Phần I: Trắc nghiệm (4.0 điểm, mỗi câu 0.5 điểm)
Chọn đáp án đúng nhất
Câu 1. Câu nào sau đây không chỉ vai trò của nghề trồng cây ăn quả:
A. Cung cấp quả để ăn
B. Cung cấp quả cho xuất khẩu
C. Cung cấp quả cho chế biến
D. Cung cấp quả làm thuốc chữa bệnh
Câu 2: Nhiệt độ thích hợp đối với cây cam, quýt là:
A. 210C-250C.
B. 250C-270C
C. 270C-300C
D. 300C-450C
Câu 3: Sau khi đào hố, bón phân lót. Thời gian trồng cây thích hợp là:
A. Khoảng 5 đến 10 ngày.
B. Khoảng 10 đến 15 ngày.
C. Khoảng 15 đến 20 ngày.
D. Khoảng 15 đến 30 ngày.
Câu 4: Cây làm gốc ghép được nhân giống theo phương pháp:
A. Giâm cành từ cây mẹ là giống ở địa phương.
B.Trồng bằng hạt của cây mẹ là giống ở địa phương.
C.Chiết cành từ cây mẹ là giống ở địa phương.
D.Ghép cành từ cây mẹ là giống ở địa phương.
Câu 5: Nên bón phân vào vị trí nào của cây
A. Hình chiếu của tán cây.
B. Gốc cây.
C. Cả gốc cây và hình chiếu của tán cây.
D. Phía ngoài hình chiếu tán cây.
Câu 6: Hoa nhãn có các loại:
A. Hoa đực, hoa cái, hoa đơn tính
B. Hoa đực, hoa lưỡng tính
C. Hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính
D. Hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn tính
Câu 7: Cam sành là giống lai giữa cam và:
A. Chanh.
B. Quýt.
C. Bưởi.
D. Quất
Câu 8: Ưu điểm của phương pháp chiết cành là gì:
A. Hệ số nhân giống cao
B. Cây mau già cỗi
C. Đơn giản dễ làm, chi phí ít
D. Ra hoa, quả sớm
Phần II: Tự luận (6.0 điểm)
Câu 1: (2đ) Khi trồng các giống cam, quýt, bưởi địa phương em? Theo em ta cần phải đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật nào?
Câu 2: (2đ) Phân biệt giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi và cây nhãn? Kể tên một số giống cây ăn quả có múi trồng phổ biến?
Câu 3: (2đ) Khi thực hành ghép mắt chữ T ở cây ta thường áp dụng ghép với những loại cây nào? Quy trình đó được thực hiện qua mấy giai đoạn?
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm (4.0 điểm, mỗi câu đúng 0.5 điểm)
1-C; 2-B; 3-D; 4-B; 5-A; 6-C; 7-B; 8-D
Phần II: Tự luận (6.0 điểm)
Câu 1 (2đ)
Cần đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật sau:
- Thời vụ:
+ Các tỉnh phía Bắc: trồng vào vụ xuân (tháng 2 - 4), vụ thu (tháng 8 – 1)
+ Các tỉnh phía Nam: trồng vào đầu mùa mưa (tháng 4 -5)
- Khoảng cách trồng: tùy vào từng loại cây, loại đất
+ Cam: 6m x 5m hoặc 6m x 4m hoặc 5m x 4m
+ Chanh: 4m x 3m hoặc 3m x 3m
+ Bưởi: 6m x 7m hoặc 7m x 7m
- Đào hố, bón phân lót:
+ Đào hố: rộng 60 –> 80cm, sâu 40 –> 60cm tùy theo địa hình
+ Bón phân lót: 30 kg phân chuồng và 0,2 –> 0,5 kg phân lân và 0,1 –> 0,2 kg kali
Câu 2 (2đ)
* Giá trị dinh dưỡng của cây ăn quả có múi:
- Có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao.
- Trong thịt quả có chứa đến 12% đường, vitamin từ 40-> 90%/100g quả tươi, Axit hữu cơ 0,4%->12% cùng với các chất khoáng.
* Giá trị dinh dưỡng của cây nhãn:
- Cây nhãn thuộc nhóm cây ăn quả á nhiệt đới, có tính thích nghi rộng.
- Cùi nhãn chứa đường và axit hữu có, vitamin C,K, các chất khoáng Ca, P, Fe nên có giá trị dinh dưỡng cao. Trồng nhãn thu nhập cao hơn một số loại cây trồng khác.
* Một số giống cây ăn quả có múi:
- Các giống cam: Cam xã đoài, cam sông con, cam vân du…
- Các giống quýt: Quýt tích, quýt vỏ vàng, quýt đường…
- Các giống bưởi: Bưởi đoan hùng, bưởi phúc trạch, bưởi năm roi..
- Các giống chanh: Chanh núm, chanh tứ thời, chanh đào…
Câu 3 (2đ)
- Ghép chữ T được áp dụng cho một số cây ăn quả như: Cam, chanh, quýt, bưởi..
Quy trình ghép chữ T:
- Bước 1: Chọn vị trí ghép và tạo miệng ghép
+ Chọn chỗ thân thẳng, nhẵn, cách mặt đất 15 –> 20cm
+ Dùng dao sắc rạch 1 đường ngang dài 1cm, đường vuông góc dài 2cm ở giữa tạo thành hình chữ T, tách dọc theo chiều dọc chữ T, mở 1 cửa vừa đủ để đưa mắt ghép vào
- Bước 2: Cắt mắt ghép Cắt 1 miếng vỏ hình thoi dài 1.5 –> 2cm, có 1 ít gỗ và mầm ngủ
- Bước 3: Ghép mắt
+ Gài mắt ghép dọc chữ T đã mở trên gốc ghép rồi đẩy nhẹ cuống lá trên mắt ghép cho xuống chặt
+ Quấn dây nilon cố định mắt ghép
- Bước 4: Kiểm tra sau khi ghép
+ Sau ghép 15 –> 20 ngày, mở dây buộc kiểm tra