Phong tục đi Tết của người Việt trong những ngày đầu tiên của năm mới

Thứ bảy - 17/02/2018 01:28
Nói về mấy ngày Tết bắt đầu từ mồng một, dân gian xưa thường có những câu: Mồng một chơi nhà, mồng hai chơi ngõ, mồng ba chơi đình, hay Mồng một Tết nhà, mồng ba Tết chuồng, mồng bốn ra vườn Tết cây.
Phong tục đi Tết của người Việt trong những ngày đầu tiên của năm mới
Riêng câu “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”, nghe ra có vẻ mới. Các sách xưa chỉ ghi: Mồng một Tết cha, mồng ba tết thầy. Sách xưa nhất ghi câu này còn có thể đọc là cuốn Nam âm sự loại, sách Hán Nôm, do Vũ Công Thành soạn và đề tựa vào năm 1925. Sau này, một bậc cựu học là cụ Trần Duy Vôn, khi làm sách Câu cửa miệng cũng ghi như vậy. Sách cụ làm tuy in muộn (năm 1999) nhưng bản thảo đã có từ rất lâu trước đó.
 
Các sách sưu tầm sau này cũng đều chỉ ghi Mồng một Tết cha, mồng ba Tết thầy, chứ không có đoạn mồng hai Tết mẹ.
 
Tại sao vậy? Có hai khả năng diễn ra:
 
Thứ nhất, ông với bà, cha với mẹ thường ở với nhau, hà cớ gì Tết ông mà không Tết bà luôn, Tết cha mà không Tết mẹ luôn. Sách khảo cứu lễ tiết về dịp Tết Nguyên đán của các cụ Phan Kế Bính, Toan Ánh, Nhất Thanh cũng không nói chuyện Tết mẹ, hay Tết bên ngoại như thế nào.
 
Thứ hai, hoặc giả dân gian ngày xưa từng nói cả câu có cụm mồng hai Tết mẹ nhưng những người ghi chép bỏ sót hoặc vì cớ gì đó mà cố tình bỏ bớt cụm này. Điều này khó xảy ra vì đạo hiếu xưa, cha mẹ đều tôn trọng như nhau, chưa kể tình cảm con người thì “phụ mẫu tình thâm” hướng về mẹ nhiều hơn. Các cụ trọng lễ nghĩa chắc không đến nỗi sơ sót đến như vậy.
 
Giới nghiên cứu văn hoá dân gian chúng tôi nghiêng về phía cho rằng câu có cả ba vế là dân gian mới, được nảy sinh do cách cấu tạo tục ngữ theo kiểu nói kéo theo, bắt xắp, dài ra cho có vần vè. Kiểu này trong thành ngữ tục ngữ rất thường thấy.
 
Từ khi nói kéo theo mồng hai Tết mẹ thì người ta lại tìm cách giải thích: cha là bên nội, mẹ là bên ngoại cho hữu lý. Tức là mồng một thì chúc Tết bên nội, mùng hai thì về nhà ngoại thăm hỏi, chúc tụng.
 
Và từ cách nói đó, sau này người ta thấy hợp lý và hành động theo, thành ra tập quán mới. Tục ngữ là phương châm ứng xử và ứng xử trong câu tục ngữ Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy rất ý nghĩa trong xã hội ngày nay.
 
Nói về mồng một Tết cha, cụ Phan Kế Bính (đỗ cử nhân Hán học năm 1906, là nhà báo vừa có cựu học, vừa có có tinh thần duy tân) đã ghi lại chuyện về mồng một Tết. Cụ viết rằng “sáng mồng một thì làm cỗ cúng gia tiên… Cúng xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào gọi là tiền mừng tuổi…” (sách Việt Nam phong tục, 1915). Cúng gia tiên thì chắc chắn là cúng bên nội, nhà cha, theo phong tục xưa. Đó đích thị là mồng một Tết cha vậy.
tet co thay
   
Chuyện mồng ba Tết thầy liên quan đến tôn sư trọng đạo. Ngày xưa, thầy đồ dạy học đa số không có chuyện biên chế hay giáo chức ăn lương nhà nước như bây giờ, trừ trường đặc biệt do triều đình lập ra. Người học trước thông chữ hoặc đỗ đạt dạy cho người học sau. Học trò muốn học thì kiếm buồng cau xin nhập môn và lạy thầy hai lạy. Đủ học trò, thầy chọn ngày tế thánh rồi mở lớp. Học hết chữ thầy này, nếu muốn theo đòi bút nghiên, trò lại tìm thầy nhiều chữ hơn để học lên.
 
Thu nhập của các thầy đồ là quà cáp của phụ huynh. Có sách xưa đã viết, lúc học có năm ngày Tết, như Tết Nguyên đán, Tết thanh minh, Tết đoan dương, Tết Trung thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy.
 
Đạo lý thầy trò ngày xưa rất trọng, thầy được coi trọng như cha. Nhà thầy có việc hiếu hỉ, thì trò thông qua trưởng tràng, giám tràng (cán bộ lớp), chăm lo như việc của chính nhà mình. Khi thầy quy tiên, học trò cũng để tang ba năm, có điều không phải tang phục, tang chế đầy đủ. Để tang trong bụng gọi là tâm tang. Học trò thành đạt thường giúp đỡ thầy trong cuộc sống. Nhà thầy không có con trai nối dõi cúng tế thì trò phải cúng tế cho đến hết đời mình. Người xưa chọn “mùng ba Tết thầy” là theo cái đạo nghĩa đó.
 
Ngày nay, về cơ bản đạo nghĩa thầy trò ở Việt Nam vẫn tiếp tục nhưng có khác đi. Cách đây 25 năm, khi tôi dạy và giúp hướng dẫn một học viên cao học người Hàn Quốc làm luận án thạc sĩ. Khi thành công rồi, bạn ấy phát biểu rằng, cái quý nhất ở Việt Nam là cái sư đạo truyền thống vẫn rất đậm đà.
 
Tôi thích đoạn viết của cụ Phan Kế Bính về cái sự tiêu cực ngày xưa. Cụ viết: “Còn như mấy ông đồ quèn học hành chưa hiểu vỡ mạch sách, văn chương chưa thuộc đủ lề lối mà đã đi về các vùng nhà quê tìm nơi thiết trường gõ đầu năm ba đứa trẻ nửa mường nửa mán để hộ khẩu cho qua đời. Vậy mà cũng dám lên mặt đạo mạo, động một tí thì bổ cho đồng môn… Ấy là cái mọt của thiên hạ”.
 
Xưa cũng như nay thôi, nếu đạo nghĩa thầy trò có thay đổi đi thì trước hết, người thầy và thiết chế giáo dục phải xem lại chính mình. Tình thầy trò nằm trong cái tình rộng lớn của con người với nhau. Làm thầy không gì hạnh phúc hơn có nhiều trò giỏi, trò ngoan và đạo nghĩa trong cuộc đời.

Nguyễn Hùng Vĩ

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwin
iwin ⇔ https://789bet.kitchen/ ⇔ go 88
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
123B ⇔ https://nhatvip.rocks ⇔ shbet
ABC8 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ 789club ⇔ BJ88 ⇔ 789win
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
https://j88cem.com/ ⇔ iwin ⇔ iwin
iwin ⇔ link 188bet ⇔ iwin ⇔ ko66
iwin ⇔ bet88 ⇔ iwin ⇔ 23win
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Bet88
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
 ⇔ shbet ⇔ kuwin ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
BJ88 ⇔ Kuwin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
77win tosafe ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ 789club ⇔ j88
33win ⇔ jun888 เครดิตฟร ⇔ 79king
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
https://meijia789.com/ ⇔ BK8 ⇔ 33WIN
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://choangclub.bar
https://vinbet.fun ⇔ https://uk88.rocks
Hay88 ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://33win103.com/ ⇔ Thabet ⇔ SV66
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BETfaf
https://188bethnv.com/ ⇔ https://win79og.com/
https://cakhiatvz.video/ ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://timnhaonline.net/ ⇔ https://vididong.com/
https://obrigadoportugal.org/ ⇔ https://69vncom.pro/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây