I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5.0 điểm) Khoanh tròn vào phương án đúng nhất
Câu 1: Hình chiếu của vật thể là:
A. Phần thấy của vật đối với mặt phẳng bản vẽ.
B. Phần thấy của vật đối với người quan sát.
C. Hình nhận được trên mặt phẳng của vật thể đó
D. Cả a, b, c đều sai.
Câu 2: Những tính chất nào sau đây thuộc tính công nghệ của vật liệu cơ khí?
A. Tính cứng, tính dẻo, tính bền.
B. Tính đúc, tính hàn, tính rèn.
C. Tính chịu nhiệt, tính dẫn nhiệt.
D. Tính chịu axít, tính chống ăn mòn.
Câu 3: Nhôm là vật liệu kim loại:
A. Phi kim loại .
B. Chất dẻo nhiệt rắn.
C. Kim koại đen.
D. Kim loại màu .
Câu 4: Dụng cụ kẹp chặt gồm:
A. Mỏ lết, cờlê.
B. Kìm, êtô.
C. Kìm, tua vít.
D. Êtô, tua vít.
Câu 5: Đường đỉnh ren trong bản vẽ ren được quy ước vẽ như thế nào?
A. Liền đậm.
B. Liền mãnh.
C. Nét đứt.
D. Gấp khúc.
Câu 6: Công dụng của bản vẽ chi tiết là:
A. Chế tạo và lắp ráp.
B. Thiết kế, thi công và sử dụng.
C. Thiết kế và vận hành.
D. Chế tạo và kiểm tra.
Câu 7: Những mối ghép nào sau đây là mối ghép động?
A. Mối ghép đinh tán, mối ghép trục.
B. Mối ghép then, chốt.
C. Mối ghép ổ trục, mối ghép bản lề.
D. Mối ghép hàn, mối ghép bulông.
Câu 8: Nhóm chi tiết máy có công dụng chung gồm:
A. Kim máy khâu, bánh răng, lò xo.
B. Khung xe đạp, bulông, đai ốc.
C. Bulông, đai ốc, lò xo, bánh răng.
D. Trục khuỷu, kim khâu, khung xe đạp.
Câu 9: Kim tự tháp là một khối đa diện thuộc hình:
A. Hình hộp chữ nhật.
B. Hình nón cụt.
C. Hình lăng trụ đều.
D. Hình chóp đều.
Câu 10: Phép chiếu vuông góc có đặc điểm:
A. Các tia chiếu đồng quy tại một điểm.
B. Các tia chiếu đi xuyên qua vật thể.
C. Các tia chiếu song song với nhau.
D. Các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng hình chiếu.
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 11. Nêu sự khác nhau cơ bản của 2 loại mối ghép cố định.
Câu 12. Chi tiết máy là gì? Dấu hiệu nhận biết chi tiết máy?
Câu 13: Một hệ thống truyền động bằng xích. Biết đĩa dẫn có 60 răng và đĩa dẫn có tốc độ quay 40 (vòng/phút) thì đĩa bị dẫn quay nhanh gấp 3 lần đĩa dẫn. Hãy tính tỉ số truyền của chuyển động, tính số răng của đĩa bị dẫn và cho biết hệ thống truyền động này tăng tốc hay giảm tốc?
Câu 14: Hãy vẽ các hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể sau (theo tỉ lệ 1:1 với kích thước cho trên hình vẽ):
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM CÔNG NGHỆ 8
I. Trắc nghiệm (5 điểm) (Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm )
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
B |
D |
B |
A |
A |
C |
C |
D |
D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (5điểm)
Câu 11: (1,0đ)
* Sự khác nhau:
- Mối ghép tháo dược có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi ghép. (0,5đ)
- Mối ghép không tháo được, muốn tháo rới các chi tiết bắt buộc phải phá hỏng một phần nào đó của mối ghép.(0,5đ)
Câu 12.
(1,0 điểm)
- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
- Dấu hiệu nhận biết: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh không thể tháo rời ra được hơn nữa (0,5đ)
Câu 13: (2đ)
- Số vòng quay của n
2 là: n
2 = 3. n
1 = 3.40 = 120 (vòng/phút) (0,5đ)
- Tỉ số truyền i là: i = = = 3 răng(0,5đ)
- Số răng của đĩa bị dẫn là: Z2 = = = 20 (răng) (0,5đ)
- Vì số răng Z
1> Z
2 do đó hệ thống truyền động tăng tốc. (0,5đ)
Câu 14: (1đ) Vẽ đúng mỗi hình chiếu, đúng kích thước cho 0,5 điểm
- Vẽ đúng hình chiếu đứng (0,5 điểm) - sai kích thước trừ 0,25 điểm
- Vẽ đúng hình chiếu bằng (0,5 điểm) - sai kích thước trừ 0,25 điểm
Các hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, đúng như dưới đây:
Cách tính điểm:
Điểm toàn bài:
Tổng điểm TNKQ + Tổng điểm TL, làm tròn đến 1 chữ số thập phân
Ví dụ; HS làm đúng 8 câu TNKQ và điểm tự luận là 3,25 thì điểm toàn bài sẽ là:
8 x 0,5 = 4,0 + 3,25 = 7,25 =
7,3 đ