Địa lí 9 bài 40: Thực hành - Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
2019-10-19T23:47:04-04:00
2019-10-19T23:47:04-04:00
https://sachgiai.com/Dia-ly/dia-li-9-bai-40-thuc-hanh-danh-gia-tiem-nang-kinh-te-cua-cac-dao-ven-bo-va-tim-hieu-ve-nganh-cong-nghiep-dau-khi-12557.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ bảy - 19/10/2019 23:47
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 40: Thực hành - Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
A. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
1. Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ
Câu hỏi: Dựa vào bảng 40.1: Tiềm năng kỉnh tế của một số đảo ven bờ (SGK trang 144), hãy cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.
Trả lời:
Những đảo có điều kiện tổng hợp các ngành kinh tế biển:
Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc: nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch biển.
2. Quan sát hình 40.1, hãy nhận xét tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu và chế biến dầu khí ở nước ta.
Hình 40.1. Biểu đổ sản lượng dầu thô khai thác dầu thô xuất khẩu và xăng dầu nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1999 - 2003
Trả lời:
* Nhận xét.
Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn, dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong những năm qua, sản lượng dầu không ngừng tăng.
Toàn bộ lượng dầu khai thác, xuất khẩu đều dưới dạng thô.
Từ năm 1999 đến năm 2002, sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu đều tăng. Điều đó cho thấy công nghiệp chế biến dầu khí nước ta chưa phát triển.
Trong khi xuất khẩu dầu thô thì nước ta vẫn phải nhập lượng xăng dầu đã chế biến với số lượng ngày càng lớn (1999: 7,4 triệu tấn lên đến 10 triệu tấn năm 2002).
Mặc dù lượng dầu thô xuất khẩu hằng năm lớn gấp hai lần lượng xăng, dầu nhập khẩu, nhưng giá xăng dầu đã chế biến lớn hơn nhiều so với giá dầu thô.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Các đảo nào sau đây có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
A. Cát Bà - Cô Tô - Phú Quý
B. Cát Bà - Côn Đảo - Phú Quốc
C. Côn Đảo - Hòn Khoai - Thổ Chu
D. Cả A, B, C đều sai
Trả lời:
Đáp án: B.
Câu 2: Hãy cho biết đảo nào ở nước ta được xem là công viên biển mang tầm cỡ quốc gia với nhiều loài sinh vật biển có giá trị kinh tế cao (san hô, chim yến,...)?
A. Phú Quý (Bình Thuận)
B. Cát Bà (Hải Phòng)
C. Hòn Mun (Nha Trang)
D. Lí Sơn (Quảng Ngãi)
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 3: Hải đảo nào lớn nhất ở nước ta có nhiều lợi thế phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
A. Hoàng Sa.
B. Trường Sa.
C. Cát Bà.
D. Phú Quốc
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 4: Dựa vào hiểu biết thực tế, cho biết cây kim giao là cây gỗ quý hiếm (dùng để phát hiện chất độc trong thức ăn) phát triển ở vườn quốc gia thuộc đảo nào?
A. Phú Quốc
B. Cát Bà.
C. Phú Quý.
D. Côn Đảo.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 5: Dầu mỏ là một trong những mặt hàng xuất khấu chủ lực của nước ta, sản lượng dầu xuất khẩu:
A. Dưới dạng thô
B. Đã qua chế biến
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 6: Ngành công nghiệp chế biến dầu khí ở nước ta hiện nay:
A. Rất phát triển
B. Đang phát triển
C. Chưa phát triển
D. Cả A, B, C đều sai
Trả lời:
Đáp án: C
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.