CÂU HÒI VÀ BÀI TẬP:
1. Nêu những điểm chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế Ấn Độ trong các thời kì khác nhau.
Trả lời:
Quá trình phát triển kinh tế của Án Độ có thể chia làm ba thời kì như sau :
- Thời kì I : từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỉ XX.
Chiến lược hàng nội : phát triển theo nguyên tắc hướng nội là chính.
- Thời kì II : những năm 80 của thế kỉ XX.
Chiến lược hỗn hợp: thực hiện chiến lược vừa hướng nội, vừa hướng ngoại.
-Thời kì III : từ năm 1991 đến nay.
Chiến lược tự do hoá : thực hiện những cải cách kinh tế toàn diện, theo hướng tự do hoá kinh tế, coi trọng nhiều hon tới thị trường, kinh tế đổi ngoại và các ngành công nghệ cao.
2. Hãy cho biết những thành tựu và những hạn chế của cuộc “Cách mạng xanh “ trong nông nghiệp của Ấn Độ.
Trả lời:
a. Những thành tựu của cuộc “Cách mạng xanh”.
- Tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp.
- Bước tiến nhảy vọt về năng suất và sản lượng lương thực.
- Tự túc được lương thực, giải quyết được nạn đói luôn đe dọa.
- Đầu thập niên 80 và trong nhiều năm gần đây, luôn thuộc nhóm bốn nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
b. Những hạn chế của cuộc “Cách mạng xanh”.
Cuộc “Cách mạng xanh” mới được tiến hành ở một số bang có điều kiện thuận lợi, nhiều vùng nông thôn nghèo chưa được hưởng lợi nhiều từ phong trào này.
3. Hãy nêu rõ chiến lược phát triển công nghiệp của Ấn Độ và những thành tựu Ấn Độ đạt được trong quá trình công nghiệp hóa.
Trả lời:
a. Chiến lược công nghiệp hoá :
- Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ kiên trì theo đuổi mục tiêu tiến hành đường lối xây dựng một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
- Từ thập niên 50 đến thập niên 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp nặng, xây dựng các ngành công nghiệp trụ cột như luyện kim, chế tạo máy và các ngành công nghiệp mũi nhọn có kĩ thuật cao như điện tử, tin học, tự động hoá, công nghiệp vũ trụ và năng lượng hạt nhân.
- Hiện nay, Ấn Độ đầu tư mạnh vào công nghiệp điện tử - tin học.
b. Thành tựu của công nghiệp hoá:
- Ấn Độ là một trong 15 nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.
- Ấn Độ đã xây dựng được hệ thống các ngành công nghiệp cơ bản, đa dạng, có khả năng tự sản xuất được các máy móc thiết bị công nghiệp, hàng hoá tiêu dùng cần thiết cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
- Xây dựng được một số ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao như công nghiệp năng lượng hạt nhân, điện tử, hoá dầu, luyện kim, nghiên cứu vũ trụ và công nghệ thông tin.
- Hiện nay, Ấn Độ nổi tiếng trên thế giới về sản xuất các sản phẩm phần mềm với một đội ngũ chuyên gia về công nghệ thông tin hùng hậu, trình độ cao.
4. Vì sao Ấn Độ đạt được những thành tựu lớn trong quá trình công nghiệp hóa? Nêu những điểm hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa.
Trả lời:
a. Ấn Độ đạt được những thành tựu lởn trong quá trình công nghiệp hóa vì:
- Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ kiên trì tiến hành đường lối xây dựng một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.
- Nhanh chóng đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật gần 3 triệu người (đứng thứ ba thế giới sau Hoa Kì và LB Nga).
- Tiến hành những đổi mới cải cách cần thiết nhằm giải quyết những khó khăn trì trệ trong công nghiệp.
b. Những điểm hạn chế trong quá trình công nghiệp hóa:
- Trong nhiều thập kỉ (từ thập kỉ 50 đến cuối thập kỉ 80) Ấn Độ thực hiện bảo hộ mạnh mẽ cho công nghiệp và chiến lược thay thế nhập khẩu.
- Chính sách trên đã khiến cho năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất thấp.