Nhân hóa là một biện pháp tu từ trong trong Văn học, biến những sự vật, sự việc, hiện tượng,... (con vật, cây cối, đồ vật, gió, mưa ...) trở nên giống con người. Thông qua cách gọi, cách miêu tả chúng bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người.. làm cho chúng có những hoạt động, tính cách, suy nghĩ giống như con người, khiến cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi và có hồn hơn.
Nhân hóa cũng có nhiều hình thức khác nhau như: Nhân hóa để tả hình dáng, Nhân hóa để tả hoạt động, Nhân hóa để tả tâm trạng, Nhân hóa để tả tính cách.
Nhân hóa để tả hình dáng
Miêu tả hình dáng của một sự vật, hiện tượng nào đó gắn liền với những hình ảnh thường thấy của sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ: Dòng sông uốn mình qua cánh đồng xanh ngắt lúa khoai.
Nhân hóa để tả hoạt động
Nhân hóa tả hoạt động rất hay được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Ví như 2 câu thơ của Nguyễn Duy trong Tre Việt Nam:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tây níu tre gần nhau thêm.
Nhân hóa để tả tâm trạng
Nhân hóa để tả tâm trạng nhằm phác họa lại hình ảnh, mô phỏng lại “tâm trạng” của sự vật nào đó và chúng ta ví nó như con người.
Ví dụ: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
Nhân hóa để tả tính cách
Văn học là sự nhân lên của ngôn từ. Người đọc có thể thấy một dòng sông hiền hòa những cũng có thể thấy một con thác dữ dội, nóng nảy, vô tâm trong các tác phẩm văn học.
Ví dụ: Trong bài thơ Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo viết:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha.