A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ mỗi câu 0,25đ).
Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Quy trình trồng cây ăn quả:
A. Đào hố trồng -> Đặt cây vào hố -> Bóc vỏ bầu -> Lấp đất ->Tưới nước.
B. Đào hố trồng -> Bóc vỏ bầu -> Đặt cây vào hố -> Lấp đất -> Tưới nước.
C. Đào hố trồng -> Đặt cây vào hố -> Lấp đất -> Tưới nước.
B. Đào hố trồng -> Bóc vỏ bầu -> Đặt cây vào hố -> Lấp đất.
Câu 2. Phương pháp ghép là:
A. Phương pháp nhân giống bằng cách tách cành từ cây mẹ để tạo ra cây con.
B. Phương pháp nhân giống dựa trên khả năng hình thành rễ phụ của các đoạn cành.
C. Phương pháp gắn một đoạn cành, mắt, lên gốc của cây cùng họ để tạo cây mới.
D. Phương pháp nhân giống tạo cây con bằng cách gieo hạt.
Câu 3: Trên cây nhãn loại hoa có thể đậu quả là:
A. Hoa đực
B. Hoa cái, hoa lưỡng tính
C. Hoa lưỡng tính, hoa đực
D. Cả 3 loại trên.
Câu 4. Bón lót cho cây ăn quả vào thời kì nào?
A. Sau khi hái quả và tỉa cành
B. Sau khi trồng từ 25 đến 30 ngày
C. Bón nuôi quả
D. Trước khi trồng từ 25 đến 30 ngày
Câu 5: Phương pháp nhân giống hữu tính của cây ăn quả có múi là:
A. Gieo hạt
B. Chiết cành
C. Giâm cành
D. Ghép
Câu 6. Vai trò của nghề trồng cây ăn quả:
A. Cung cấp quả cho người tiêu dùng
B. Cung cấp đất cho ngành trồng trọt
C. Cung cấp thực phẩm cho ngành chăn nuôi
C. Cung cấp nguyên liệu cho ngành hải sản
Câu 7: Ghép cành gồm các kiểu ghép:
A. Ghép áp, ghép nêm, ghép chẻ bên
B. Ghép cửa sổ, ghép áp, ghép đoạn cành
C. Ghép cửa sổ, ghép chữ T, ghép áp
D. Ghép đoạn cành, ghép mắt nhỏ có gỗ, ghép chữ T
Câu 8: Cây cam có thể trồng với khoảng cách là:
A. 6m x 6m hoặc 7m x 7m
B. 6m x 5m hoặc 6m x 4m
C. 10m x 10m hoặc 12m x 12m
D. 9m x 9m hoặc 10m x 10m
Câu 9: Tạo hình, sửa cành cho cây vào thời kì cây non gọi là:
A. đốn phục hồi
B. đốn tạo quả
C. đốn tạo cành
D. đốn tạo hình
Câu 10: Khu cây giống trong vườm ươm cây ăn quả dùng để:
A. Lấy cây giống đem trồng và làm gốc ghép
B. Trồng các cây mẹ lấy cành giâm, cành chiết, lấy hạt
C. Ra ngôi cây gốc ghép, cành chiết, cành giâm
D. Trồng các cây rau, cây họ đậu
Câu 11 : Đặc điểm thực vật của cây ăn quả bao gồm?
A. Rễ, hoa, quả
B. Rễ, thân, hoa, quả, hạt
C. Rễ, thân, quả
D. Thân, quả, hoa
Câu 12: Khoảng cách thích hợp để trồng nhãn ở vùng đồng bằng là ?
A. 8m x 8m
B. 7m x 7m
C. 6m x 6m
D. 9m x 9m
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm): Nghề trồng cây ăn quả có vai trò gì đối với đời sống và kinh tế? Ngoài các giá trị về kinh tế cây ăn quả còn có tác dụng như thế nào đối với môi trường?
Câu 2: (3.0 điểm): Nhân giống cây ăn quả có múi bằng phương pháp nào là phổ biến? Trình bày biện pháp kĩ thuật của phương pháp đó? Kể tên các loại cây được dùng làm cây gốc ghép.
Câu 3: (2.0 điểm): Để khôi phục vườn quýt, cam ở địa phương, theo em nên sử dụng phương pháp nhân giống nào là phù hợp nhất, mang lại lợi ích kinh tế. Em hãy giải thích lí do.
ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ mỗi câu 0,25đ).
1.B; 2. C; 3. B; 4. D; 5. A; 6. A; 7. D; 8. B; 9. D; 10. B; 11. B; 12. A
B. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
* Vai trò gì đối với đời sống và kinh tế:
- Cung cấp cho người tiêu dùng.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp, nước giải khát
- Xuất khẩu.
* Tác dụng đối với môi trường: Ngoài các giá trị về kinh tế cây ăn quả còn có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái như : Làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào chắn gió, làm đẹp cảnh quan, bảo vệ đất.
Câu 2 (3 điểm):
- Nhân giống cây ăn quả có múi phổ biến là chiết cành và ghép cành .
- Chiết cành: có thể áp dụng cho hầu hết các giống cam, chanh, quýt, bưởi. Chọn cành chiết có đường kích thước nhỏ, mọc ở giữa tầng tán cây vươn ra ánh sáng. Cành chiết phải được ra ngôi ở vườn ươm 2 đến 3 tháng mới đem ra trồng
- Ghép đối với cam, chanh, quýt nên ghép theo kiểu chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ. Đối với bưởi còn áp dụng kiểu ghép cửa sổ.
- Các cây được chọn làm gốc ghép là bưởi chua, cam chua, chanh Eureca, quýt clopat, cam mật, chanh yên, chấp...
Câu 3 (2 điểm):
- Phương pháp phù hợp nhất là ghép theo kiểu chữ T và ghép mắt nhỏ có gỗ.
- Vì đối với cây ăn quả có múi phương pháp nhân giống phổ biến là chiết cành và ghép cành. Phương pháp chiết cành không phù hợp vì đây là giống cam, quýt lâu đời, đã bị thoái hóa giống không có giá trị kinh tế. Cần ghép các giống khác có giá trị kinh tế vào gốc cam, quýt có sẵn trên địa phương.