I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn câu đúng nhất.
Câu 1. Năm 2001, diện tích rừng của Việt Nam là:
A. 14,3 triệu ha.
B. 8,6 triệu ha.
C. 11,8 triệu ha.
D. 12 triệu ha.
Câu 2. Tài nguyên rừng của nước ta bị suy giảm chủ yếu do:
A. Chiến tranh.
B. Dân số tăng nhanh cùng với đốt rừng làm nương rẫy, khai thác quá mức phục hồi.
C. Quản lí bảo vệ kém.
D. Sự biến đổi thất thường của khí hậu.
Câu 3. Nguồn lợi hải sản của nước ta bị giảm sút nhanh do:
A. Khí hậu thay đổi.
B. Thời tiết diễn biến thất thường.
C. Đánh bắt gần bờ quá mức dự trữ và bằng những phương tiện có tính huỷ diệt.
D. Khai thác dầu khí.
Câu 4. Để phát triển kinh tế bền vững cần phải:
A. Trồng và bảo vệ rừng để diện tích khai thác luôn nhỏ hơn diện tích trồng rừng.
B. Bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật.
C. Không phá rừng.
D. Không bắn giết chim, thú.
Câu 5. Tính chất nóng ẩm của tự nhiên Việt Nam bị xáo trộn nhiều nhất ở vùng nào và vào mùa nào?
A. Ở miền Bắc vào mùa đông.
B. Ở miền Trung vào mùa hè.
C. Ở miền Nam vào mùa đông.
D. Ở miền Bắc vào mùa hè.
Câu 6. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của tự nhiên nước ta được thể hiện rõ nét nhất ở:
A. Địa hình.
B. Sinh vật.
C. Khí hậu.
D. Thuỷ văn và thổ nhưỡng.
Câu 7. Khó khăn lớn nhất của địa hình miền núi đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta là:
A. Địa hình bị cắt xẻ mạnh gây khó khăn cho giao thông.
B. Địa hình núi đá vôi thường thiếu nước vào mùa khô.
C. Khí hậu phân hoá theo độ cao.
D. Nhiều dạng địa hình - cơ sở để phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau.
Câu 8. Ý nào sau đây không phải là thuận lợi của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đối với sản xuất và đời sống?
A. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn (trồng 3-4 vụ/năm).
B. Mưa nhiều (nguồn thuỷ văn phong phú).
C. Mưa nhiều, mưa theo mùa; mùa mưa (lũ lụt), mùa khô (hạn hán).
D. Trên cao nguyên, núi cao thuận lợi trồng cây cận nhiệt - ôn đới.
Câu 9. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của địa hình Việt Nam là:
A. Địa hình bị cắt xẻ mạnh, nhiều núi đá vôi với các hang động nổi tiếng.
B. Nhiều dạng địa hình.
C. 3/4 diện tích đất liền là núi - cao nguyên.
D. Đồng bằng ven biển hẹp, bị chia cắt từng ô.
Câu 10. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam:
A. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
B. Xứ sở của cảnh quan đồi núi.
C. Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 11. Đặc điểm chủ yếu của tự nhiên nước ta là:
A. Cảnh quan đồi núi.
B. Tính chất ven biển.
C. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
D. Tính đa dạng, phức tạp.
Câu 12. Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng chủ yếu do:
A. Phân hoá mạnh mẽ trong không gian.
B. Yếu tố vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài, phức tạp.
C. Phân hoá các thành phần tự nhiên.
D. Phân hoá theo mùa.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,5 điểm).
Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại.
Câu 2 (3,5 điểm).
Sưu tầm một số câu tục ngữ, dân gian về sử dụng đất của ông cha ta. Ông cha ta đã có những biện pháp gì để cải tạo và sử dụng đất?
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: B
Câu 5: B
Câu 6: C
Câu 7: A
Câu 8: C
Câu 9: A
Câu 10: C
Câu 11: C
Câu 12: B
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (3,5 điểm).
* Thuận lợi:
- Khí hậu nóng ẩm.
- Điều kiện thuận lợi cho sinh vật phát triển.
- Cây cối quanh năm ra hoa kết quả.
- Điều kiện cho nông nghiệp xen canh, đa canh với năng suất cao.
* Khó khăn:
- Sâu bệnh, dịch bệnh phát triển.
- Thiên tai đe doạ.
Câu 2 (3,5 điểm).
- Tấc đất, tấc vàng.
- Một hòn đất nỏ, một giỏ phân.
Biện pháp:
- Cần sử dụng đất hợp lí.
- Trồng cây đúng kĩ thuật.
- Phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Thực hiện tốt Luật Đất đai do nhà nước ban hành.