I. Trắc nghiệm (5 điểm)
Câu 1. Thành phố quan trọng nhất của Đông Nam Bộ là
A. thành phố Hồ Chí Minh.
B. Thủ Dầu Một.
C. Biên Hòa.
D. Vũng Tàu.
Câu 2. Vùng Đông Nam Bộ có khí hậu
A. hàn đới.
B. nhiệt đới gió mùa.
C. ôn hòa.
D. cận xích đạo.
Câu 3. Trung tâm kinh tế lớn nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là
A. Mỹ Tho.
B. Cà Mau.
C. Cần Thơ.
D. Long Xuyên.
Câu 4. Vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về diện tích và sản lượng cây công nghiệp nào dưới đây?
A. chè.
B. cà phê.
C. tiêu.
D. cao su.
Câu 5. Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là
A. dốc, bị cắt xẻ mạnh.
B. thoải, khá bằng phẳng.
C.thấp trũng, chia cắt mạnh.
D. cao đồ sộ, độ dốc lớn.
Câu 6. Vào màu khô, khó khăn lớn nhất đối với nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A Xâm nhập mặn.
B. Cháy rừng.
C. Triều cường.
D. Thiếu nước ngọt.
Câu 7. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long tiếp giáp với vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 8. Để hạn chế tác hại của lũ, phương hướng chủ yếu hiện nay của Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. Xây dựng hệ thống đê điều.
B. Tăng cường công tác dự báo lũ.
C. Chủ động sống chung với lũ.
D. Đầu tư cho các dự án thoát nước.
Câu 9. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A. đất badan và đất xám.
B. đất xám và đất phù sa.
C. đất badan và feralit.
D. đất xám và đất phèn.
Câu 10. Sản phẩm nông nghiệp nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng Sông Cửu Long?
A. cà phê.
B. hoa quả.
C. gạo.
D. thủy sản đông lạnh.
Câu 11. Loại hình du lịch nào sau đây không phải là thế mạnh của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long?
A. Du lịch miệt vườn.
B. Các hang động đẹp.
C. Du lịch biển - đảo.
D. Du lịch sông nước.
Câu 12. Trung tâm kinh tế nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Biên Hòa.
B. Vũng Tàu.
C. Thành phố Hồ Chí Minh.
D. Cần Thơ.
Câu 13. Côn Đảo là huyện đảo của tỉnh
A. Khánh Hòa.
B. Bà Rịa - Vũng Tàu.
C. Cà Mau.
D. Đồng Nai.
Câu 14. Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là:
A. Biên Hòa.
B. Thủ dầu Một.
C. TP. Hồ Chí Minh.
D. Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 15. Các hồ chứa nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là
A. hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An.
B. hồ Ba Bể và hồ Lăk.
C. hồ Y-a-ly và hồ DầuTiếng.
D. hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim.
Câu 16. Nhóm đất thích hợp nhất cho phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. Đất mặn.
B. Đất phèn.
C. Đất phù sa ngọt.
D. Đất feralit.
Câu 17. Trong cơ cấu công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm tỉ trọng lớn nhất là ngành:
A. Sản xuất vât liệu xây dựng
B. Chế biến lương thực thực phẩm.
C. Công nghiệp cơ khí.
D. Sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 18. Ý nào sau đây không phải là thế mạnh trong nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long?
A. Trồng lúa nước.
B. Nuôi trồng thủy sản.
C. Trồng cây ăn quả.
D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
Câu 19. Nguồn tài nguyên nào sau đây mang lại giá trị kinh tế lớn cho vùng Đông Nam Bộ?
A. bô xít.
B. dầu khí.
C. than đá.
D. sắt
Câu 20. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có khí hậu:
A. Cận xích đạo.
B. Nhiệt đới khô.
C. Nhiệt đới có mùa đông lạnh
D. Cận nhiệt đới
Chọn đáp án đúng:
II. TỰ LUẬN : (5 điểm)
Câu 1 : (2 điểm) Vì sao Vùng Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
Câu 2 : (3 điểm) Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn gì về điều kiện tự nhiên phát triển sản xuất lương thực?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (5điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
D |
C |
D |
B |
D |
D |
C |
A |
A |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
B |
D |
B |
C |
A |
C |
B |
D |
B |
A |
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 |
* Đông Nam Bộ thu hút mạnh đầu tư nước ngoài do:
- Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình giao thông.
- Đông Nam Bộ là vùng có tiềm lực kinh tế lớn, phát triển kinh tế năng động nhất cả nước.
- Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động có tay nghề, nhạy bén vơi khoa học kĩ thuật.
- Có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài. |
2 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5 |
Câu 2 |
Đồng bằng sông Cửu Long có những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên phát triển sản xuất lương thực:
* Thuận lợi:
- Diện tích đất nông nghiệp rộng lớn (gần 4 triệu ha), địa hình thấp và bằng phẳng
- Đất đai màu mỡ, đặc biệt là đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, lượng mưa dồi dào.
- Nguồn nước dồi dào, kênh rạch chằng chịt cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo đất phèn, đất mặn.
*Khó khăn:
- Mùa mưa diện tích ngập úng lớn, mùa khô thiếu nước ngọt.
- Diện tích đất mặn, đất phèn còn nhiều (2,5 triệu ha)
|
3 điểm
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5 |