Câu 1. Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930 - 1931?.A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công nhân và nông dân đứng lên chống đế quốc và phong kiến.
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân.
Câu 2. Hai khẩu hiệu mà Đảng ta vận dụng trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là khẩu hiệu nào?A.
“Độc lập dân tộc” và
“Ruộng đất dân cày”.B.
“Tự do dân chủ” và
“Cơm áo hòa bình”.C.
“Tịch thu ruộng đất của đế quốc Việt gian” và
“Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến”.D.
“Chống đế quốc” “Chống phát xít”. Câu 3. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào nổ ra mạnh nhất ở đâu?A. Ở Trung Kì. B. Ở Bắc Kì. C. Ở Nam Kì. D. Trong cả nước.
Câu 4. Các số liệu sau đây, số liệu nào đúng nhất:A. Riêng trong tháng 5-1930, cả nước có 50 cuộc đấu tranh của nông dân, 20 cuộc đấu tranh của nông dân, 8 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
B. Riêng trong tháng 3 – 1930, cả nước có 30 cuộc đấu tranh của nông dân, 40 cuộc đấu tranh của công nhân, 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
C. Riêng trong tháng 5-1930, cả nước có 34 cuộc đấu tranh của nông dân, 16 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thành thị.
D. Riêng trong tháng 5-1930, cả nước cỏ 16 cuộc đấu tranh của nông dân, 34 cuộc đấu tranh của công nhân và 4 cuộc đấu tranh của học sinh và dân nghèo thảnh thị.
Câu 5. Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930, trung tâm của phong trào cách mạng chủ yếu diễn ra ở đâu?A. Ở miền Trung. B. Ở miền Bắc. C. Ở miền Nam. D. Trong cả nước.
Câu 6. Điều gì đã chứng tỏ rằng: Từ tháng 9-1930 trở đi phong trào cách mạng 1930-1931 dần dần đạt tới đỉnh cao?.A. Phong trào diễn ra khắp cả nước.
B. Sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
C. Vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.
D. Đã thực hiện liên minh công- nông vững chắc.
Câu 7. Các sự kiện sau đây, sự kiện nào đúng?A. Tháng 2-1930, 3000 công nhân đồn điền Phú Riềng bãi công.
B. Ngày 1-5-1930, 3000 công nhân huyện Thanh Chương nổi dậy phá đồn điền Trí Viễn.
C. Ngày 12-9-1930, hơn 2 vạn nông dân Hưng Nguyên, Nam Đản, Nghệ An nồi dậy biểu tinh.
D. Tất cả các sự kiện trên đều đúng.
Câu 8. Chính quyền Xô Viết - Nghệ Tĩnh đã tỏ rõ bản chất cách mạng của mình. Đó là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Tính chất đó được thể hiện ở những điểm cơ bản nào?.A. Thực hiện các quyền tự do dân chủ.
B. Chia ruộng đất cho dân nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý.
C. Xóa bỏ các tệp tục lạc hậu, xây dựng đời sống mới.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 9. Hãy chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ Tĩnh là một sự kiện lịch sử trọng đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Phong trào đã ……………..” A. Đánh bại hoàn toàn bọn thực dân Pháp và bọn phong kiến.
B. Giáng một đòn quyết liệt vào bè lũ đế quốc, phong kiến tay sai.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.
D. Làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến ở nông thôn.
Câu 10. Qua thực tế lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng ta được trưởng thành nhanh chóng. Do đó, tháng 4-1931 Đảng ta được Quốc tế cộng sản công nhận:A. Là một chi bộ của Quốc tế cộng sản.
B. Là một Đảng trong sạch vững mạnh.
C. Là một Đảng đủ khả năng lãnh đạo cách mạng.
D. Là một Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.
Câu 11. Trong thời kì đấu tranh để phục hồi lực lượng cách mạng, tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) các chi bộ đã ra những tờ báo nào để bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho đảng viên.A.
“Ý kiến chung”, “Đuốc đưa đường”.B.
“Đuốc đưa đường”, “Con đường chính nghĩa”,C.
“Tiếng dân”, “Nhành lúa”.D. Tất cả các tờ báo trên.
Câu 12. Hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục vào thời gian nào?A. Đầu năm 1932. B. Đầu năm 1933.
C. Cuối năm 1935. D. Cuối năm 1934 đầu 1935.
Câu 13. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 lả gì?.A. Vài trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công - nông.
B. Thành lập được đội quân chính trị của đông đảo quần chúng,
C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.
D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 14. Hai khẩu hiệu “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày” được thể hiện rõ nét nhất trong thời kì cách mạng nào?.A. 1930 1931. B. 1932-1935. C. 1936-1939. D. 1939-1945.
Câu 15. Tính chất cách mạng triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được thể hiện như thế nào?A. Phong trào thực hiện sự liên minh công - nông vừng chắc.
B. Phong trào đấu tranh liên tục từ Bắc đến Nam.
C. Phong trào đã giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân, phong kiến.
D. Phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa, đã giành được chính quyền ở một số địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh và thành lập chính quyền cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Câu 16. Phong trào cách mạng 1930 -1931 đạt đến đỉnh cao trong thời điểm lịch sử nào?A. Từ tháng 2 đến tháng 4 - 1930.
B. Từ tháng 5 đến tháng 8 - 1930.
C. Từ tháng 9 đến tháng 10-1930.
D. Từ tháng 1 đến tháng 5 - 1931.
Câu 17. Công nhân không có việc làm, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị bị điêu đứng, các nghề thủ công bị phá sản nặng nề. Đó là đặc điểm của tình hình xã hội Việt Nam trong thời kì?.A. 1929-1930. B. 1930-1931. C. 1931-1932. D. 1932-1933.
Câu 18. Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam?A. Vì Việt Nam phụ thuộc Pháp.
B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hường kinh tế Pháp.
C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.
D. Vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.
Câu 19. Để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) thực dân Pháp để làm gì?A. Tăng cường bóc lột công nhân Pháp.
B. Tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương,
C. Tăng cường bóc lột các nước thuộc địa.
D. Vừa bóc lột công nhân và nhân dân lao động chính quốc vừa bóc lột các nước thuộc địa.
Câu 20. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) đã ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế Việt Nam trên lĩnh vực nào:A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp,
C. Xuất khẩu. D. Thủ công nghiệp.
Câu 21. Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?.A. 1-5-1929 B. 1-5-1930. C. 1-5-1931. D. 1-5-1933.
Câu 22. Năm 1930, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì:A. Là nơi bị thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất.
B. Là quê hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
C. Là nơi có đội ngũ cán bộ Đảng viên Cộng sản Việt Nam đông nhất.
D. Là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
Câu 23. Lần đầu tiên truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và những địa phương khác trong phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Việt Nam vào thời gian nào?.A. Tháng 2-1930. B. Tháng 2,3,4- 1930.
C. 1-5-1930. D. 12-9-1930.
Câu 24. Lần đầu tiên công nhân, nông dân và quần chúng lao động Đông Dương tỏ dấu hiệu đoàn kết với vô sản thế giới và biểu dương lực lượng của mình:A. Kéo lá cờ trên chiến hạm Hắc Hải phản đối chính phủ Pháp tấn công nhà máy nước xuyên Việt (1919).
B. Kỉ niệm ngày Quốc tế lao động 1-5-1930.
C. Phản đổi thực dân Pháp bắt lính người Việt sang tham chiến ở Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
D. Cả 3 ý trên đúng.
Câu 25. Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ - Tĩnh có gần 2 vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu?.A. Anh Sơn. B. Hưng Nguyên,
C. Thanh Chương. D. Can Lộc.
Câu 26. Trước khí thế đấu tranh của quần chúng công nông, bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều địa phương thuộc Nghệ - Tĩnh bị tan rã. Các tổ chức Đảng ở địa phương đã kịp thời lãnh đạo nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình, đó là kết quả của phong trào đấu tranh nào?.A. Phong trào cách mạng 1930-1931.
B. Biểu tình 1-5-1930 trên toàn quốc.
C. Biểu tình 12-9-1930 của nông dân huyện Hưng Nguyên, Nghệ An.
D. Đấu tranh vũ trang của nông dân, công nhân... tháng 9-10-1930.
Câu 27. Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh được gọi là chính quyền Xô-Viết vì là:A. Chính quyền đầu tiên của công nông.
B. Chính quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo.
C. Hình thức của chính quyền theo kiểu Xô Viết (Nga).
D. Hình thức chính quyền theo kiểu nhà nước mới.
Câu 28. Tổ chức nào đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị, xã hội ở nông thôn Nghệ - Tĩnh?.A. Ban chấp hành nông hội. B. Ban chấp hành công hội.
C. Hội phụ nữ giải phóng. D. Đoàn thanh niên phản đế.
Câu 29. Chính quyền Xô Viết - Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu? A. Từ 2 đến 3 tháng B. Từ 3 đến 4 tháng
C. Từ 4 đến 5 tháng D. Từ 5 đến 6 tháng
Câu 30. Cách mạng Việt Nam bước vào thời kì vô cùng khó khăn. Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai thẳng tay thi hành một chính sách khủng bổ cực kì tàn bạo. Các cơ sở của Đảng lần lượt bị phá vỡ. Đó là đặc điểm của lực lượng cách mạng Việt Nam giai đoạn:A. 1930-1931. B. 1931-1932. C. 1933-1934. D. 1934-1935.
Câu 31. Hệ thống tổ chức của Đảng nói chung được phục hồi vào thời gian nào?A. Đầu năm 1932. B. Đầu năm 1933.
C. Cuối năm 1935. D. Cuối năm 1934 đầu 1935.
Câu 32. Thời kì cách mạng từ 1930 đến 1935 là thời kì:A. Đảng ta ra hoạt động công khai.
B. Dàng ta hoạt động mạnh mẽ.
C. Đảng ta hoạt động nửa công khai, nửa bí mật.
D. Đảng ta hoạt động bí mật.
Câu 33. Đại hội lần thứ nhất của Đảng diễn ra vào thòi gian nào, ở đâu?A. Ngày 3-1935 ở Ma Cao- Trung Quốc.
B. Ngày 3-1935 ở Hương Cảng- Trung Quốc.
C. Ngày 3-1935 ở Xiêm - Thái Lan.
D. Ngày 3-1935 ở Cao Bằng- Việt Nam.
Câu 34. Lãnh tụ nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hy sinh trong nhà tù đế quốc trong thời kỉ 1930-1935?A. Trần Phú. B. Trần Đức Cành,
C. Nguyễn Phong sắc. D. Ngô Gia Tự.
Câu 35. Trong thời kì cách mạng 1930-1931 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bị giam trong nhà tù nào?A. Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). B. Nhà tù Hương Cảng (Trung Quốc).
C. Nhà tù Côn Sơn. D. Nhà tù Côn Đảo.
Câu 36. Hãy điền đúng (Đ) sai (S) vào các câu sau đây:A. Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra ở Bắc, Trung, Nam.
B. Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra ở tỉnh Nghệ An.
C. Xô Viết - Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào 1930-1931.
D. Lực lượng quan trọng nhất tham gia phong trào cách mạng 1930-1931 là tiểu tư sản, nông dân.
E. Ngày 12-9-1930 là cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên – Nam Đàn - Nghệ An.
F. Xô Viết - Nghệ Tĩnh là hình thức chính quyền cách mạng theo kiểu Xô Viết Nga
G. Thống 3-1935 Đại hội Đảng lần thứ nhất họp ở Ma Cao (Trung Quốc).
H. Cuối 1931 các cơ sở của Đảng đã được phục hồi.
ĐÁP ÁN
1. C | 2.A | 3.B | 4. C | 5. A | 6. B | 7. D | 8. D | 9. B | 10. A |
11. B | 12. D | 13. A | 14. A | 15. D | 16. C | 17. B | 18. C | 19. D | 20. A |
21. B | 22. D | 23. B | 24. B | 25. B | 26. D | 27. C | 28. A | 29. C | 30. B |
31. D | 32. D | 33. A | 34. A | 35 .B | 36. A, C E, F, G, H: Đúng; B, D: Sai. |