31. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do:
A. Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á và tiếp giáp biển Đông.
B. Nước ta nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh năm nhận lượng bức xạ rất lớn của mặt trời.
C. Nước ta nằm trong vùng gió mùa, giữa 2 đường chí tuyến nên có lượng mưa lớn và góc nhập xạ quanh năm dương.
D. Nước ta nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của mặt trời và vị trí tiếp giáp biển Đông nên mưa nhiều.
32. Nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:
A. Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng vì lên vĩ độ càng cao thì càng nhận được nhiều nhiệt hơn.
B. Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng vì góc nhập, xạ càng lớn và khoảng thời gian giữa 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh dài hơn.
C. Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng vì nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn.
D. Càng vào Nam nhiệt độ càng tăng vì càng gần đường chí tuyến thì bề mặt đất nhận được bức xạ mặt trời nhiều hơn.
33. Nguyên nhân gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên vào đầu mùa hạ ở nước ta là do:
A. Ảnh hưởng của khối khí tín phong nửa cầu Nam.
B. Sự xâm nhập trực tiếp của khối khí TBg.
C. Tác động của khối khí tín phong nửa cầu Bắc.
D. Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới.
34. Nguyên nhân gây nên hiện tượng thời tiết nóng khô ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào mùa hạ là do:
A. Ảnh hưởng của gió Tây Nam từ vịnh Ben-gan thổi vào.
B. Gió Tây Nam bị biến chất khi vượt qua dãy Trường Sơn.
C. Ảnh hưởng của gió Lào khô nóng thổi từ phía Tây sang.
D. Chịu ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ khô nóng.
35. Điều nào sau đây chưa đúng của biểu hiện địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta?
A. Sự tạo thành những nón phóng vật nằm dưới chân núi.
B. Quá trình bồi tụ nhanh ở vùng châu thổ hạ lưu các sông.
C. Quá trình xâm thực, rửa trôi đất mạnh ở miền đồi núi.
D. Phổ biến là các dạng địa hình hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
36. Động phong nha ở nước ta được hình thành là do:
A. Tác động mài mòn của sóng biển.
B. Tác động xâm thực của nước mưa.
C. Tác động xâm thực của sóng biển.
D. Tác động thổi mòn của gió.
37. Dạng địa hình cacxtơ ở miền núi đá vôi nước ta là kết quả của quá trình:
A. Phong hoá hoá học.
B. Phong hoá lí học.
C. Phong hoá sinh học.
D. Mài mòn xâm thực.
38. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa lớn ở vừng duyên hải Trung Bộ nước ta vào thu - đông là:
A. Bức chắn của địa hình đối với hướng gió mùa mùa đông.
B. Sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc trong mùa đông.
C. Bức chắn của sườn Đông Trường Sơn đối với các khối khí thổi theo hướng đông bắc từ biển vào.
D. Ảnh hưởng của gió tín phong từ Thái Bình Dương thổi vào.
39. Giải thích nào sau đây chưa hợp lí về hiện tượng đất bị xói mòn trơ sỏi đá diễn ra mạnh ở vùng địa hình đồi trung du nước ta?
A. Sự tích tụ đi-ô-xít sắt, nhôm mạnh, đá ong hoá.
B. Lớp phủ thực vật bị chặt phá nhiều lần.
C. Quá trình hình thành đất fe-ra-lít tiến triển. '
D, Khí hậu nhiệt đới với hai mùa khô kéo dài.
40. Những biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua đặc điểm các thành phần tự nhiên:
A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn là sông nhỏ, ngắn và dốc, có hướng chủ yếu Tây - Đông.
B. Địa hình xâm thực, bồi tụ là quá trình địa mạo chủ yếu trong sự phát triển của địa hình hiện tại.
C. Lớp phủ rừng đa dạng gồm rừng nhiệt đới gió mùa, rừng hỗn giao nhiệt đới và ôn đới.
D. Quá trình hình thành thành đất phù sa ở vùng đồng bằng là chủ yếu và đất dễ bị suy thoái.
41. Ý nghĩa kinh tế của tài nguyên đất ở nước ta:
A. Đất phù sa thích hợp trồng lúa, cây công nghiệp ngắn ngày và nuôi trồng thủy sản.
B. Đất Fe-ra-lít ở miền đồi núi thích hợp cho trồng rừng, cây lâu năm và cây ăn quả.
C. Đất xám phù sa cổ thích hợp trồng cây công .nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
D. Đất đỏ ba-dan thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm.
42. Thuỷ chế của sông cửu Long đơn giản và điều hoà hơn sông Hồng chủ yếu là do:
A. Chảy qua miền đồng bằng, nhiều phụ lưu, có mạng lưới sông hình nan quạt.
B. Mạng lưới kênh rạch nhiều, các cửa sông đều mở rộng, thu nhận nước của vịnh Thái Lan.
C. Dòng sông dài, lưu vực lớn, độ dốc nhỏ, nhiều chi lưu và tác dụng điều hoà của Biển Hồ.
D Lớp phủ thực vật rừng ở vùng thượng nguồn phong phú có tác dụng điều hoà chế độ nước của sông.
43. Vì sao có lũ tiểu mãn ở các sông ngòi miền Trung trong mùa cạn?
A. Do sự hội tụ nội chí tuyến giữa hai khối khí Tm và Em tạo nên cực đại trong biến trình mưa vào tháng 6.
B. Do sự hội tụ nhiệt đới giữa hai khối khí Tm và TBg tạo nên cực đại phụ: trong biến trình mưa vào tháng 6.
C. Do sự hội tụ nội chí tuyến giữa hai khối khí Tm và Em tạo nên cực tiểu trong biến hình mưa vào tháng 6.
D. Do hội tụ giữa hai khối khí TBg và Tm tạo nên một cực tiểu trong biến trình mưa vào tháng 6.
44. Sự phân hoá của khí hậu nước ta biểu hiện ở chế độ nhiệt, ẩm như sau:
A. Miền Bắc có mùa đông lạnh, miền Trung không có tháng lạnh, miền Nam nóng quanh năm.
B. Miền Bắc mưa nhiều vào mùa đông, miền Trung và miền Nam mưa nhiều vào mùa hạ. .
C. Miền Nam và miền Bấc mưa nhiều vào mùa hạ, miền Trung mưa nhiều vào thu - đông.
D. Mùa khô ở miền Bắc rất khắc nghiệt, miền Trung không khô lắm, miền Nam mùa khô rõ rệt.
45. Những nhân tố tạo nên sự phân hoá phức tạp của khí hậu Việt Nam:
A. Sự biến động nhiệt ẩm trong năm, giữa năm này với năm khác.
B. Hoạt động của hoàn lưu gió mùa trên nền địa hình phức tạp.
C. Vị trí giáp Biển Đông, hình dạng lãnh thổ dài và hẹp bề ngang.
D. Sự thay đổi của lượng bức xạ Mặt Trời theo độ vĩ.
46. Đặc điểm nào không đúng về cấu trúc hình thái của địa hình nước ta?
A. Có sự liên kết và tương phản về cấu trúc giữa địa hình đồi núi với đồng bằng và bờ biển kề liền.
B. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và nghiêng dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
C. Các dãy núi vùng Đông Bắc và vùng núi cực Nam Trung Bộ có hướng vòng cung.
D. Hình thái núi trẻ và tính chất phân bậc của địa hình phổ biến ở các vòng đồi núi nước ta.
47. Sự khác nhau giữa địa hình vùng núi Trường Sờn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam:
A. Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây ở địa hình Trường Sơn Nam lớn hơn Trường Sơn Bắc.
B. Vùng núi Trường Sơn Bắc có địa hình núi cao chiếm ưu thế, còn Trường Sơn Nam thuộc địa hình núi trung bình.
C. Địa hình Trường Sơn Nam gồm các khối núi và các cao nguyên đá vôi, còn Trường Sơn Bắc là đá ba-dan.
D. Hướng của dãy núi Trương Sơn Bắc chủ yếu Tây Bắc - Đông Nam, còn Trường Sơn Nam chủ yếu là vòng cung.
48. Hãy chọn hệ sinh thái thực vật phát triển thích hợp trên mỗi loại thổ nhưỡng đặc biệt:
A. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh hên đất feralit có mùn và đặc tính chua.
B. Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh ngập mặn nên đất cát miền ven biển.
C. Hệ sinh thái xa-van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hoá vùng khô hạn.
D. Hệ sinh thái rừng á nhiệt đới lá rộng và rừng á nhiệt đới lá kim phát triển trên đá vôi.
49. Hãy xác định những kiên thức đúng nhất về nhóm đất Fe-ra-lít ở nước ta:
A. Có đặc tính chua, giàu mùn, tầng đất mỏng.
B. Phân hủy từ đá gốc, có màu đỏ vàng, nghèo mùn.
C. Phổ biến ở vùng đồng bằng, thường có màu nâu đỏ.
D. Phổ biến ở vùng đồi núi, có màu vàng, chua, màu mỡ.
50. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta?
A. Có mùa đông lạnh nhất nước.
B. Địa hình có cấu trúc hướng vòng cung.
C. Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng.
D. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vịnh nhỏ.
51. Hãy xác định đúng đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta:
A. Địa hình núi trung bình và cao ưu thế, dốc mạnh.
B. Sông ngòi chủ yếu có hướng Tây - Đông.
C. Gió mùa Đông Bắc xâm nhập mạnh.
D. Thực vật rừng nhiệt đới và xích đạo ưu thế.
52. Đặc điểm về tự nhiên của các đồng bằng ở nước ta:
A. Phức tạp về nguồn gốc và phát triển theo quy luật tự nhiên
B. Các đồng bằng lớn là các châu thổ do sông ngòi bồi đắp.
C. Các vùng đồng bằng nhìn chung đều được khai thác từ lâu.
D. Nền văn minh lúa nước đã được hình thành trên đồng bằng.
53. Những biểu hiện nào sau đây là đúng nhất về sự biến động và suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay?
Ạ. Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng ngày càng giảm nên chất lượng rừng cũng giảm.
B. Diện tích rừng có xu hướng tăng lên nên rừng nghèo và phục hồi ngày càng giảm.
C. Tổng diện tích rừng đang phục hồi nhưng chất lượng rừng vẫn không ngừng giảm sút.
D. Tổng diện tích rừng tăng lên nên rừng giàu và trung bình cũng ngày, càng tăng lên.
54. Việc sử dụng hợp lí đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam là vấn đề cấp bách là vì:
A. Tài nguyên nước ta quá phong phú, đa dạng và chưa được khai thác nhiều.
B. Nhằm đảm bảo cho sự phát triễn bền vững nền kinh tế xã hội và môi trường Việt Nam.
C. Nhiều loại tài nguyên đang bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái.
D. Nhằm đảm bảo duy trì, phát triển nguồn tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế.
55. Nguyên nhân nào không ảnh hưởng đến việc suy giảm nguồn tài nguyên rừng ở nước ta?
A. Phương thức du canh, du cư của đồng bào dân tộc.
B. Khai thác không tính đến hậu quả về môi trường.
C. Các biện pháp bảo vệ rừng hiệu quả chưa cao.
D. Sự gia tăng của diện tích đất trống đồi trọc.
56. Tài nguyên bị suy thoái nghiêm trọng nhất hiện nay là:
A. Tài nguyên rừng.
B. Tài nguyên đất.
C. Tài nguyên khoáng sản.
D. Tài nguyên biển.
57. Sự tăng lên của diện tích đất trống đồi trọc ở nước ta là do:
A. Phương thức canh tác lạc hậu.
B. Khai thác rừng bừa bãi.
C. Mưa tập trung theo mùa.
D. Đất đồi núi bị thoái hoá.
58. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta:
A. Không cần thiết phải ngăn cản tự do di dân, chỉ cần đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng.
B. Cần giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình và tập thể để bảo vệ và quản lí rừng tốt hơn.
C. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, quản lí tốt các khu rừng kinh doanh sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
D. Tăng cường lực lượng kiểm lâm, nghiêm trị các tệ nạn phá rừng bừa bãi, giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ rừng.
59. Hậu quả nào chưa đúng của sự suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta?
A. .Nguồn lợi kinh tế của đất nước bị giảm sút.
B. Làm mất cân bằng sinh thái môi trường.
C. Ảnh hưởng đến nguồn sống của đồng bào miền núi.
D. Thiếu nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế.
60. Nguyên nhân chính của sự suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta:
A. Khai thác quá mức, không gắn với tái sinh rừng.
B. Nạn cháy rừng trong mùa khô.
C. Hậu quả của chiến tranh để lại.
D. Phá rừng mở rộng diện tích đất canh tác.
ĐÁP ÁN:
31. A; 32. B 33. B; 34. B; 35. D; 36. B; 37.
A; 38. C; 39. D; 40. B; 41.B; 42. C; 43. C;
44. A; 45. B; 46. D; 47. A; 48. C; 49. B;
50. D; 51.A; 52. B; 53. C; 54. B; 55. D;
56. A; 57. B; 58. C; 59. D; 60. A.