26. Thành phố lớn nhất và nổi tiếng nhất của Hoa Kì là:
A. Niu-oóc.
B. Xan Phơ-ran-xi-cô
B. Lốt Ăng-giơ-lét
D. Phi-la-đen-phi-a
Đáp án: A
27. Những nguyên nhân làm cho nền kinh tế Hoa Kì có GDP lớn nhất thế giới:
A. Nguồn lợi từ việc xuất khẩu các nguyên liệu thô.
B. Nguồn lao động có kĩ thuật từ những người nhập cư.
C. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.
D. Tính chất chuyên môn hoá của nền kinh tế.
Đáp án: B
28. Những biểu hiện của nền kinh tế thị trường điển hình của Hoa Kì:
A. Mọi kế hoạch sản xuất đều được hình thành dựa trên cơ sở nguồn lực trong nước và thị trường thế giới.
B. Sự phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào mức độ tiêu thụ hàng hoá và sử dụng dịch vụ trong nước.
c. Nền kinh tế phát triển với quy mô lớn, tổng sản phẩm trong nước đều lớn hơn so với thế giới và một số khu vực.
D. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại đều được sự tài trợ của Nhà nước.
Đáp án: B
29. Chứng minh Hoa Kì là nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới:
A. Sản xuất nhiều nông sản nhất thế giới.
B. Hình thành các vùng chuyên canh có sản lượng lớn.
C. Tạo nhiều nông sản xuất khẩu góp phần công nghiệp hoá.
D. Sản lượng nông sản lớn và có vị trí cao trên thế giới.
Đáp án: D
30. Sự phân bố sản xuất một số nông sản chính của Hoa Kì
A. Phía Tây: đỗ tương, lúa mì, chăn nuôi bò, lợn.
B. Phía Nam Hồ Lớn: lúa gạo, nông sản nhiệt đới.
C. Phía Nam: bông, lúa gạo, mía, thuốc lá, đậu tương, ngô.
D. Miền Trung Tây: bò sữa, rau xanh, hoa quả.
Đáp án: C
31. Tính chuyên môn hóa trong nông nghiệp Hoa Kì được thể hiện:
A. Sản xuất tập trung với nhiều loại nông sản đa dạng.
B. Hình thành các vành đai nông nghiệp độc cánh.
C. Các nông sản phân bố tập trung theo từng vùng.
D. Hình thành các vùng chuyên canh nông sản hàng hoá.
Đáp án: D
32. Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp Hoa Kì:
A. Áp dụng kĩ thuật sản xuất hiện đại trong sản xuất, thu hoạch và chế biến sản phẩm.
B. Hình thành các vùng chuyên canh nông sản hàng hoá quy mô lớn như vành đai lúa mì, ngô, bông....
C. Hình thức tổ chức sản xuất phổ biến là trang trại với quy mô lớn, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước.
D. Nền nông nghiệp có tính chuyên môn hoá cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Đáp án: D
33. Nhận định nào sau đây chưa đúng về tình hình sản xuất công nghiệp của Hoa Kì?
A. Công nghiệp là ngành tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
B. Công nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm với sản lượng lớn hàng đầu thế giới.
C. Công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng cao trong giá trị hàng xuất khẩu.
D. Công nghiệp khai thác chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản lượng công nghiệp.
Đáp án: D
34. Sản xuất công nghiệp Hoa Kì có sự phân hoá giữa các vùng:
A. Vùng phía Nam phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, hàng không vũ trụ.
B. Vùng Đông Bắc bao gồm các ngành: luyện kim, chế tạo ô-tô, đóng tàu, hoá chất, dệt,
C. Vùng phía Tây phát triển công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt và chế biến lâm sản
D. Vùng Trung Tây phát triển công nghiệp chế tạo máy bay, thiết bị điện, điện tử.
Đáp án: B
35. Chứng minh nền công nghiệp Hoa Kì có quy mô lớn nhất thế giới:
A. Tỉ trọng hàng công nghiệp chế biến tham gia vào xuất khẩu này càng tăng.
B. Công nghiệp sản xuất nhiều hàng xuất khẩu nhất thế giới.
C. Sản lượng than đá, dầu thô, khí đốt đứng đầu thế giới.
D. Gía trị sản lượng công nghiệp chiếm 17% trong GDP.
Đáp án: A
36. Những biểu hiện chứng tỏ ngành ngoại thương Hoa Kì phát triển mạnh vào hàng đầu thế giới:
A. Giá trị xuất khẩu thường xuyên tăng nhanh hơn nhập khẩu.
B. Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng nhanh.
C. Cán cân thương mại thường xuyên đạt giá trị dương.
D. Chiếm 1/2 tổng kim ngạch ngoại thương thế giới.
Đáp án: B
37. Vùng Đông Bắc có nền kinh tế hình thành sớm và phát triển nhất Hoa Kì là vì:
A. Nằm gần thị trường Mĩ La-tinh và châu Á có sức mua lớn.
B. Vị trí thuận lợi cho việc thiết lập mối quan hệ với thế giới.
C. Nơi đến đầu tiên của người châu Âu và được khai phá sớm nhất..
D. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
Đáp án: C
38. Các loại tài nguyên ở vùng phía Nam Hoa Kì:
A. Diện tích đồng cỏ rộng lớn.
B. Nhiều kim loại màu và nguồn thuỷ năng dồi dào
C. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn nhất nước.
D. Khí hậu ôn đới, đất phù sa phì nhiêu.
Đáp án: C
39. Vùng phát triển mạnh các ngành công nghiệp hiện đại với quy mô lớn nhất thế giới là:
A. Vùng phía Nam
B. Vùng Đông Bắc
C. Vùng Trung Tây
D. Vùng phía Tây
Đáp án: A
40. Lựa chọn kiến thức đúng về thế mạnh của các vùng kinh tế của Hoa Kì:
A. Thế mạnh của vùng phía Tây là luyện kim, chế tạo ô-tô và các phương tiện giao thông vận tải.
B. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở A-lát-ca là khai thác dầu mỏ, khí đốt, lâm sản và phát triển du lịch.
C. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, viễn thông, hoá dầu phát triển ở vùng phía Nam với quy mô sản xuất lớn nhất thế giới.
D. Các ngành công nghiệp sản xuất máy bay, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc.
Đáp án: B
41. Nhận xét nào sau đây chưa hợp lí về xu hướng thay đôi tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp giữa các vùng của Hoa Kì?
A. Giá trị sản xuất công nghiệp tập trung chu yếu ở vùng Đông Bắc.
B. Giá trị sản lượng công nghiệp vùng Đông Bắc giảm, vùng phía Nam và Tây tăng.
C. Vùng phía Tây có tỉ lệ thấp nhất nhưng đã có sự thay đổi ngày càng tăng.
D. Giá trị sản lượng công nghiệp, vùng phía Tây và Nam giảm, vùng Đông Bắc tăng.
Đáp án: D
42. Giải thích nào sau đây đúng nhất về sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây, Nam của Hoa Kì:
A. Vùng Tây và Nam có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, có nhiều ngành công nghiệp hiện đại nên giá trị cao.
B. Vùng Đông Bắc bao gồm chủ yếu các ngành công nghiệp truyền thông nên khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh.
C. Giá trị sản phẩm công nghiệp của vùng Tây và Nam cao hơn so với các vùng khác là do tập trung nhiều than đá, quặng sắt.
D. Do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giá trị sản lượng công nghiệp của vùng Đông Bắc tăng lên.
Đáp án: A
43. Mức độ tập trung các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Bắc cao hơn các vùng khác là do:
A. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
B. Vùng được khai thác sơm và có tập trung nhiều khoáng sản.
C. Vùng đang chuyển hướng sang phát triển kinh tế dịch vụ.
D. Có nguồn nhân công rẻ từ châu Á và Châu Mĩ La-tinh đến.
Đáp án: B
44. Các trung tâm công nghiệp ở vừng phía Tây Hoa Kì:
A. Lốt Ăng-giơ-lét
B. Niu-oóc, Bô-xtơn
C. Xan Phơ-ran-xi-cô
D. Lốt Ăng-giơ-Iét, Niu-oóc.
Đáp án: A
45. Vùng Trung Tây Hoa Kì phát triển mạnh các ngành công nghiệp;
A. Cơ khí điện tử, công nghệ thông tin, hàng không vũ trụ.
B. Sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm.
C. Chế tạo máy, luyện kim, sản xuất ô-tô, hoá chất.
D. Hàng không vù trự, khai thác và chế biến dầu khí.
Đáp án: B
46. Niu-oóc là cảng biển lớn nhất của Hoa Kì nằm ở:
A. Miền duyên hải Đại Tây Dương.
B. Miền duyên hải Thái Bình Dương.
C. Ven vịnh Mê-hi-cô
D. Miền duyên hải phía Tây.
Đáp án: A
47. Vùng Đông Bắc Hoa Kì nổi tiếng với “Vành đai công nghiệp chế tạo” từ thế kỉ XIX là nhờ:
A. Giàu than và thuỷ năng.
B. Nguồn năng lượng phong phú.
C. Giàu các kim loại màu.
D. Dầu mỏ, sất và bô-xít.
Đáp án: A
48. Ở Hoa Kì, nơi có khí hậu nắng ấm, ngành du lịch hoạt động mạnh là:
A. Seat-le, Po-Ian
B. Đen-vơ, Niu-oóc
C. Phờ-lo-ri-đa, Bô-xtơn
D. Ca-li-phoóc-ni-a, Phờ-lo-ri-đa
Đáp án: D
49. Giải thích nào sau đây chưa hợp lí về sự sa sút của vành đai công nghiệp chế tạo Đông Bắc Hoa Kì:
A. Sự cạnh tranh của các ngành công nghiệp mới có hàm lượng kĩ thuật cao.
B. Dân cư tập trung quá đông, cơ sở hạ tầng lạc hậu, môi trường bị ô nhiễm.
C. Tài nguyên cạn kiệt, tình trạng xuống cấp của máy móc, công nghệ lạc hậu.
D. Vùng không có khả năng áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ mới.
Đáp án: D
50. Bang có số dân đông nhất Hoa Kì hiện nay là:
A. Ca-li-phoóc-ni-a
B. Ô-hai-ô
C. Tếch-dát
D. Kan-sa
Đáp án: A
51. Yếu tố làm xuất hiện “Vành đai Mặt Trời” ở Hoa Kì:
A. Giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn năng lượng phong phú.
B. Tập trung đội ngũ kĩ sư và công nhân đông nhất nước với trình độ kĩ thuật cao. C. Phát hiện nguồn năng lượng mới và sự hấp dẫn của vùng có khí hậu nắng ấm. D. Đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi.
Đáp án: C
52. Thế mạnh kinh tế chủ yếu của vùng Đông Bắc Hoa Kì:
A. Các ngành năng lượng, hoá chất, dệt và chế biến thực phẩm.
B. Tài chính, ngân hàng và các ngành công nghiệp truyền thống.
C. Phát triển du lịch và ngư nghiệp.
D. Khai thác dầu và khí đốt, lâm sản và du lịch.
Đáp án: B
53. Cửa ngõ sang các nước châu Á - Thái Bình Dương của Hoa Kì:
A. Vùng phía Tây
B. Vùng phía Nam
C. Vùng Trung Tây
D. Vùng Đông Bắc
Đáp án: A