Đề thi học kỳ 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020 - 2021 (Đề 2)

Thứ bảy - 01/05/2021 04:35
Đề thi học kỳ 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020 - 2021, có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.

I.  TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất  (mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
Câu 1. Thế kỉ XVIII,  Đồng Nai thuộc phủ
A. Phiên Trấn.              
B.Thừa Thiên.             
C. Gia Định.               
D. Phiên An.

Câu 2.  Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.                          
B. Nhà Mạc với nhà Lê.
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.                             
D. Nhà Trịnh với nhà Mạc

Câu 3. Năm 1786, Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa gì để tiến quân ra Đàng Ngoài?
A. “Phù Lê diệt Nguyễn”.                                
B. “Phù Trịnh diệt Nguyễn”.
C. “Phù Trịnh diệt Lê”.                                    
D. “Phù Lê diệt Trịnh”.  

Câu 4.  Cuối thế kỉ XVIII,  thương cảng Cù Lao Phố (Biên Hòa – Đồng Nai) chấm dứt sự phồn thịnh vì
A. nơi đây xảy ra những cuộc giao tranh giữa quân Nguyễn Ánh và  Tây Sơn.
B. từ thế kỉ XVIII, các chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương.
C. thiên tai, hạn hán  xảy ra làm cho dân chúng đói khổ, phố chợ điêu tàn.
D. xảy ra dịch bệnh lớn, dân bỏ đi nơi khác sinh sống .

Câu 5.  Chiến thuật mà quân Tây Sơn sử dụng để đánh quân Xiêm trong trận Rạch Gầm – Xoài  Mút  là
A. chủ động tấn công quân Xiêm trước để chúng không kịp đối phó.                          
B. lập trận địa mai phục, rồi dụ quân Xiêm vào trận địa để tiêu diệt.
C. lập phòng tuyến ngăn chặn đường tiến quân của quân Xiêm.               
D. rút lui, chờ thời cơ quân Xiêm thiếu lương thực mới đánh.

Câu 6. Vì sao họ Trịnh lại chấp nhận chỉ xưng vương và làm bề tôi của vua Lê?
A. Họ Trịnh muốn mượn danh tiếng của nhà  Lê để dễ bề cai trị.
B. Họ Trịnh chịu ơn của nhà Lê nên không lật đổ nhà Lê.
C. Họ Trịnh không đủ sức lật đổ nhà Lê.
D. Họ Trịnh bận tiêu diệt họ Nguyễn ở phía Nam.

Câu 7. Sự phát triển nông nghiệp ở Đàng Trong từ thế kỉ XVI đến XVIII làm hình thành
A.  một tầng lớp  quan lại rất giàu.                 
B. một tầng lớp quý tộc.
C.  một tầng lớp địa chủ lớn.                               
D. một tầng lớp thương nhân giàu.

Câu 8. Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện các thành thị ở nước ta trong thế kỉ XVII?
A. Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
B. Do sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trên cả nước.
C. Do chính sách ưu tiên phát triển thương nghiệp của nhà nước.
D. Do nước ta có nhiều cảng biển thuận lợi cho cho việc  mua  bán.

Câu 9. Nhận xét nào sau đây là đúng về triều đình nhà Lê đầu thế kỉ XVI?
A.Thái bình thịnh trị.                                          
B. Suy yếu mục nát. 
C. Sụp đổ diệt vong.                                           
D. Phát triển hùng mạnh.

Câu 10. Chọn đáp án đúng thể hiện mối quan hệ giữa thời gian và sự kiện trong bảng niên biểu sau đây    
Thời gian   Sự kiện
1. 1777 a. Quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân Xiêm
2. 1785 b. Quân Tây Sơn lật đổ hính quyền họ Nguyễn.
3. 1786 c. Quân Tây Sơn đánh tan 29 vạn quân Thanh.
4. 1789 d. Quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ  Trịnh.

A. 1b, 2a, 3d, 4c.       
B. 1d, 2a, 3b,4c.      
C. 1c,  2d, 3a, 4b.     
D. 1a,  2d,  3b, 4c.

Câu 11. Năm 1802, Nguyễn Ánh đã tiêu diệt triều đại  nào để lập ra nhà Nguyễn?
A. Lê                        
B. Mạc                     
C. Trịnh                              
D. Tây Sơn

Câu 12. Nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật
A. Hình Thư            
B. Quốc triều hình luật      
C. Hồng Đức             
D. Gia Long

Câu 13. Năm 1831 - 1832, nhà Nguyễn chia cả nước thành bao nhiêu tỉnh?
A. 63.                        
B. 64.                        
C. 30.                                
D. 31.

Câu 14. Nguyên nhân nào sau đây không phải là nguyên nhân  làm cho thủ công nghiệp thời Nguyễn không phát triển?
A. Thợ giỏi bị bắt vào xưởng thủ công nhà nước.
B. Thợ thủ công phải nộp thuế sản phẩm rất nặng.
C.  Do chiến tranh liên tục xảy ra.
D. Do kĩ thuật khai thác khoán sản lạc hậu.

Câu 15. Vì sao ở thời Nguyễn việc khai hoang được quan tâm, diện tích canh tác tăng nhưng nông dân vẫn sống lưu vong nhiều?
A. Do địa chủ chiếm đoạt ruộng đất của dân.               
B. Do thiên tai xảy ra liên miên.
C.Vì nạn tham nhũng phỗ biến.                                    
D. Vì tô thuế, phu dịch nặng nề.

Câu 16. Vua Minh Mạng cho lập “Tứ Dịch Quán” để làm gì?
A. Để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.                
B. Để dạy tiếng Pháp, Xiêm.
C. Để dạy tiếng Hán.                                 
D. Để dạy chữ Quốc Ngữ.
 

II. TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)

Câu 1. (2  điểm) Vua Quang Trung  đã đề ra những chính sách gì để phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa?
Câu 2. (2  điểm)
a) Vì sao phong trào Tây Sơn được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ?
b) Cách đánh giặc của vua Quang Trung có nét gì độc đáo?
Câu 3.  (2 điểm)
a)Chính sách kinh tế, ngoại giao của nhà Nguyễn như thế nào?
b)So sánh điểm khác nhau trong chính sách kinh tế và ngoại giao của Nhà Nguyễn so với Quang Trung.
 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI CUỐI HỌC KỲ II 
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 7

I. Trắc nghiệm: 4 điểm mỗi câu đúng 0,25 đ

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Đ.án C B D A B A C A B A D D C C A B
 

II. Tự luận: 6 điểm

Câu Nội dung Điểm
1
(2 đ)
- Nông nghiệp: 
+ Ban hành chiếu khuyến nông.
+ Giảm tô thuế.
- Công thương nghiệp:
+ Mở cửa biên ải, lưu thông các chợ.
+ Buôn bán, trao đổi với nước ngoài.
- Văn hoá  giáo dục:
+ Ban chiếu lập học.
+ Mở nhiều trường học.
+ Đề cao chữ Nôm.
+ Lập viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
8 ý mỗi ý 0,25 điểm.
Tổng 2 đ
2
(2 đ)
a) - Do chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong mục nát, cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực.
- Nỗi bất bình của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao.
- Nghĩa quân Tây Sơn đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân “ Lấy của người giàu chia cho người nghèo”.
-  Xóa nợ, bãi bỏ nhiều thứ thuế cho dân.
b) Nét độc đáo trong cách đánh giặc của vua Quang Trung:
- Hành quân thân tốc.
- Cách điều động quân sĩ hết sức mau lẹ, cơ động.
- Chiến đấu mãnh liệt.
- Đánh chắc thắng chắc, kế hoạch táo bạo.
8 ý mỗi ý 0,25 điểm.
Tổng 2 đ
3
(2 đ)
a) Chính sách kinh tế, ngoại giao của nhà Nguyễn:
 - Kinh tế: Chú ý việc khai hoang và thi hành  các biện pháp di dân, lập ấp và lập đồn điền, đặt lại chế độ quân điền.
- Ngoại giao: Thần phục nhà Thanh, khước từ mọi tiếp xúc với các nước phương Tây.
b) So sánh điểm khác nhau trong chính sách ngoại giao của Nhà Nguyễn so với Quang Trung.
Nội dung Thời vua Quang Trung Thời Nguyễn
Kinh tế - Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
- “Mở cửa biên ải, thông chợ búa”, giao lưu buôn bán với các nước.
- Thợ thủ công, nông dân phải đóng thuế rất nặng.
- “Bế quan, tỏa cảng”, từ chối tiếp xúc với phương Tây.
Ngoại giao Đối với nhà Thanh: mềm dẽo nhưng kiên quyết. Thần phục nhà Thanh.
8 ý mỗi ý 0,25 đ tổng 2 điểm

 

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây