1. Núi và độ cao của núiCâu hỏi: Căn cứ vào độ cao, hãy phân loại núi. Núi là dạng địa hình nổi cao trên mặt đất, căn cứ vào độ cao, có ba loại:
- Núi thấp.
- Núi trung bình.
- Núi cao.
Có 3 bộ phận: đỉnh núi, sườn và chân núi.
- Núi thấp: dưới 1000 m.
- Núi trung bình: từ 1000 - 2000 m.
- Núi cao: từ 2000 m trở lên.
Câu hỏi: Quan sát hình 34, hãy cho biết cách tính độ cao tuyệt đối của núi (3) khác với cách tính độ cao tương đối (1), (2) của núi như thế nào? Độ cao tuyệt đối là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ đỉnh A (hình 34) đến điểm nằm ngang mực trung bình của nước biển.
Độ cao tương đối tính theo chiều thẳng đứng của đỉnh A đến chỗ thấp nhất của chân núi.
2. Núi già, núi trẻCâu hỏi: Quan sát hình 35, hãy phân biệt núi già và núi trẻ. Các đỉnh núi, sườn núi và thung lũng của núi già và núi trẻ khác nhau như thế nào? - Núi già: hình thành từ rất lâu, qua quá trình bị bào mòn có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng, thời gian hình thành cách đây hằng trăm triệu năm.
- Núi trẻ: quá trình hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm, có đỉnh cao, nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu và hẹp.
3. Địa hình Cacxtơ và các hang độngCâu hỏi: Địa hình Cacxtơ được gọi là địa hình gì? Địa hình Cacxtơ là loại địa hình đặc biệt của vùng đá vôi, địa hình đá vôi thường có nhiều hang động đẹp, thu hút nhiều khách du lịch.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Độ cao tuyệt đối của núi là:A. Khoảng cách từ đỉnh núi đến sườn núi.
B. Khoảng cách từ đỉnh núi đến chân núi.
C. Khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh núi đến điểm nằm ngang mực nước biển.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 2: Núi cao có độ cao:A. Dưới 1000 m.
B. 1000 m - 1500 m.
C. 1500 m - 2000 m.
D. Từ 2000 m trở lên.
Câu 3: Núi già thường có đỉnh:A. Tròn.
B. Nhọn.
C. Cao.
D. Bằng phẳng.
Câu 4: Độ cao tương đối của đồi:A. Dưới 200 m.
B. Từ 200 - 300 m.
C. Từ 300 - 400 m.
D. Từ 400 - 500 m.
Câu 5: Núi trẻ là núi có đặc điểm:A. Đỉnh tròn, sườn thoải.
B. Đỉnh nhọn, sườn dốc.
C. Đỉnh nhọn, sườn thoải.
D. Đỉnh tròn, sườn dốc.
Câu 6: Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000 m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150 m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là:A. 950 m.
B. 1100m.
C. 1150 m.
D. 1200 m.
Câu 7: Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy cho biết chênh lệch cao độ giữa hai điểm M và N A. 500 m.
B. 1000 m.
C. 1500 m.
D. 2000 m.
Câu 8: Động Phong Nha là hang động đá vôi nổi tiếng ở tỉnh:A. Thanh Hóa.
B. Nghệ An.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Nam.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đ.Á | C | D | A | A | B | C | C | C |