CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
1. Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao.
Trả lời:
Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao:
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
- Nhật Bản chiếm vị trí cao một số ngành công nghiệp: cơ khí chế tạo máy công nghiệp, ô tô, đóng tàu biển, điện tử gia dụng, điện tử - tin học, sản xuất thép, dệt (lụa tơ tằm và sợi tổng hợp), sản xuất giấy.
- Trong cơ cấu công nghiệp, một sổ ngành như chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và các công trình công cọng, dệt... chiếm tỉ lệ lớn.
2. Trình bày tình hình phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử.
Trả lời:
Tình hình phát triển và phân bố của các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử:
a. CN chế tạo chiếm 40% hàng xuất khẩu:
- Tàu biển: chiếm 40% sản lượng xuất khẩu thế giới.
- Ôtô: chiếm 25% sản lượng thế giới, xuất khẩu 45% lượng xe sản xuất ra.
- Xe gắn máy: chiếm 60% sản lượng thế giới, xuất khẩu 50% lượng xe sản xuất ra.
Hãng nổi tiếng: Mit-su-bi-si, Hi-ta-chi, To-yo-ta, Nis-san, Hon-da, Su-zu-ki.
Phân bố: Phía nam đảo Hôn-su, Si-cô-cư , bắc Kiu-xiu.
b. CN điện tử là ngành mũi nhọn:
- Sản phẩm tin học: chiếm 22 % sản phẩm của thế giới.
- Vi mạch và chất bán dẫn: đứng đầu thế giới.
- Vật liệu truyền thông : đứng thứ hai thế giới.
- Rô bốt: Chiếm 60 % rôbốt của thế giới.
Hãng nổi tiếng: Hitachi, Toshiba, Sony, Nipon, Electric, Fujutsu.
Phân bố: Tô-ki-ô, 1-ô-cô-ha-ma, Ca-o-a-sa-ki, Phu-cu-ô-ca.
3. Dựa vào bảng số liệu 11.2 (trang 115 SGK), vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thời kì 1990 - 2005. Kết hợp với thông tin trong bài, nhận xét tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản trong các thời kì 1950 -1973 và 1990- 2005.
Bảng 9.2. Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thời kì 1990 - 2005
(Đơn vị: %)
Năm |
1990 |
1995 |
1997 |
1999 |
2001 |
2003 |
2005 |
Tăng GDP |
5,1 |
5,1 |
1,9 |
0,8 |
0,4 |
2,7 |
2,5 |
Trả lời:
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản thời kì 1990-2005:
b. Nhận xét tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản trong các thời kì 1950 -1973 và 1990- 2005
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng. Đến 1952, khôi phục bằng ngang mức trước chiến tranh. Từ năm 1955 - 1973 kinh tế phát triển cao độ, GDP tăng trưởng trên 10 %.
- Nguyên nhân phát triển kinh tế thần kì do chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tăng nguồn vốn đi đôi với áp dụng kĩ thuật mới. Tập trung cao độ vào các ngành then chốt có trọng điểm theo từng giai đoạn. Duy trì co cấu kinh tế hai tầng (vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các tổ chức sản xuất nhỏ, thu công).
- Từ 1973 - 1974, 1979 - 1980: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm còn 2,6% do khủng hoảng dầu mỏ.
- 1986 - 1990: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 5,3% nhờ điều chỉnh chiến lược kinh tế, tập trung phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều chất xám và trình độ kĩ thuật cao. Đầu tư ra nước ngoài mạnh.
- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại.
4. Cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng như thế nào đối với phát trển kinh tế Nhật Bản?
Trả lời:
Tác dụng cơ cấu kinh tế hai tầng đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản:
- Tận dụng được sức lao động tại chỗ, tạo việc làm cho nhiều người lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp.
- Tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu ở khắp nơi
- Tận dụng được các thị trường nhỏ, ở khắp các địa phương trong nước.
- Các tổ chức sản xuất nhỏ, thủ công rất năng động, linh hoạt xoay trở mỗi khi nền kinh tế gặp khó khăn.
5. Nhận xét về /nức độ tập trung và dặc diêm phân bố công nghiệp của Nhật Bản hiện nay.
Trả lời:
a. Nhận xét về mức độ tập trung và dặc diêm phân bố công nghiệp của Nhật Bản hiện nay:
- Các ngành công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản có đặc điểm chung đều hướng vào kĩ thuật cao dựa trên ưu thế nổi bật về đặc điểm dân cư (cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, ham học, thông minh, sáng tạo), trong điều kiện thiếu hụt nhiều loại tài nguyên quan trọng. Phân bố công nghiệp không đều, mang tính tập trung cao để giảm bót các chi phí trung gian, tận dụng các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, dân cư, cơ sở hạ tầng và nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Mức độ tập trung công nghiệp rất cao, các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven biển, đặc biệt về phía Thái Bình Dương, trên các đảo lớn : nam Hôn-su, bắc Kiu-xiu, Si-cô-cư.
- Phía bắc Hôn-su, Hô-cai-đô phân bố các trung tâm công nghiệp thưa thớt.