Bài 1 (trang 145 SGK Hóa 12): Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong quá trình chuyển đổi sau:
Giải:
(1) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
(2) Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
(3) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
(4) 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
(5) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.
(6) FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O.
(7) FeSO4 + Mg → MgSO4 + Fe.
Bài 2 (trang 145 SGK Hóa 12): Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi thu được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2(đktc) được giải phóng là:
A. 8,19 lít.
B. 7,33 lít.
C. 4,48 lít.
D. 6,23 lít.
Giải:
Đáp án C.
Bài 3 (trang 145 SGK Hóa 12): Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là:
A. 1,9990 gam.
B. 1,9999 gam.
C. 0,3999 gam.
D. 2,1000 gam.
Giải:
Chọn đáp án B.
Fe + CuSO4 --> FeSO4 + Cu
56 gam Fe phản ứng tạo 64 gam Cu => khối lượng tăng: 64 – 56 = 8 (gam).
x gam Fe khối lượng tăng: 4,2857 – 4 = 0,2857(gam).
=>8x = 56 . 0,2857
=>x = 1,9999.
Bài 4 (trang 145 SGK Hóa 12): Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là:
A. 231 gam.
B. 232 gam.
C. 233 gam.
D. 234 gam.
Giải:
Chọn đáp án B.
Có thể coi 0,5 mol FeO và 0,5 mol Fe2O3 là 0,5 mol Fe3O4. Vậy cả hỗn hợp có 1 mol Fe3O4 nên có khối lượng là 232g.
Bài 5 (trang 145 SGK Hóa 12): Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khí đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là:
A. 15 gam.
B. 20 gam.
C. 25 gam.
D. 30 gam.
Giải:
Đáp án D.
Khối lượng kết tủa là m = 0,3. 100 = 30(g)