Thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước đề nghị cải cách đất nước

Thứ tư - 06/01/2016 10:27
Vào khoảng giữa thế kỉ XIX, nhà Nguyễn dần suy yếu, cộng thêm vào đó là mưu đồ xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp, tiếng súng quân Pháp tấn công Đà Nẵng 1858 đã làm cho triều đình run sợ. Đất nước chìm đắm trong nghèo nàn lạc hậu, nhân dân khổ cực, nhiều cuộc nổi dậy bùng nổ khắp nơi, nền kinh tế trì trệ lạc hậu, cộng với chính sách hạn chế việc giao thương với nước ngoài, nạn tham những cùng với hệ tư tưởng Nho giáo lỗi thời đã làm cho khủng hoảng xã hội càng thêm trầm trọng. Tình hình đó khiến biết bao nhà yêu nước và các sĩ phu lo ngại. Có biết bao nhiêu bản điều trần, chương trình cải cách đã được đệ trình lên triều đình.
Nguyễn Trường Tộ – Khát vọng canh tân đất nước
Nguyễn Trường Tộ – Khát vọng canh tân đất nước
THÁI  ĐỘ CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN TRƯỚC ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH

MỞ ĐẦU

Nửa sau thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn, đặc biệt là thời Tự Đức, lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt. Đứng trước những khó khăn về kinh tế ngày càng gay gắt, sự rối loạn về chính trị và nguy cơ mất nước ngày càng đến gần, những người Việt Nam có tri thức và tâm huyết cứu nước đã mạnh dạn đưa ra những tư tưởng canh tân đất nước trên tất cả các mặt nội trị, ngoại giao, kinh tế cũng như văn hóa xã hội; nhằm tạo ra thực lực phục vụ công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. Họ là một số quan lại và sĩ phu tiến bộ thức thời – những người đã được tiếp xúc với nền văn minh phương Tây như  Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ…

Trước những đề nghị cải cách, mặc dù triều đình nhà Nguyễn đã nhận thức được tầm quan trọng của việc canh tân và đã tiến hành một số cải cách nhưng trong bối cảnh đất nước ta lúc bấy giờ cùng với thái độ và cách làm nửa vời của triều đình, những đề nghị canh tân đó đã không mang lại hiệu quả như mong muốn.

NỘI DUNG
I. Thái độ của triều đình nhà Nguyễn trước yêu cầu canh tân đất nước

Trước yêu cầu canh tân đất nước, nhà Nguyễn với vai trò chủ thể của việc tiếp nhận và triển khai chương trình cải cách duy tân đã không quay lưng. Tất cả các điều trần đều được vua Tự Đức và các triều thần đọc kỹ, xem xét và bàn luận nên cho thực hiện hay gác qua một bên, thực hiện toàn bộ kiến nghị hay chỉ một phần.

Sau khi xem xong văn bản “Khai hoang từ” gửi lên triều đình vào tháng 2/1866của Nguyễn Trường Tộ, Tự Đức châu phê: “Nguyễn Trường Tộ là người có thể dùng được. Hay là cho hắn một chức quan để lấy lòng và dùng sau”. Điều này cho thấy Tự Đức muốn dùng Nguyễn Trường Tộ và các đề nghị của ông nhưng không phải trong lúc triều đình đang dồn công sức cho việc lấy lại ba tỉnh miền Đông, mà là về sau. Về sau đây có thể là lúc mối quan hệ với người Pháp đã tạm ổn. Cũng trong năm đó, triều đình gặp rắc rối trong việc giải quyết vụ tàu Luân Đôn, Tự Đức cho vời Nguyễn Trường Tộ về Huế. Rõ ràng, Tự Đức đã có sự tin tưởng nhất định vào khả năng của Nguyễn Trường Tộ nhờ vào các bản điều trần mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên. Hay như việc Nguyễn Trường Tộ gửi cho Trần Tiễn Thành ba bức thư. Trần Tiễn Thành viết tờ tấu dâng lên Tự Đức; trong tờ tấu, Tự Đức thể hiện thái độ đánh giá cao Nguyễn Trường Tộ: “Than Ôi! Việc nước ta biết cùng ai mưu tính mà cùng chia sẻ nỗi quan tâm này ư? Trường Tộ việc gì cũng đã nghi ngờ triều đình, mày lại còn theo mà tạo nghi ngờ nữa, thì mọi việc mỗi ngày một hỏng, không trông mong gì thành công được”. Tự Đức còn yêu cầu Trần Tiễn Thành dâng các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ lên để ông xem xét: “Nếu không thì phải dâng nhiều lên xem để cùng lo liệu, bình tâm xử sự, mở lòng thành, bày lẽ công, ta với mọi người không xa cách nhau thì ai dám chống báng, việc gì chẳng thành. Nay hãy đệ nạp các bản, trong đó các khoản nên chăng như thế nào, khoản nào nên làm ngay, khoản nào nên đình lại, nhất nhất phải nói rõ. Lại phải tiến trình các bản chưa đóng hãy đóng chung lại kẻo mất”… Từ những sự kiện diễn ra trên đây, có thể thấy các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ có tác động nhất định đến vua Tự Đức. Những nhận xét cho rằng Tự Đức quay lưng với các đề nghị cải cách nói chung và của Nguyễn Trường Tộ nói riêng là không xác đáng.

Thái độ và cách làm này cho thấy nhà Nguyễn cũng rất ý thức cần phải canh tân để tồn tại chứ không phải mù quáng vứt bỏ điều trần như một số công trình trước đây đã viết.

1. Những đề nghị cải cách được nhà Nguyễn tiếp thu và thực hiện

Trong thực tế, triều Nguyễn đã triển khai các hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực như tổ chức khai mỏ, giao thiệp và thông thương với nước ngoài, giáo dục theo lối mới, đào tạo nhân viên kĩ thuật, chiêu mộ nhân tài, khẩn hoang lập đồn điền, làm thủy lợi...

1.1 Về công thương nghiệp
Trong yêu cầu canh tân của Nguyễn Trường Tộ có nêu lên đề nghị phải điều tra cơ bản các nguồn lợi và bắt tay ngay vào khai thác. Ông đã nêu ra ba phương thức khai thác: một là, cho công ty nước ngoài khai thác rồi ta thu lợi một phần; hai là, ta với họ liên doanh; ba là, tự làm lấy. Tiếp nhận những tư tưởng đổi mới  của Nguyễn Trường Tộ, năm 1864 triều đình mở mỏ sắt ở Quảng Bình, từ năm 1867 đẩy mạnh khai thác mỏ sắt Lưu Biển ở Thừa Thiên, mỏ Phổ Lý ở Thái Nguyên, khai thác mỏ Sa Lung và Phú Xuân tại Thái Nguyên; các mỏ Tân Sơn, Hòn Ngọc và Đông Triều ở Quảng Yên, mỏ Nông Sơn ở Quảng Nam; mỏ bạc Thạch Lâm ở Cao Bằng; các mỏ vàng Tĩnh Nê ở Cao Bằng, Hòa An và Vĩnh An ở Quảng Nam. Triều đình không chỉ đứng ra tự khai thác, mà còn cho tư nhân người Việt, Pháp, Đức, Hoa lãnh trưng.

Trong hoạt động giao thương, trước các đề nghị của Bùi Viện, Phạm Phú Thứ về việc mở rộng ngoại giao, triều đình Huế thường xuyên cử các phái bộ đi Xiêm, Hồng Kông, Trung Quốc, Hạ Châu, Pháp và thậm chí sang tận Mỹ. Quan hệ buôn bán với các nước Anh, Tây Ban Nha, Đức, Trung Quốc, Hồng Kông được duy trì khá lâu. Tháng 10-1872, phái bộ triều đình Huế sang Hồng Kông thương thuyết với lãnh sự Đức; năm 1875 phái bộ Bùi viện được cử sang Mỹ liên hệ. Để phát triển thương mại, tháng 11-1866 triều đình cho lập cửa Nhu Viễn tại sông Cấm tỉnh Hải Dương và giảm thuế để thu hút nước ngoài, nhất là Trung Quốc đến mua bán; đến tháng 9-1874 lập lại phố mở chợ từ đồn Ninh Hải trở lên hai bên sông Cấm để thu hút khách thương Trung Quốc và phương Tây. Tháng 4-1876 triều đình bãi bỏ lệnh cấm ra biển đi buôn, cho phép tự do mua bán với bên ngoài, thuê thợ đóng tàu hơi nước để vận chuyển hàng hóa…

1.2. Về nông nghiệp
Nông nghiệp, đặc biệt là thủy lợi, từ cuối năm 1857, nhà Nguyễn cho đào sông xuyên qua các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc ở Hà Tĩnh;  tháng 2-1858 cho đào sông Thiên Đức và đắp đê các tỉnh Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình; tháng 11-1868, đào sông qua các xã An Phú, Lương Điền ở Thừa Thiên; mở rộng đường sông ở huyện Hương Trà cũng ở Thừa Thiên vào tháng 2-1869,…

1.3. Giáo dục
Trong giáo dục và đào tạo nhân tài, nhà Nguyễn có nhiều cố gắng canh tân, như tháng 3-1863 yêu cầu các địa phương tiến cử người biết chữ và tiếng Pháp cho triều đình; đến tháng 9-1864 lại khuyến khích học trò theo học tiếng Pháp, định lễ ban thưởng bằng tiền; tháng 7-1878 nhà nước qui định cấp kinh phí 5 năm cho học sinh đi nước nước ngoài học ngoại ngữ và khi về sẽ công nhận tương đương tú tài, cử nhân rồi bổ làm quan. Tháng 5-1878 mở trường tiếng Pháp ở Hải Dương, từ 7-1879 quy định toàn dân được quyền học tiếng Pháp. Các sách khoa học của Tây như  “Bác vật tân biên”, “Vạn quốc công Pháp”. “Hàng hải kim châm”, “khai môi yếu pháp” được dịch và bán cho quan lại và học trò; từ tháng 9-1881 thì in và cấp cho các trường học ở khắp nơi.Năm 1879 triều đình cử người sang học ở trường cơ khí Toulon ở Pháp, đến cuối năm lại gửi 20 học sinh sang Tây Ban Nha học kỹ nghệ…

Trong việc đào tạo đội ngũ kĩ thuật, từ tháng 12-1864 triều đình Huế đã cử 8 người mạnh khỏe đi học nghề chế tạo tàu máy hơi nước; tháng 3-1866 cử 20 đi học các nghề kỹ xảo của phương Tây. Triều đình còn mệnh lệnh cho Cơ Mật Viện dịch sách kĩ thuật phương Tây để dạy cho học sinh; đến tháng 9-1866 cử người sang Tây mua tàu thủy, kính thiên văn, máy điện thoại, dụng cụ nghề in, máy phát điện… Năm 1868 thuê kĩ thuật gia nước ngoài về dạy cho học sinh, đồng thời buộc các quan dạy học phải thường xuyên dạy học trò cách điều binh khiển tướng, thao lược, kiến thức về nông điền, thủy lợi.

Để chiêu mộ nhân tài , từ tháng 7-1858 nhà nước dụ cho địa phương tiến cử người hiền. Tháng 5-1861 quy định người tài gồm 10 khoản là thạo binh pháp, mạnh hơn người, võ nghệ xuất chúng, biết thiên văn, tinh địa lý, cơ biến tinh tường, ăn nói linh lợi, nghề thuốc giỏi, nghề thám thính hay, kỹ nghẹ khéo léo. Tháng 5-1876 quy định toàn dân đều được quyền tiến cử người tài không hạn chế, đó cũng là đỉnh điểm của sự chiêu mộ hiền tài của triều đình.

1.4. Về quân sự
Ý thức thua kém phương Tây khiến triều đình Nguyễn cũng có những cải tiến nhằm nâng cao sức mạnh quân đội, như mua thêm tàu hơi nước và sắm sửa, rèn đúc súng ống, như tháng 9-1865 mua tàu đồng lớn hiệu Mẫn Thỏa, tháng 4-1882 cử người sang Hồng Kông đặt làm các tàu máy hơi nước hạng trung…

Vũ khí cũng được triều đình quan tâm mua sắm, sản xuất, mở Cục Công xảo tại Sở Đốc công tập trung người biết chế tạo máy móc tàu hơi nước, máy cưa, nấu đồng đúc súng đến sản xuất. Tháng 12 năm 1875 triều đình cho dịch 16 quyển sách Tây nói về tri thức quân sự mới để dạy cho quân đội như “Cổ kim võ bị”, “Binh thư tập yếu”,..

Ngoài những cố gắng cải cách nói trên, nhà Nguyễn còn nỗ lực chiêu mộ dân chúng khẩn hoang, lập đồn điền, đặt các nha sơn phòng miền núi để tích chứa lương thực, vũ khí, chuẩn bị lực lượng quân sự làm chỗ dựa lâu dài cho cuộc chiến tranh chống Pháp.

2. Những đề nghị cải cách hay nhưng bị triều Nguyễn bác bỏ hoặc tiếp thu nhưng không thực hiện
2.1 Về công thương nghiệp

Đặng Huy Trứ đề nghị triều đình lập “cục cơ khí” mở xưởng đúc gang thép, chế tạo máy móc, lập cục dạy học nghề, đưa thanh niên ra nước ngoài để học. Song đóng góp của ông về thương nghiệp là nhiều hơn cả. Năm 1866, ông đề nghị vua thành lập cơ quan chuyên trách việc buôn bán, lấy tên “Ty Bình Chuẩn” với số vốn ban đầu là 50 nghìn quan. Một điều lý thú, có lẽ Đặng Huy Trứ là người đầu tiên ở Việt Nam mở đầu cho chủ xướng công tư lưỡng lợi trong ngành thương nghiệp đương thời. Thiếu vốn lưu động, ông kêu gọi nhân dân đóng góp vốn cùng kinh doanh và chia lãi. Ở thời điểm đó, cách làm của ông thật đáng khâm phục.

Ở lĩnh vực khai mỏ, ông mạnh dạn áp dụng chính sách công tư lưỡng lợi này: “ở miền núi có nhiều mỏ vàng, bạc, đồng… nhưng dân ta không có sức hoặc nơi ấy lam chướng nặng nề mà không có ai đến khai thác, thành thử bỏ phí các nguồn lực ấy. Nay có người xin khai thác và nộp thuế, thật là công tư lưỡng lợi”.

Ngoài những đề nghị của Đặng Huy Trứ, ở lĩnh vực này Phạm Phú Thứ cũng đã dâng lên vua Tự Đức 5 bộ sách dạy cách khai thác mỏ, hướng dẫn đi biển, luật pháp quốc tế…

2.2 Về nông nghiệp
Nguyễn Trường Tộ liên tiếp đề ra những chính sách cải cách đặc sắc cho đất nước, đệ trình lên vua Tự Đức. Ông đã vượt lên hẳn các nhà cải cách đương thời về mọi mặt, từ những đề nghị cải cách về nông nghiệp, công nghiệp đến thương nghiệp, quân đội…

Về nông nghiệp, ở một nước coi trọng nông nghiệp như Việt Nam mới thấy lập luận của ông là đúng: “ nông nghiệp là gốc, ăn mặc và các món cần dùng cho đời sống đều nhờ vào nông nghiệp. Nếu con đường sinh sống đó không phát triển mà cứ để cho suy sút, thì dân lo chạy ăn cứu sống cho xong, rãnh đâu mà lo việc nghĩa”. Từ đó ông cho rằng nên có cơ quan Nông chính, có các Nông quan chuyên chăm lo về nông nghiệp, họ phải học các môn Thiên văn học nông nghiệp, Địa lý học nông nghiệp, Thực vật học… họ phải: “chỉ bảo cho dân như một người chủ nông, những người chủ nông chỉ lo làm cho một nhà giàu, còn nông quan thì phải đảm đương công việc của một huyện”. Không những thế, ông còn đề nghị triều đình nên “chỉnh kinh giới” (sửa sang lại ranh giới ruộng đất) để biết được “diện tích một nước rộng hẹp bao nhiêu, nếu không kinh giới theo lối mới của Tây thì chúng ta không biết rõ hình thế trong nước như thế nào, không biết đâu có núi rừng, đâu có sông rạch, chỗ nào có hồ, bể, chỗ nào là ruộng mương, chỗ nào bị ứ tắc, chỗ nào đang bỏ hoang…”. Sau khi đo đạc điền địa, lập bản đồ, dải thửa như phương Tây, ông còn đề nghị nên khai hoang mở rộng diện tích canh tác đất đai, việc “chăm lo dời dân, mở rộng đất đai” vào phía nam của đất nước là việc làm cần thiết và khẩn cấp.

Đi đôi với việc làm trên, Nguyễn Trường Tộ còn nghĩ đến công tác làm thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp. ông đề nghị triều đình nên bắt chước các nước phương Tây đặt người chuyên trách chăm lo về mặt thủy lợi để đào kênh, vét kênh, khơi ngòi chống úng… đồng thời ông phân tích dòng chảy của các sông ngòi, nơi có đê điều ven sông và sự bất lực của các quan sở tại. Nạn lũ lụt, vỡ đê xảy ra liên miên dưới thời Tự Đức. Do công tác hộ đê kém mà sức công phá của dòng chảy rất lớn nên “dù đê bằng đá cũng không chịu nỗi huống chi là đê đất”. Trước khi mất (1871) trong bản trần tình đề ngày 23-08 năm Tự Đức 24, ông vẫn còn thiết tha đề nghị nhiều điều về cải cách nông nghiệp như sau: việc định ranh giới và khai hoang được thực hiện thì chấm dứt được nạn tranh chiếm đất đai; đất đai được khai thác thì nguồn lợi sẽ dồi dào; nắm vững được tài nguyên trong nước thì quản lý được kinh tế; năm được mùa bù cho năm mất mùa thì sẽ hết nạn đói; mở “đấu xảo” để tìm cách cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất cây trồng”.

2.3 Về giáo dục
Đối với Nguyễn Trường Tộ, ông đã đề nghị lên triều đìnhcần phải có những biện pháp cụ thể hơn để nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân theo hướng coi trọng khoa học kĩ thuật như : dùng quốc âm, cải cách giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, lập nhà in, xuất bản sách báo, đồng thời cũng phải kiểm soát các loại sách không phù hợp, cải cách phong tục. Thế nhưng, vương triều nhà Nguyễn lúc bấy giờ lại không nhận thức rõ được. Những vấn đề cải cách của ông trên lĩnh vực giáo dục rất đáng được quan tâm và chú ý nhưng cuối cùng lại bị triều Nguyễn bác bỏ. Không nhận được sự quan tâm của người đương thời.

2.4 Về quân sự
Nguyễn Trường Tộ đã thấy được cái lỗi thời, lạc hậu của “binh thư” xưa trong việc chống lại giặc Tây lúc bấy giờ: “tôi đã đọc nhiều binh thư và sách vở linh tinh khác nói về binh sự thì thấy rằng chiến pháp của cổ nhân ngày nay không còn thích dụng nữa”, từ đó ông kêu gọi “ngày nay ta chỉ nên rút lấy cái tâm trừ loạn của ngày xưa mà thôi” và ông mạnh dạn đề xuất “nên mua lấy binh pháp thủy bộ của phương Tây dịch ra mà tham cứu”. Ông kêu gọi phải coi trọng nhân phẩm và đời sống của người lính, đặc biệt “không nên bắt lính hầu hạ quan… trong quân đội phương Tây sự sỉ nhục ngược đãi người lính là không có hoặc rất ít”. Nguyễn Trường Tộ nhấn mạnh vai trò của người chỉ huy trong quân đội, ông cho rằng họ phải là người có học thức, có lòng gan dạ khi xung trận, phải yêu thương lính như cha con và đặc biệt phải biết luôn luôn học hỏi để tiến bộ. Nếu cần thì “nên mời quan Tây giỏi võ bị để dạy cho quan ta… mà quan ta từ ngũ trưởng trở lên đều phải biết chữ để học võ thư”. Ông còn đề nghị nên “thường khảo kiến thức các võ quan”. Nêu lên những đề nghị trên, ông đi đến một kết luận có tính cảnh báo cho triều đình Nguyễn lúc bấy giờ là “bây giờ đây nếu nước ta không gấp rút sửa đổi theo mới để cho võ bị càng suy, nhân tâm càng yếu, thì lấy gì chống giặc để bảo vệ nhân dân”.

Có thể nói đề xuất cải cách quân sự là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của chương trình canh tân đất nước mà Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình nhà Nguyễn. Với bổn phận và trách nhiệm của một người dân đối với đất nước, Nguyễn Trường Tộ mong muốn đóng góp một phần trí lực vào sự cường thịnh giàu mạnh của dân tộc, đất nước. Tiếc rằng một số đề nghị cải cách của ông cũng như của các nhân vật thức thời tiến bộ khác đã không được triều Nguyễn chấp nhận.    

II. Nhận xét đánh giá
Những việc làm trên nói lên rằng nhà Nguyễn không hề chối bỏ yêu cầu canh tân của các nhà yêu nước, cũng không phải là những việc cỏn con không đáng kể, sự tốn kém kinh phí cho từng ấy công việc cũng không hề nhỏ. Những điều trần canh tân đất nước gửi lên triều đình đều được các Bộ gửi lên cho vua Tự Đức, được Tự Đức đọc và nhận xét, có những lúc vua Tự Đức phải thừa nhận “thực sự đã khám phá ra sự tình” của đất nước; có lúc nhà vua cử người đi Luân Đôn mua tàu thủy, cử người đi Pháp thuê chuyên gia và mua sắm máy móc để thánh lập trường bách nghệ ở Huế, cử người đi học tiếng Pháp, tiếng Anh… Nhưng những việc làm đó chưa có quyết tâm cao, hay nói đúng hơn là nửa vời, mang tình chắp vá, lẻ tẻ, miễn cưỡng. Các điều sữa chữa đó chưa kịp phát huy tác dụng thì đã bị đình chỉ. Do vậy, nó chưa có kết quả cụ thể. Rốt cục các điều trần canh tân đất nước chỉ được các Bộ “sưu tập, giữ gìn cẩn thận”.

Tự Đức không phải là không nhận thấy thực trạng đất nước, bởi có lúc ông đã nói: “Nguyễn Trường Tộ quá tin vào những điều hắn đề nghị. Nếu cần phải canh tân thì ta cứ làm từ từ. Tại sao cứ thúc dục nhiều đến thế khi mà những phương pháp cũ của ta cũng rất đầy đủ để điều khiển quốc gia rồi”(Dẫn theo Nguyễn Khắc Đạm: Nguyễn Tri Phương đánh giặc, hội khoa học lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 1998, trang 115). Ông đã nhận thấy được sự cần thiết của sự canh tân đổi mới đất nước nhưng ông lại thiếu quyết tâm, thiếu tính quyết đoán của một người chỉ huy tối cao, nói đúng hơn là vẫn bảo thủ đối lập với đổi mới. Đây là nguyên nhân cơ bản nhất khiến các tư tưởng canh tân, phong trào đề nghị canh tân đất nước không trở thành hiện thực.

Như vậy là đến nữa cuối thế kỉ XIX thì tất cả những đổi mới lớn nhỏ, hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh ở Việt Nam đều nối tiếp nhau thất bại. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của các đề nghị đổi mới đó, trong đó không thể không nói đến nguyên nhân từ triều đình, tuy có lúc do tình thế thúc bách nên có chủ trương một vài đổi mới về các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục… nhưng về cơ bản thì trong tư tưởng, cũng như trong cơ cấu chính trị vẫn không hề thay đổi, nên không bảo đảm cho việc đổi mới được thực hiên triệt để, trót lọt, thường là nữa chừng bị bỏ dở.Cùng với trách nhiệm để mất nước, triều Nguyễn còn chịu trách nhiệm trước lịch sử về một cơ hội canh tân, làm đất nước kéo dài trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, cuối cùng rơi xuống hố thẳm nô lệ của ngoại bang.

KẾT LUẬN

Vào khoảng giữa thế kỉ XIX, nhà Nguyễn dần suy yếu, cộng thêm vào đó là mưu đồ xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp, tiếng súng quân Pháp tấn công Đà Nẵng 1858 đã làm cho triều đình run sợ. Đất nước chìm đắm trong nghèo nàn lạc hậu, nhân dân khổ cực, nhiều cuộc nổi dậy bùng nổ khắp nơi, nền kinh tế trì trệ lạc hậu, cộng với chính sách hạn chế việc giao thương với nước ngoài, nạn tham những cùng với hệ tư tưởng Nho giáo lỗi thời đã làm cho khủng hoảng xã hội càng thêm trầm trọng. Tình hình đó khiến biết bao nhà yêu nước và các sĩ phu lo ngại. Có biết bao nhiêu bản điều trần, chương trình cải cách đã được đệ trình lên triều đình.

Các gương mặt có tư tưởng canh tân không phải là ít, từ trong hàng ngũ quan lại cao cấp trong triều như Phạm Phú Thứ, các quan lại ngoài triều như Nguyễn Công Trứ, Đặng Huy Trứ đến các sĩ phu yêu nước như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện… Họ đều lo cho đất nước, có những kiến nghị nhằm canh tân đất nước hòng thoát ra khỏi nạn khủng hoảng về mọi mặt để đưa đất nước vươn lên hòng chống lại được nạn ngoại xâm. Tuy nhiên, đa số cải cách canh tân đã không thể thực hiện được, triều đình nhà Nguyễn đã bỏ qua cơ hội đưa đất nước ta phát triển và thoát khỏi sự xâm lược của thực dân Pháp.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ ABC8
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ i9bet
xs66 ⇔ Jun88 ⇔ kuwin
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
18win ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
hitclub ⇔ New88 ⇔ ok365
18win ⇔ 789BET ⇔ Kubet
sin88.run ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ hq88 ⇔ BJ88
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
Luck8 ⇔ https://98win.care/
77win ⇔ 789bet ⇔ Nhà cái 789bet
bet88 ⇔ F168 ⇔ Nhà cái MB66
⇔ J88 ⇔ BJ88 ⇔ Fun222
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
qh88 ⇔ nhà cái ok365 ⇔ VIPwin
Go88 ⇔  ⇔ 789club ⇔ ABC8
Kubet ⇔ saowin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
BJ88 ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
https://23win.school/ ⇔ hi88 ⇔ 33win
99OK ⇔ https://69vncom.pro/ ⇔ Bet88
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
Kuwin ⇔ NEW88 ⇔ k8cc ⇔ 33WIN
https://1mb66.com/ ⇔ https://kubetvn88.com/
https://ww88.fund/ ⇔ https://uk88.rocks
https://8xbet68.net/ ⇔ https://u888com.club/
kubet.li ⇔ BJ88 ⇔ https://wreachavoconline.com/
sunwin ⇔ sunwin ⇔ hi88 ⇔ hi88
Shbet ⇔ hitclub ⇔ https://ww88.cruises/
F168 ⇔ v9bet ⇔ https://u8888.mobi/
Go88 ⇔ http://sunwinvn.live/ ⇔ Sunwin
RR88 ⇔ iWin ⇔ https://kuwin.education/
http://sunwinvn.me/ ⇔ https://geteconow.com/
https://springdalefurnishings.com/ ⇔ 789WIN
trang chủ 789bet ⇔ 79king ⇔ 188bet
https://abc8.education/ ⇔ 789BET
https://188bethn.com/ ⇔ https://33win.community/
https://thuocvienquany.com/ ⇔ https://shbet.pw/
https://ajjaaudio.com/ ⇔ https://88clb.fitness/
https://thoibaoso.net/ ⇔ https://hi88.report/
https://33winco.com/ ⇔ https://sunwin214.com/
88NN ⇔  ⇔ http://sunwinvn.shop/
https://88clb.lawyer/ ⇔ https://olicn.com/
https://iwin.locker/ ⇔ https://wreachavoconline.com/
https://iwinvn.cc/ ⇔ https://iwinvn.app/
https://iwinvn.live/ ⇔ https://iwinvn.shop/
https://iwinvn.store/ ⇔ https://iwinvn.online/
https://789club60.com/ ⇔ https://betvisacom2.com/
https://margaretjeanlangstaff.com/ ⇔ 68gamebai
23win ⇔ https://789club24.com/
https://xaydungwebsite.com/ ⇔ qh 88
sunwin ⇔ 789win ⇔ https://69vnn.com/
https://bet88.football/ ⇔ https://j88com.app/
https://go88club13.com/ ⇔  https://8xbetj.net/
https://bk8link2.com/ ⇔  https://bk8link3.com/
https://bk8link4.com/ ⇔  https://bk8link5.com/
https://bk8link6.com/ ⇔  https://12betlink1.com/
https://vididong.com/ ⇔ j88 ⇔ SHBET
https://tp88.finance/ ⇔ https://hi88.gives/
33win ⇔ https://181bet.group/
https://juice-headquarters.com ⇔ w88
f8bet f8bet004.com ⇔ https://23win.build/
88clbz.store ⇔ https://shbet.wedding/
http://sunwinvn.site/ ⇔ New88 com ⇔ 79king
https://ww88.supply/ ⇔ https://fb88.voyage/
Link vào NEW88 ⇔ http://oole777.org/
https://sosliberty.com/ ⇔ 789club
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây