I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn câu đúng nhất.
Câu 1. Đất feralit phát triển trên đá vôi phân bố chủ yếu ở:
A. Các tỉnh miền núi phía Bắc.
B. Miền Bắc.
C. Miền Nam.
D. Cả nước.
Câu 2. Nhóm đất feralit miền đồi núi thấp và nhóm đất mùn núi cao thuận lợi trong ngành trồng trọt nào?
A. Trồng cây lúa nước.
B. Trồng rừng và trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.
C. Chăn nuôi gia súc lớn.
D. Chăn nuôi gia cầm.
Câu 3. Tài nguyên đất ở nước ta bị giảm sút nhanh do:
A. Diện tích đất trống đồi trọc lên tới 10 triệu ha.
B. 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo.
C. Sử dụng đất chưa hợp lí, rừng bị tàn phá.
D. Môi trường bị ô nhiễm.
Câu 4. Biện pháp để hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hoá:
A. Trồng và bảo vệ rừng, sử dụng đi đôi với cải tạo đất.
B. Thau chua, rửa mặn.
C. Xây dựng các công trình thuỷ lợi.
D. Trồng nhiêu loại cây trên cùng một diện tích.
Câu 5. Nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật?
A. 14.000 loài.
B. 14.600 loài.
C. 15.000 loài.
D. 15.500 loài.
Câu 6. Hệ sinh thái tự nhiên nào dưới đây không có ở Việt Nam?
A. Rừng ngập mặn.
B. Rừng nhiệt đới gió mùa.
C. Rừng cận nhiệt đới núi cao.
D. Rừng tai ga.
Câu 7. Sinh vật nước ta phong phú về thành phần loài do:
A. Nước ta có rất nhiều loài sinh vật.
B. Vị trí địa lí, địa hình, đất, khí hậu và sự tác động của con người.
C. Có nhiều hệ sinh thái.
D. Cây cối phát triển quanh năm, nguồn thức ăn phong phú cho động vật.
Câu 8. Ý nào dưới đây không dúng với sự phân bố hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
A. Rừng tre nứa ở Việt Bắc.
B. Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.
C. Rừng Cúc Phương, Ba Bể.
D. Rừng núi cao Hoàng Liên Sơn.
Câu 9. Điểm khác nhau cơ bản giữa rừng trồng và rừng tự nhiên ở nước ta là:
A. Diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp.
B. Thành phần loài sinh vật của rừng tự nhiên phong phú hơn rừng trồng nhưng số lượng mỗi loài ít hơn.
C. Rừng trồng phát triển theo các mục đích sử dụng.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10. Hệ sinh thái tự nhiên của nước ta bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng chủ yếu do:
A. Tác động của con người.
B. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.
C. Nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
D. Giảm nhiều về số lượng các loài sinh vật.
Câu 11. Loại cây nào dưới đây không phải là dược liệu:
A. Ngũ gia bì.
B. Ngải cứu.
C. Tam thất.
D. Nấm hương.
Câu 12. Loại cây nào dưới đây không thuộc nhóm cây thực phẩm?
A. Nấm hương.
B. Măng.
C. Quế.
D. Mộc nhĩ.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
Nêu đặc điểm về vị trí địa lí châu Á. Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với khí hậu châu Á.
Câu 2 (4,0 điểm).
Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á theo bảng số liệu dưới đây:
(Đơn vị: triệu người)
Năm |
1910 |
1930 |
1950 |
1970 |
1990 |
Số dân |
600 |
880 |
1.402 |
2.100 |
3.000 |
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: B
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: D
Câu 7: B
Câu 8: D
Câu 9: D
Câu 10: A
Câu 11: D
Câu 12: C
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
* Đặc điểm về vị trí địa lí châu Á: Châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Diện tích phần đất liền 41,5 triệu km2 (rộng nhất thế giói)
* Ý nghĩa:
- Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo (lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ Bắc - Nam.
- Kích thước lãnh thổ rộng lớn -> Khí hậu phân hoá thành các kiểu khác nhau:
+ Khí hậu ẩm ở gần biển.
+ Khí hậu lục địa khô hạn ở vùng nội địa.
Câu 2 (4,0 điểm).
* Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ GIA TĂNG DÂN SỐ CỦA CHÂU Á QUA CÁC NĂM
* Nhận xét:
- Sự gia tăng dân số của châu Á tăng nhanh qua các năm: từ 600 triệu người (1910) tăng lên 3.000 triệu người (1990)
- Càng về sau, tốc độ gia tăng ngày càng nhanh (dẫn chứng).