: (1,5điểm)
Em hãy đánh dấu X vào bảng để chỉ rõ sự tương ứng giữa các hình chiếu và các vật thể sau đây:
Câu 4: (1,0 điểm)
Tại sao trong máy cần có bộ truyền và biến đổi chuyển động ?
--------------------Hết-----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2020-2021
MÔN:CÔNG NGHỆ. LỚP 8
I. TRẮC NGHIỆM. (2,0 điểm)
Câu |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Đáp án |
C |
A |
A |
D |
B |
D |
A |
C |
Điểm |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
0,25 |
II. TỰ LUẬN. (8,0 điểm)
Câu |
Ý |
Nội dung |
Điểm |
1
(2,5điểm) |
|
* Phân loại vật liệu cơ khí: chia thành 2 nhóm: Kim loại và phi kim loại.
- Kim loại gồm: kim loại đen và kim loại màu
+ Kim loại đen: Gang và thép
+ Kim loại màu: Đồng, nhôm và hợp kim của chúng
- Phi kim loại gồm: Chất dẻo, cao su, ... |
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25 |
|
|
*Tính chất của vật liệu cơ khí:
+ Tính chất cơ học
+ Tính chất vật lý
+ Tính chất hóa học
+ Tính chất công nghệ |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
|
|
* Trong cơ khí đặc biệt quan tâm đến những tính chất: Cơ tính, tính công nghệ |
0,25 |
2
(3,0điểm)
|
|
- Vẽ đúng hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh
- Sắp xếp đúng được vị trí các hình chiếu:
+ Hình chiếu đứng
+ Hình chiếu bằng
+ Hình chiếu cạnh
|
1,5
0,5
0,5
0,5 |
3
(1,5điểm)
|
|
Mỗi ý đúng được 0,5điểm
|
0,5
0,5
0,5 |
4
(1,0điểm) |
|
Trong maý cần có bộ truyền và biến đổi chuyển động vì:
- Tốc độ cần thiết của các bộ phận công tác thường khác với tốc độ hợp lý của động cơ
- Nhiều khi cần truyền chuyển động từ một động cơ đến nhiều cơ cấu làm việc với các tốc độ khác nhau
- Động cơ thực hiện chuyển động quay đều nhưng các bộ phận công tác cần có chuyển động tịnh tiến hoặc các dạng chuyển động khác. |
0,25
0,25
0,5 |
|