1. Bình nguyên (đồng bằng)Câu hỏi: Bình nguyên là gì? Đặc điểm địa hình? Bình nguyên hay đồng bằng có dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500 m.
Câu hỏi: Nêu rõ giá trị kinh tế của các bình nguyên. Các bình nguyên do phù sa đắp thường bằng phẳng, thấp, đất tốt, thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp, đây cũng là nơi tập trung dân cư đông đúc.
2. Cao nguyênCâu hỏi: Quan sát hình 40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên. - Giống nhau: Đều thuận lợi cho hoạt động tưới tiêu, gieo trồng các loại cây, lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.
- Khác nhau:
+ Bình nguyên là do phù sa bồi đắp, còn cao nguyên phần lớn là đất đỏ badan do núi lửa tạo ra.
+ Khác nhau về độ cao và độ dốc của sườn.
+ Khác nhau về quá trình hình thành.
3. ĐồiCâu hỏi: Vùng nằm ở giữa miền núi và bình nguyên (đồng bằng) gọi là gì? Đó là vùng trung du, hay vùng đồi.
Câu hỏi: Nêu rõ đặc điểm địa hình của dồi. Đồi là dạng địa hình thấp, có độ cao tuyệt dối dưới 200 m, đỉnh tròn, sườn thoải.
Đồi thường liên kết hay tập trung thành vùng, như vùng đồi trung du ở nước ta.
Câu hỏi: Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ? - Bình nguyên có 2 loại:
+ Bình nguyên do băng hà bào mòn.
+ Bình nguyên do phù sa của biển hay các con sông bồi đắp. Bình nguyên được bồi đắp ở cửa sông lớn gọi là các châu thổ.
- Gọi là bình nguyên bồi tụ: do phù sa các con sông lớn bồi đắp.
Câu hỏi: Tại sao người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi? Người ta thường xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì: địa hình cao nguyên có độ cao tương đối cao, từ 500 - 1000 m. Bề mặt bằng phẳng nhưng sườn lại dốc.
Câu hỏi: Nêu một vài dạng địa hình mà em biết ở nước ta? Ở nước ta có nhiều dạng địa hình:
- Địa hình núi cao ở Tây Bắc.
- Địa hình cao nguyên Tây Nguyên.
- Địa hình vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên...
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆMCâu 1: Bình nguyên hay đồng bằng thấp có độ cao tuyệt đối là:A. Dưới 200 m.
B. Từ 200 - 250 m.
C. Từ 250 - 300m.
D. Trên 300 m.
Câu 2: Châu thổ được hình thành do:A. Phù sa các sông lớn bồi đắp.
B. Khu vực biển ở cửa sông nông.
C. Sóng biển nhỏ và thủy triều yếu.
D. Tất cả A, B, C đều đúng.
Câu 3: Cao nguyên là dạng địa hình:A. Cacxtơ.
B. Miền núi.
C. Đồi.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Ở nước ta, các cao nguyên Sơn La, Mộc Châu thuộc vùng:A. Bắc Bộ.
B. Đông Bắc - Bắc Bộ.
C. Tây Bắc - Bắc Bộ.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 5: Các bình nguyên (do phù sa bồi tụ) thuận lợi cho việc:A. Tưới tiêu.
B. Gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm.
C. Tập trung dân cư sinh sống.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là:A. Từ 200 - 300 m.
B. Từ 300 - 400m.
C. Từ 400 - 500 m.
D. Trên 500 m.
Câu 7: Địa hình cao nguyên thường có bề mặt:A. Tương đối bằng phẳng.
B. Gợn sóng, sườn dốc.
C. Dựng đứng thành vách.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 8: Ở cao nguyên, các loại cây trồng thích hợp:A. Cây đay.
B. Cây cói.
C. Cây chè, café.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9: Người ta xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì:A. Địa hình cao nguyên có độ cao tương đối cao, từ 500 - 1000 m.
B. Bề mặt bằng phẳng.
C. Sườn dốc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 10: Nước ta có hai đồng bằng lớn, được tạo nên do phù sa bồi đắp trong hàng vạn năm, đó là:A. Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
B. Đong bằng Bắc Bộ và đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng duyên hai miền Trung.
D. Cả A, B, C đều sai.
ĐÁP ÁN:
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đ.Á | A | D | D | C | D | D | D | C | D | A |